Thuốc Cố Sáp Là Gì? Công Dụng Và Một Số Vị Thuốc Thường Dùng

Nhà Thuốc Ngọc Anh – Chủ đề: Thuốc cố sáp

Nguồn sách: Dược lý dược cổ truyền – BSCKI. Nguyễn Tiên Dũng. Biên tập – Bác Sĩ. Nguyễn Tiến Dũng.

Đại cương

Thuốc có công năng chính là thu liễm cố sáp, dùng điều trị chứng hoạt thoát được gọi là thuốc cố sáp. Thuốc thuộc nhóm này chủ yếu quy vào các kinh phế, tỳ, thận, đại tràng. Thường có vị chua, chát, công năng liễm hãn, chỉ tả, cố tinh, sáp niệu, chỉ huyểt, chỉ đới, chỉ khái, được dùng để trị chứng khí, huyết, tân dịch hoạt thoát hao tán. Thuốc cố sáp được chia thành ba loại sau: thuốc cố biểu chỉ hãn, thuốc liễm phế sáp trường, thuốc cố tinh sáp niệu, chỉ đới. Các thuốc thường dùng bao gồm: ngũ vị tử, ma hoàng căn, ô mai, kha tử, thạch lựu bì, nhục đậu khấu, xích thạch chi, sơn thù du, phúc bồn tử, tang phiêu tiêu… phương thuốc thường dùng: Tứ thần hoàn.

Chứng hoạt thoát thường do bệnh mạn tính hoặc cơ thể hư nhược, chính khí bất cố, dẫn đến suy giảm chức năng tạng phủ. Ví dụ, khí hư gây tự hãn, âm hư dẫn đến đạo hãn, tỳ thận âm hư dẫn tới tả lị lâu ngày; thận hư dẫn tới di tinh, hoạt tinh, di niệu, tiểu nhiều lần; xung nhâm bất cố dẫn tới băng lậu, hạ huyết; phế thận hư dẫn tới ho lâu ngày hư suyễn. Thuốc cố sáp chủ yếu có các tác dụng:

Làm săn se

Thuốc thuộc nhóm cố sáp như ngũ vị tử, sơn thù du, kha tử, thạch lựu bì..đều có chứa tannin và acid hữu cơ; các loại thuốc khoáng vật như phèn chua, xích thạch chi… có chứa các muối vô cơ, các thành phần này có tác dụng làm săn se rõ rệt. Khi tiếp xúc với bề mặt vết thương, niêm mạc, vết loét… gây kết tủa, đông vón protein, tạo thành một lóp bảo vệ trên bề mặt mô, giảm sự mất dịch thể và huyết tương và giảm kích ứng vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Tannin có thể gây đông vón protein trong máu, chặn các mạch máu nhỏ và giúp cầm máu cục bộ. Tannin kết hợp với protein trong các tế bào tiết như tuyến mồ hôi, tuyến tiêu hóa, cơ quan sinh sản… để làm biến tính hoặc đông tụ protein tế bào trên bề mặt của tuyến, do đó thay đổi chức năng tế bào để giảm tiết tuyến và giữ cho niêm mạc khô.

Xem thêm: Thuốc giải biểu: Tổng quan tác dụng như thế nào?

Kháng khuẩn

Các vị thuốc trong nhóm chứa tanin và acid hữu cơ đều thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh như ngũ vị từ, sơn thù du, thạch lựu bì, ô mai… có tác dụng ức chế Staphylococcus aureus, Streptococcus sp., Salmonella typhi, Shigella sp., Pseudomonas aeruginosa, nấm hoặc một số ký sinh trùng, cắn chiết ethanol của ngũ vị tử có tác dụng kháng khuẩn tương đối mạnh đối với Pseudomonas aeruginosa.

Cầm tiêu chảy

Kha tử, thạch lựu bì, nhục đậu khấu, kim anh tử, xích thạch chi… có tác dụng cầm tiêu chảy rõ rệt; tác dụng thu liễm có thể làm giảm sự kích thích lên đám rối thần kinh ruột, do đó, làm giảm nhu động ruột mà cầm tiêu chảy hiệu quả. Xích thạch chi sau khi dùng bằng đường uống, được hấp phụ vào niêm mạc dạ dày ruột nhờ đó phát huy tác dụng bảo vệ; ngoài ra còn có thể hấp phụ vi khuẩn, độc tố và các chất chuyển hóa của chúng nên làm giảm kích thích lên ruột.

