Thuốc Bổ Não Cerebrolysin - Liều Lượng Và Cách Sử Dụng

công dụng của thuốc Cerebrolysin

Cerebrolysin

Cerebrolysin

Đặt lịch

Cerebrolysin là một thuốc bổ não, thường dùng cho người bị thần kinh cấp hoặc thoái hóa thần kinh. Thuốc được điều chế ở dạng dung dịch tiêm tĩnh mạch cũng như tiêm truyền, có thể được dùng cho cả trẻ em và người lớn.

công dụng của thuốc Cerebrolysin
Thuốc bổ não Cerebrolysin giúp điều trị các vấn đề xảy ra ở não bộ như bệnh mất trí nhớ ở người già, thiếu máu não v.v…
  • Tên biệt dược: Cerebrolysin
  • Phân nhóm: Nhóm thuốc hướng tâm thần
  • Dạng bào chế: Dung dịch tiêm.

I- Thuốc bổ não Cerebrolysin và những thông tin chi tiết

1- Thành phần và công dụng của thuốc

Thuốc được điều chế bằng công nghệ sinh học từ thành phần chính là tinh chất Peptide từ não lợn. Trong đó, khoảng 15% trọng lượng khô của thuốc là các peptide có trọng lượng phân tử không quá 10KD và 85% còn lại là các acid amin. Cụ thể thì 1ml thuốc Cerebrolysin có chứa 212,2 mg tinh chất peptide từ não của lợn.

Chính vì vậy, Cerebrolysin là một nhóm thuốc thuộc nhóm dinh dưỡng thần kinh bao gồm các acid amin và peptide. Các thành phần này có hoạt tính sinh học cao, sẽ tác động lên não theo nhiều cơ chế khác nhau. Cụ thể bao gồm các tác dụng như sau:

  • Tăng cường và cải thiện quá trình chuyển hóa của các tế bào thần kinh, ngăn chặn hiện tượng nhiễm acid lactic gây ra bệnh thiếu oxy lên não hoặc thiếu máu não.
  • Điều chỉnh sự dẫn truyền synap thần kinh và từ đó cải thiện được hành vi, khả năng tập trung.
  • Các thành phần của thuốc có hiệu quả dinh dưỡng thần kinh tương tự như NGF, đồng nghĩa với việc mang đến những hiệu quả như: Tăng sự biệt hóa tế bào thần kinh, đảm bảo chức năng thần kinh, bảo vệ tế bào não khỏi những tổn thương do thiếu máu.

Theo đó, thuốc Cerebrolysin được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Sa sút trí tuệ: Bệnh Alzheimer (chứng mất trí nhớ ở người cao tuổi), bệnh sa sút trí tuệ do mạch não.
  • Đột quỵ: Thuốc được sử dụng trong pha cấp và phục hồi chức năng của tình trạng đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu não và xuất huyết máu não. Theo đó, Cerebrolysin là một loại thuốc tỏ ra hiệu quả trong việc ngăn ngừa vùng mô não bị hư hại xung quanh khu vực bị đột quỵ, bình thường hóa quá trình chuyển hóa tế bào thần kinh.
  • Chấn thương sọ não: Được dùng trong pha cấp và giai đoạn phục hồi chức năng, đặc biệt là sau những chấn động, đụng dập não hoặc sau các cuộc phẫu thuật về thần kinh.

Trong đó, các peptide có trong thuốc bổ não Cerebrolysin sẽ vượt qua “hàng rào” ở máu não trong 8h sau khi tiêm. Hoạt tính dinh dưỡng thần kinh sẽ có thể được phát hiện trong huyết thanh người bệnh. Điều này chứng tỏ Cerebrolysin có công hiệu kéo dài ngay cả sau khi được tiêm duy nhất 1 liều thuốc ở tĩnh mạch.

Tìm hiểu: Thuốc Nivalin điều trị suy giảm trí nhớ

2- Liều lượng và hướng dẫn sử dụng

Cerebrolysin sẽ thường được các bác sĩ tiêm truyền qua tĩnh mạch với liều lượng được khuyến cáo như sau:

Liều dùng Cerebrolysin mỗi ngày cho người trưởng thành:

  • Bệnh Alzheimer: Tiêm 5-10 ml
  • Bệnh sa sút trí tuệ do thiếu máu lên não: 5-10 ml
  • Đột quỵ trong cơn nguy cấp: 30ml
  • Phục hồi chức năng sau đột quỵ: 10ml
  • Chấn thương sọ não (trong cấp cứu): 30ml
  • Phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não: 10ml
  • Sau phẫu thuật thần kinh: 10ml.
liều lượng và cách dùng thuốc bổ não Cerebrolysin
Thuốc Cerebrolysin được tiêm trực tiếp qua đường tĩnh mạch hoặc tiêm truyền.

Liều dùng Cerebrolysin mỗi ngày cho trẻ em

Đối với các vấn đề về não bộ ở trẻ em, thuốc Cerebrolysin sẽ được dùng với mức là 0,1 – 0,2 ml/kg thể trọng của trẻ trong 24h.

Thời gian điều trị Cerebrolysin được khuyến cáo

Thông thường, thời gian điều trị sẽ là 4 tuần (chính xác là 28 ngày) cho một liệu trình và có thể tiêm nhắc lại sau 6 tháng người bệnh ngưng thuốc. Thời gian điều trị sẽ còn phụ thuộc vào phản ứng lâm sàng của bệnh nhân, tuổi tác và cũng như mức độ nặng nhẹ của những tổn thương ở não bộ.

