Thuốc Chữa Nghẹt Mũi, Chảy Nước Mũi: Nên Hạn Chế Sử Dụng
Có thể bạn quan tâm
Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích trên, lớp niêm mạc mũi bị viêm, gây sưng, phù nề niêm mạc mũi, giảm lượng khí lưu thông, làm cho bạn cảm thấy khó thở. Việc sử dụng thuốc sẽ giúp thoát khỏi tình trạng khó chịu này. Tuy nhiên, sử dụng sao cho đúng vẫn còn là điều nhiều người quan tâm...
Các biện pháp điều trị
Một số biện pháp không dùng thuốc
Giữ ẩm cho mũi: Nên sử dụng máy phun hơi hoặc một máy tạo độ ẩm trong phòng, đặc biệt vào mùa đông để giúp làm ẩm không khí.
Sử dụng một bình xông hơi trong phòng hoặc dùng một bát nước sôi, thêm vào đó vài giọt menthol, camphor hoặc tinh dầu bạch đàn (eucalyptus), hít hơi nước bốc lên.
Uống nhiều nước sẽ giúp loãng dịch tiết mũi giúp bạn dễ thở hơn.
Sử dụng nước muối xịt mũi: nước muối có tác dụng diệt khuẩn đồng thời cũng giữ cho mũi không bị khô.
Đặt một chiếc khăn ẩm, ướt lên mặt có thể giúp bạn bớt khó chịu và dễ thở hơn.
Nên kê cao đầu khi ngủ cũng giúp dễ thở hơn.
Cảnh giác với tác dụng phụ của thuốc trị ngạt mũi.
Dùng thuốc điều trị nghẹt mũi, chảy nước mũi
Khi các biện pháp trên không hiệu quả, có thể dùng thuốc để làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Các thuốc điều trị nghẹt mũi hiện tại trên thị trường chủ yếu là các thuốc cường giao cảm dùng dưới dạng nhỏ mũi, xịt mũi như ephedrin, naphazolin, oxymetazolin, xylometazolin hoặc dùng dưới dạng uống như phenylpropanolamin và pseudoephedrin. Với cơ chế kích thích thụ thể alpha adrenergic ở niêm mạc mũi, thuốc làm co mạch, do vậy giảm phù nề, giảm thoát dịch, tăng thông khí ở mũi, giảm nghẹt mũi, giảm sung huyết mũi.
Đối với dạng uống (hấp thu toàn thân): Sau khi uống, thuốc cần được hấp thu vào hệ thống tuần hoàn, sau đó được phân bố đến khắp cơ thể. Chỉ khi thuốc được phân bố đến niêm mạc mũi, thuốc mới thể hiện tác dụng. Do vậy, khi dùng dạng uống, thời gian khởi phát tác dụng của thuốc thường chậm hơn, lượng thuốc sử dụng thường cao hơn, nguy cơ tác dụng không mong muốn thường nhiều hơn so với dạng tại chỗ.
Dạng tại chỗ (nhỏ mũi, xịt mũi): Đây là dạng thuốc tại chỗ, thuốc thể hiện tác dụng trước khi được hấp thu. Với dạng bào chế này, thuốc không cần hấp thu vẫn thể hiện tác dụng. Do hạn chế lượng thuốc được hấp thu, nguy cơ tác dụng không mong muốn của dạng này thường thấp hơn so với dạng uống. Thuốc được tiếp xúc với đích tác dụng nhanh hơn, lượng thuốc sử dụng ít hơn. Tuy nhiên, mặc dù là dạng thuốc tại chỗ, vẫn có một phần thuốc nhất định bị nuốt qua miệng và được hấp thu. Dạng nhỏ mũi có lượng thuốc bị nuốt nhiều hơn so với dạng xịt mũi. Do vậy, hiện nay, trên thị trường, phần lớn các chế phẩm điều trị nghẹt mũi, chảy nước mũi thường được bào chế dưới dạng xịt mũi.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc
Sự khác biệt giữa các thuốc trong nhóm: Sự khác biệt chính giữa các thuốc trong nhóm không phải do hiệu quả tác dụng mà là do nguy cơ tác dụng không mong muốn. Với cơ chế chính kích thích α1 adrenergic, các thuốc có hiệu quả giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi như nhau. Tuy nhiên, do sự khác biệt về tính chọn lọc trên thụ thể α1, các thuốc có nguy cơ tác dụng không mong muốn khác nhau. Trong đó, tính chọn lọc tăng dần theo thứ tự phenylpropanolamin < pseudo-ephedrin < naphazolin < xylometazolin, oxymetazolin.