Tóm lại, các công năng chỉ tả, chỉ huyết, liễm hãn, cố tinh chỉ đới có liên quan đến các tác dụng làm săn se, kháng khuẩn, cầm tiêu chảy của thuốc cố sáp. Tuy nhiên các nghiên cứu về tác dụng của thuốc cố sáp vẫn chưa đầy đủ, cần căn cứ vào các phương diện sinh lý bệnh của tự hãn, di tinh, di niệu, đới hạ, cũng như các tuyến, cơ quan, hóa học tổ chức, hình thái tổ chức để tiến hành các nghiên cứu sâu hơn, để từ đó lấm sáng tỏ một cách sâu sắc nội hàm khoa học của công năng “thu liễm cố sáp”.

Một số vị thuốc thường dùng

  • Ngũ vị tử

Là quả chín phơi hoặc sấy khô của cây ngũ vị bắc Schisandra chinensis (Turcz.) Baill, họ Ngũ vị (Schisandraceae). Ngũ vị tử có chứa các nhóm hợp chất như: lignin, tinh dâu, acid hữu cơ, vitamin, triterpenoid, sesquiterpen, polysaccharide… Trong đó nhóm lignan bao gồm schisandrin, schisandrin A, deoxyschisandrin, schisandrin B, Ỵ- schisandrin, schisandrin c, schisandrol A, schisandrol B, schisantherin A, schisantherin B, gomisin A…

Ngũ vị tử có vị chua, ngọt, tính ấm, quy kinh phế, tâm, thận, có công năng liễm phế tư thận, sinh tân liễm hãn, sáp tinh chỉ tả, tĩnh tâm an thần. “Sáp năng cố thoát” nên vị thuốc thường được dùng để trị các chứng hoạt thoát, như ho lâu ngày, hư suyễn, di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, tiêu chảy lâu ngày không cầm, tự hãn, đạo hãn.. Ngoài ra, ngũ vị tử còn có công năng ích khí, bổ thận, tĩnh tâm. Ngũ vị tử có các tác dụng dược lý sau:

  • Tác dụng lên hệ TKTW: cắn chiết ethanol ngũ vị tử có tác dụng an thần, làm giảm hoạt động tự phát ở chuột nhắt và có tác dụng hiệp đồng với natri pentobarbital, đối kháng với tác dụng kích thích TKTW của amphetamin. Schisandrin A, B, c, c, B và E làm giảm hoạt động tự phát của chuột nhắt, kéo dài thời gian ngủ ở chuột nhắt do natri pentobarbital hoặc natri thiobarbital. Schisandrin có tác dụng cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ ở chuột do scopolamin, làm tăng sự tập trung và khả năng phối hợp tinh tế ở người.
  • Tác dụng trên hệ tim mạch: bột ngũ vị tử làm tăng chức năng tim của thỏ, giãn mạch máu, hạ huyết áp, tăng hàm lượng RNA trong tế bào cơ tim, tăng hoạt tính của ATP, ALP, tăng chuyển hóa ở tế bào cơ tim, cải thiện dinh dưỡng và chức năng của cơ tim. Dịch chiết nước ngũ vị từ làm giảm lực co bóp của tim, làm chậm nhịp tim và giảm tiêu thụ oxy của cơ tim. Schisandrin làm giảm sự co thắt của các động mạch mạc treo của chó cô lập do PGF2a và CaCk, làm tăng lưu lượng mạch vành tim chuột lang bị cô lập và chó gây mê.
  • Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: nước sắc ngũ vị tử làm giảm hàm lượng mucopolysacharid trung tính và acid mucopolysaccarid trong mạch, khí quản cùa chuột, có tác dụng tiêu đàm, trừ ho. cắn chiết ethanol ngũ vị tử làm tăng hàm ìượng RNA ừong tế bào biểu mô phế quản của chuột viêm phế quản mạn thủi và tăng cường chức năng của các tế bào biểu mô phế quản. Schisandrin làm tăng chức năng hô hấp của thỏ và chuột cống trắng, đối kháng tác dụng ức chế hô hấp của morphin.
  • Bảo vệ gan: cắn chiết ethanol ngũ vị tử có tác dụng bảo vệ gan động vật thí nghiệm trên các mô hình gây nhiễm độc gan do ecu, thioacetamid (TAA), acetaminophen, chống xơ hóa gan, đồng thời làm giảm hoạt tính ALT. Schisandrin B làm giảm hàm lượng ALT và AST trong huyết thanh.