Đối với những trường hợp nặng, người bệnh không được ngưng thuốc đột ngột mà phải duy trì điều trị bằng cách tiêm thuốc Cerebrolysin mỗi ngày 1 lần, mỗi 2 ngày tiêm 1 mũi.

Trường hợp bệnh nhân cần được tiêm truyền, bạn pha thuốc với 100ml dung dịch muối trong 20-60 phút. Lưu ý, không pha thuốc với các dung dịch có chứa acid amin.

3- Chống chỉ định

Thuốc bổ não Cerebrolysin chống chỉ định với những người có phản ứng quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc hoặc bị suy thận (nặng). Đồng thời, tình trạng động kinh hoặc động kinh mạnh, có tần suất cao thì sẽ không được sử dụng Cerebrolysin dưới bất cứ hình thức nào.

4- Dạng bào chế và hàm lượng của thuốc

Thuốc bổ não Cerebrolysin được bào chế và sản xuất ở dạng dung dịch tiêm truyền hoặc thuốc tiêm với các hàm lượng như sau: 1ml, 2ml, 5ml, 10ml, 20 ml.

Tham khảo thêm: Thuốc Aleucin 500mg điều trị tình trạng chóng mặt

II- Thuốc bổ não Cerebrolysin và những lưu ý

1- Thận trọng

Vì đây là một nhóm thuốc hướng thần kinh nên sẽ có thể mang đến những hậu quả nghiêm trọng nếu bạn không quan tâm những trường hợp cần hết sức thận trọng dưới đây:

  • Dị ứng với peptide hoặc các tá dược của Cerebrolysin.
  • Dị ứng với bất cứ tên thuốc, thức ăn, chất bảo quản nào khác.
  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú.
  • Đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe.
  • Đang dùng một số loại thuốc có thể gây ra phản ứng tương tác với Cerebrolysin.

Riêng với trường hợp phụ nữ đang mang thai, các bác sĩ cho rằng đối tượng này có thể sử dụng thuốc bổ não Cerebrolysin trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có các nghiên cứu đầy đủ để xác định những rủi ro khi dùng thuốc bổ não này trong khi bạn đang cho con bú.

Nếu không cẩn thận dùng thuốc quá liều, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra và khắc phục sớm.

2- Tác dụng phụ của thuốc

Cerebrolysin có khả năng dung nạp tốt, nhưng nếu tiêm quá nhanh thì có thể sẽ gây ra cảm giác nóng bên trong cơ thể người bệnh. Trong một số trường hợp, thuốc có thể mang đến những phản ứng nhạy cảm như ớn lạnh, nhức đầu hoặc tăng nhẹ thân nhiệt. Tuy nhiên, cho đến nay các cuộc khảo sát vẫn chưa ghi nhận trường hợp các phản ứng không mong muốn kéo dài, hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

tác dụng phụ của thuốc Cerebrolysin
Cerebrolysin có thể gây ra các tác dụng phụ như nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn v.v…

Phần lớn các tác dụng phụ của Cerebrolysin không cần phải chữa trị, nhưng bạn cũng cần thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện sau:

  • Tăng hoặc hạ huyết áp một cách thất thường.
  • Hay mệt mỏi, run tay chân, chóng mặt, nhiễm trùng hô hấp, ho khan.
  • Có những biểu hiện như bệnh trầm cảm.
  • Rối loạn tiêu hóa dẫn đến chán ăn, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn ói.
  • Thường có cảm giác nóng, đổ nhiều mồ hôi, choáng váng và thậm chí là bị đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim.

Bạn cũng cần biết là không phải bệnh nhân nào điều trị lâu dài với Cerebrolysin cũng sẽ gặp phải các tác dụng phụ trên.

Có thể bạn quan tâm: Thuốc Trihexyphenidyl có công dụng điều trị bệnh gì?

3- Tương tác thuốc

Các phản ứng của thuốc sẽ có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc, đồng thời gia tăng các tác dụng phụ. Trong đó, tiêm Cerebrolysin cùng với các thống chống trầm cảm hoặc IMAO có thể gây ra tình trạng tăng tích lũy thuốc. Vì vậy, nếu cần thiết phải dùng cùng lúc 2 loại thuốc này thì bệnh nhân cần giảm liều.

Cerebrolysin có thể làm giảm tác dụng của các dung dịch có chứa acid amin và ngược lại. Bệnh nhân cần hệ thống các loại thuốc mình đang dùng để bác sĩ có thể sớm loại bỏ hoặc giảm liều lượng các thuốc khác.

4- Bảo quản thuốc Cerebrolysin

Thuốc bổ não Cerebrolysin cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, xa tầm tay của trẻ em. Nhiệt độ phù hợp để bảo quản thuốc là 25 độ C và tránh sự chiếu sáng trực tiếp của ánh sáng mặt trời.

Phòng tắm, ngăn đá tủ lạnh là 2 nơi bạn tuyệt đối không đặt thuốc vào trong thời gian dài vì độ ẩm cao và nhiệt độ quá thấp so với mức cần thiết. Khi thuốc hết hạn sử dụng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách tiêu hủy thuốc an toàn cho môi trường.

Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ về thuốc bổ não Cerebrolysin ở trên đã có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc sử dụng. Để biết thêm chi tiết (ở mức độ chính xác cao), bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Thần kinh.

Có thể bạn quan tâm

  • Thuốc Sifrol: Tác dụng, liều dùng và những thông tin cần lưu ý
  • Thuốc Sertraline là thuốc gì?

Từ khóa » Tác Dụng Thuốc Cd10