Xylometazolin, oxymetazolin được coi là các thuốc có tính chọn lọc trên thụ thể α1 cao nhất so với các thuốc khác trong nhóm, do vậy, nguy cơ tác dụng không mong muốn thấp nhất. Phenylpropanolamin có tính chọn lọc kém nhất. Mới đây, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ra thông báo ngừng cấp phép đăng ký cho các chế phẩm sử dụng phenylpropanolamin trong các chế phẩm điều trị cảm lạnh với mục đích giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi do nguy cơ tim mạch.
Lưu ý đến tác dụng phụ của thuốc: Mặc dù được xếp vào nhóm OTC (nhóm thuốc không cần kê đơn) trong điều trị nghẹt mũi, chảy nước mũi, các thuốc cường giao cảm (kích thích α1 adrenergic) này là nhóm thuốc có rất nhiều nguy cơ tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, đặc biệt là nguy cơ trên tim mạch nếu người dùng không lựa chọn đúng hoặc sử dụng bừa bãi. Do tính không chọn lọc trên thụ thể α1, việc kích thích các thụ thể khác của hệ adrenergic có thể gây một số tác dụng không mong muốn như nhức đầu, hồi hộp, kích động, lo lắng, do nguy cơ kích thích thụ thể ß, thuốc có thể gây nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng nhãn áp, do nguy cơ tăng phân hủy glycogen thuốc có thể gây tăng đường huyết, rối loạn lipid máu... Thuốc chống chỉ định cho một số đối tượng như trẻ em dưới 6 tuổi, bệnh nhân tim mạch, tăng huyết áp, bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, bí tiểu, bệnh glaucoma. Do vậy, nếu phải sử dụng, nên chọn các thuốc dạng tại chỗ để hạn chế lượng thuốc hấp thu toàn thân, nên chọn các thuốc có tính chọn lọc trên thụ thể α1 để hạn chế nguy cơ tác dụng không mong muốn.
Lưu ý khi sử dụng thuốc kéo dài có nguy cơ quen thuốc và hiện tượng sung huyết hồi ứng, viêm mũi do thuốc sau khi ngừng thuốc. Do vậy, không nên sử dụng thuốc kéo dài quá 3 ngày.
Mặc dù là thuốc OTC nhưng các thuốc này không an toàn như nhiều người vẫn nghĩ. Hơn nữa, thuốc chỉ giảm triệu chứng chứ không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh, vì vậy, nên hạn chế dùng.
Từ khóa » Chảy Nước Mũi Uống Thuốc Gì
-
Sổ Mũi Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi, Giảm Nhanh Các Triệu Chứng Khó ...
-
Bí Quyết Trị Cảm Cúm Hắt Hơi Sổ Mũi Tai Nhà - Hapacol
-
Chảy Nước Mũi Do Cảm Lạnh: Con Bạn Có Cần Dùng Kháng Sinh ...
-
Top 7+ Loại Thuốc Trị Nghẹt Mũi, Sổ Mũi Nhanh Chóng, An Toàn, Hiệu Quả
-
Chữa Chảy Nước Mũi, Nghẹt Mũi, Ho… Mà Không Cần Dùng Tới Thuốc ...
-
Ngạt Mũi Và Chảy Mũi - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - Cẩm Nang MSD
-
Top 10 Thuốc Sổ Mũi [HIỆU QUẢ NHANH] Nhiều Người Sử Dụng
-
Làm Sao để Ngưng Chảy Nước Mũi - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
9 Cách Làm Ngưng Chảy Nước Mũi Hiệu Quả!
-
Hắt Hơi Sổ Mũi Uống Thuốc Gì? | Omi Pharma
-
Điều Trị Chảy Nước Mũi Không Dùng Thuốc Thật Dễ Dàng Và Nhanh ...
-
Chảy Nước Mũi - Nguyên Nhân Và Mẹo Chữa Hiệu Quả
-
Các Loại Thuốc Sổ Mũi Cho Người Lớn Tốt Nhất 2022
-
Viêm Mũi Nên Uống Thuốc Gì? Dùng Thuốc Không đúng Cách