Schisandrin A, B và c làm tăng hoạt tính của microsome cytochrom P-450 trên chuột nhắt và chuột cống trắng, tăng giải độc của gan và thúc đẩy sinh tổng họp protein và glycogen trong gan. Polysaccharid ngũ vị tử làm tăng hoạt tính của các enzym: SOD, GSH-Px, catalase làm giảm hàm lượng MDA và giảm nhẹ tổn thương tế bào gan do các gốc tự do, cải thiện tỷ lệ sống của tế bào gan.

Bifendate (DDB) là một sản phẩm trung gian trong quá trình sinh tổng hợp schisandrin c, có thể làm giảm tổn thương bệnh lý gan do CCL ở chuột cống, làm giảm nồng độ ALT và AST huyết thanh, tăng hoạt độ cytochrom P-450 của gan và tăng cường chức năng giải độc gan. DDB có sinh khả dụng thấp, nhưng hoạt tính sinh học cao. Viên bifendate được sử dụng trên lâm sàng để điều trị viêm gan mạn tính, có tác dụng bảo vệ gan và giảm hàm lượng ALT rõ rệt. DDB có khả năng ngăn ngừa và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan, gây ra sự biệt hóa tế bào khối u và kích hoạt quá trình chết theo chương trinh.

  • Tác dụng trên hệ tiêu hóa: schisandrol B và schisandrin tiêm tĩnh mạch có tác dụng ức chế nhu động dạ dày ở chuột cống, ức chế tăng nhu động dạ dày do pilocarpin, táng bài tiết dịch mật ở chuột. Schisandrin A có tác dụng ức chế bài tiết dịch vị trong các mô hình gây loét dạ dày như ngâm nước lạnh, thắt ống môn vị, tác nhân aspirin và histamin; làm giảm độ acid dạ dày và thúc đẩy quá trình lành vết loét. Gomisin A và deoxyschisandrin có tác dụng ức chế loét do căng thẳng ở chuột.
  • Chống lão hóa: polysaccarid ngũ vị tử làm giảm đáng kể hàm lượng lipoperoxid ở chuột già, giảm tác hại của lipoperoxid đến các mô hoặc tế bào, tăng hoạt tính SOD huyết thanh, tăng khả năng chống gốc tự do, biểu hiện tác dụng chống lão hóa. Polysaccarid ngũ vị tử kích thích sự phát triển của các tế bào tế bào thần kinh não bị lão hóa thực nghiệm ở chuột nhắt và khôi phục chức năng của các tế bào thần kinh não đã, đang bị thoái hóa.
  • Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch: nhũ tương dầu ngũ vị tử tăng tổng hợp DNA của tế bào lympho và tăng sản xuất lymphoblast. Polysacarid thô của ngũ vị tử có tác dụng ức chế giảm bạch cầu máu ngoại biên ở chuột do cyclophosphamid gây ra, làm tăng trọng lượng của tuyến ức và lá lách ở chuột bình thường, làm tăng đáng kể tỷ lệ thực bào và chỉ số thực bào của đại thực bào phúc mạc, tăng tế bào đại thực bào, thúc đẩy sự biến đổi tế bào lympho. Schisandrol làm tăng khả năng ức chế miễn dịch của hormon vỏ thượng thận, chống thải ghép.

Tóm lại, công năng thu sáp của ngũ vị tử có liên quan đến tác dụng như chống ho, tiêu đàm và tác dụng điều tiết 2 chiều trên đường tiêu hóa. Đây là cơ sở khoa học trong việc sử dụng ngũ vị tử để điều trị ho mạn tính, hen suyễn và tiêu chảy mạn tính; Ngoài ra, trên lâm sàng, ngũ vị tử thường được sử dụng để điều trị di tinh, di niệu, tự hãn, đạo hãn… Tuy nhiên, các nghiên cứu ở góc độ này còn hạn chế. Với công năng sinh tân liễm hãn, bổ thận tĩnh tâm, vói các chủ trị liên quan đến tác dụng trên hệ TKTW, chống lão hóa và hệ miễn dịch. Các tác dụng dược lý trên là cơ sở dược lý để điều trị chứng tim đập nhanh, mất ngủ và hay ngủ mơ. Hiện nay, ngũ vị tử thường được dùng để điều trị viêm gan mạn tính và suy nhược thần kinh trên lâm sàng. Các thành phần có hoạt tính của ngũ vị tử là polysacarid, schisandrin, schisandrin A, schisandrin B, schisandrin c, schisandrol A, schisandrol B, schisantherain A, schisantherain B và gomisin A là những hoạt chất quan trọng quyết định tác dụng dược lý của ngũ vị tử.

  • Sơn thù du

Là quả chửi đã phơi hay sấy khô, bỏ hạt của cây sơn thù du Cornus officinalis Sieb.et Zucc., họ Thù du (Comaceae). Thành phần hóa học chính là comin (verbenalin),

morronisid, loganin, swerosid, comusid, acid tannic, ursolic acid, acid gallic, acid malic, acid tartaric, acid oleanolic và vitamin A, cũng như nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Sơn thù du có vị chua, chát, tính hơi ấm, quy kinh can, thận, có công năng bổ can thận, thu liễm cố sáp. Được dùng trong các trường họrp chóng mặt, ù tai, đau lưng, gối, liệt dương, di tinh, di niệu, băng lậu đới hạ, đại hãn không cầm, nội nhiệt tiêu khát. Ngoài công năng thu liễm cố sáp như đã được mô tả trên đây, vị thuốc còn có tác dụng bổ can, thận và các tác dụng này hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Sơn thù du có các tác dụng dược lý sau:

  • Hạ đường huyết: cắn chiết ethanol sơn thù du làm hạ đường huyết trên mô hình tăng đường huyết thực nghiệm do adrenalin, alloxan, sulfasalazin và streptozotocin (STZ) gây ra ở chuột, làm giảm độ nhớt của máu và chống kết tập tiểu cầu. Acid ursolic và acid oleanolic cải thiện khả năng dung nạp glucose của chuột, bảo vệ các tế bào beta đảo tụy, tăng tổng hợp glycogen ở gan, từ đó hạ đường huyết. Thành phần iridoid glycosid ức chế sự hình thành các sản phẩm cuối của quá trình đường hóa ở vỏ thận ở chuột mắc bệnh tiểu đường, làm giảm mức độ biểu hiện của thụ thể mRNA và làm giảm biến chứng bệnh thận. Iridoid glycosid cũng làm giảm đáng kể các biến chứng mạch máu ở chuột mắc bệnh đái tháo đường.
  • Tác dụng trên hệ tim mạch: sơn thù du dùng đường tiêm tăng lực co bóp cơ tim của thỏ khi bị sốc do xuất huyết, tăng cung lượng tim, tăng huyết áp, làm giãn mạch máu ngoại biên, cải thiện vi tuần hoàn và kéo dài thời gian sống của động vật. Loganin làm tăng huyết áp ở thỏ sốc xuất huyết và cải thiện lưu lượng máu thận. Sơn thù du còn ức chế kết tập tiểu cầu ở thỏ và ức chế hình thành huyết khối do ADP, AA vậ collagen. Các acid hữu cợ sơn thù du có thể ức chế rối loạn nhịp tim do aconitin gây ra.
  • Chổng oxy hóa, chống lão hỏa: dịch chiết nước sơn thù du làm tăng đáng kể hoạt tính của SOD trong hồng cầụ chuột và làm giảm hàm lượng lipoperoxid huyết thanh. Thảnh phần pọlysacarid, acid ursolic và loganin có khả năng chống oxy hóa tốt, làm giảm hàm lượng lipid peroxide trong các mô gan yà não, và loại bỏ các gốc tự do. Sơn thù du có tác dụng chống lão hóa rộ, làm tăng hàm lượng huyết sắc tố (Hb) ở chuột, tăng cường khả năng chống lại sự mệt mỏi, thiếu oxy yà tăng cường trí nhớ của chuột.
  • Điều hòa miễn dịch: dịch chiết nước dơn thù du làm tăng tỷ lệ thực bào, chỉ số thực bào và chỉ số lách của đại thực bào phúc mạc chuột, thúc đẩy chức năng thực bào của đại thực bào và tăng hàm lượng IgG và IgM trong huyết thanh chuột. Dịch chiết nước sơn thù du ức chế phản ứng quá mẫn chậm ở chuột gây ra bởi các tế bào hồng cầu cừu (SRBC) và 2, 4-dinitrochlorobenzen (DNCB), ức chế hoạt hóa tế bào lympho T và giải phóng lymphokin. Sơn thù du ức chế sự biến đổi tế bào lympho ỉn vivoin vitro, ức chế sự tăng sinh tế bào tiêu diệt (tế bào LAK) và sản xuất IL-2 và ức chế phản ứng tế bào lympho hỗn hợp (MLR) ở chuột và người. Thành phần polysacarid có thể làm tăng tốc độ biến đổi tế bào lympho ở chuột, thúc đẩy sự hình thành các mảng tan máu, kích hoạt các tế bào NK, cải thiện hoạt động đại thực bào, thúc đẩy IL-1, IL-2, thúc đẩy bài tiết yếu tố hoại tử khối u (TNF) và y-IFN.

Tóm lại, công năng bô can, thận của sơn thù du chù yếu liên quan đến tác dụng chống loạn nhịp tim, hạ đường huyêt, bảo vệ gan, chống oxy hóa, chống lão hóa, điều hòa miễn dịch. Trên lâm sàng, hiện nay sơn thù du được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu về tác dụng dược lý liên quan đến công năng thu liễm của sơn thù du còn hạn chế. Thành phần hoạt chất chính của sơn thù du là polysacarid, acid ursolic, acid oleanolic và loganin.

Một số phương thuốc thường dùng

  • Tứ thần hoàn

Tứ thần hoàn có xuất xứ từ “Phổ tế bản thư phương” gồm nhục đậu khấu 60g, bổ cốt chi 120g, ngũ vị tử 60g và ngô thù du 30g. Công năng ôn bổ tỳ thận, sáp trường chỉ tả, chủ trị thận dương bất túc dẫn tới tiết tả, đầy bụng, sôi bụng, ngũ canh tả, ăn ít, tiêu hóa kém, tiêu chảy lâu ngày, mặt vàng tứ chi lanh. Tứ thần hoàn có các tác dụng dược lý sau:

  • Tác dụng trên hệ tiêu hỏa: làm giảm nhu động cơ trơn của đường tiêu hóa, giảm co thắt ruột, giảm biên độ co bóp vả làm chậm tần số co bóp, đối kháng với tác dụng gây co thắt cơ trơn ruột của acetylcholin và bari clorid; làm giãn cơ trơn đường tiêu hoá một cách trực tiếp, ức chế nhu động ruột, làm giảm tỷ lệ chuột tiêu chảy trên mô hỉnh gây tiêu chảy do đại hoàng và dầu thầu dầu, làm giảm đáng kể mức độ tiêu chảy, ức chế bromipismin gây tăng lực tống của ruột non ở chuột, đồng thời giảm nhu động ở ruột non chuột bình thường.
  • Tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, tăng bài tiết mật, điều hòa chuyển hóa đường, ức chế các vi sinh vật gây bệnh khác nhau, và cũng có tác dụng thu liễm và an thần.

Tóm lại, công năng sáp trường chỉ tả của Tứ thần hoàn có liên quan đến tác dụng ức chế nhu động cơ trơn đường tiêu hóa và cầm tiêu chảy. Đây là cơ sở khoa học sử dụng Tứ thần hoàn để điều trị chứng ngũ canh tả, kém ăn, tiêu hoá kém, tiêu chảy kéo dài. Trên lâm sàng, phương thuốc thường được sử dụng để điều trị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, tiểu đường kết hợp với tiêu chảy, phân có nhầy mỡ.

Từ khóa » Các Vị Thuốc Thu Liễm