Thuốc Corticoid: Tác Dụng, Cách Dùng Và Những Lưu ý Khi Sử Dụng
Có thể bạn quan tâm
Thuốc Corticoid là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh. Vậy thuốc Corticoid có tác dụng gì, sử dụng như thế nào và cần lưu ý gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về loại thuốc phổ biến này.
5/5 - (230 bình chọn)- 1. Thuốc Corticoid là gì?
- 2. Dạng bào chế và phân loại
- 2.1. Corticoid được bào chế dưới những dạng nào?
- 2.2. Phân loại Corticoid
- 2.3. Corticoid có trong những loại thuốc nào?
- 3. Công dụng Corticoid
- 4. Thuốc corticoid trị bệnh gì?
- 5. Liều dùng và đối tượng sử dụng
- 5.1. Liều dùng thuốc corticoid cho người lớn
- 5.1.1. Đối với betamethasone
- 5.1.2. Đối với budesonit
- 5.1.3. Đối với cortisone
- 5.1.4. Đối với dexamethasone
- 5.1.5. Đối với hydrocortisone
- 5.1.6. Đối với methylprednisolone
- 5.1.7. Đối với prednisolone
- 5.1.8. Đối với prednisone
- 5.1.9. Đối với triamcinolone
- 5.2. Liều dùng thuốc corticoid cho trẻ em
- 5.1. Liều dùng thuốc corticoid cho người lớn
- 6. Tác dụng phụ
- 7. Cách sử dụng corticoid
- 7.1. Với thuốc dạng uống (viên, siro…)
- 7.2. Với corticoid dạng bôi
- 7.3. Với corticoid dạng hít
- 8. Tương tác thuốc
- 9. Mua thuốc corticoid ở đâu?
- 6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Corticoid
1. Thuốc Corticoid là gì?
Corticoid (Corticosteroid) hay còn gọi là Glucocorticosteroid là một nhóm các chất hóa học bao gồm các hormone steroid được sản xuất từ vỏ thượng thận của động vật có xương sống và các chất tổng hợp tương tự các hormone đó.
Corticosteroid được biết đến đầu tiên vào năm 1944. Sau đó, thuốc được nghiên cứu và đưa vào thương mại từ những năm 1980. Đến nay, loại thuốc này đã được sử dụng trong điều trị rất nhiều bệnh lý.
Thuốc corticoid hoạt động theo cơ chế đi vào cơ thể và được hấp thụ trong máu. Lúc này, 90% glu-corticoid gắn với protein huyết tương và gây tác dụng dược lý tại các cơ quan đồng thời tác động lên các tuyến như tuyến dưới đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận.
2. Dạng bào chế và phân loại
2.1. Corticoid được bào chế dưới những dạng nào?
Thuốc corticoid trên thị trường được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như:
- Corticoid uống, bào chế theo dạng viên nang, viên nén…
- Thuốc corticoid dạng tiêm. Thuốc tiêm corticoid này được tiêm trực tiếp vào trong mạch máu, trong khớp, cơ.
- Thuốc corticoid dạng hít qua miệng
- Thuốc corticoid xịt mũi
- Dạng dung dịch dùng với máy khí dung
- Thuốc corticoid bôi ngoài da, dạng kem, gel, thuốc mỡ…, có thể nhỏ mắt, mũi, tai…
2.2. Phân loại Corticoid
Các corticosteroid tự nhiên, hydrocortisone (Cotef) và cortisone được sản xuất chủ yếu từ tuyến thượng thận và được phân loại thành 2 nhóm chính:
- Glucocorticoids (chống viêm): giúp ức chế viêm, miễn dịch và phân hủy chất béo, carbonhydrate và protein.
- Mineralocorticoids (giữ muối): cân bằng tỉ lệ muối và nước trong cơ thể.
2.3. Corticoid có trong những loại thuốc nào?
Nhóm thuốc có chứa corticoid thường chứa các thành phần như hydrocortisone, prednisolone, methylprednisolone, prednisone, fluocinolone, triamcinolone, betamethasone, dexamethasone…
Để biết cách nhận biết loại thuốc nào có chứa corticoid, bạn có thể chú ý đuôi thành phần, thông thường sẽ kết thúc bằng chữ “sone” (“son”) hoặc “olone” (“olon”). Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ như budesonide. Do vậy cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Một số thuốc corticoid trên thị trường:
- Thuốc Medrol có chứa thành phần methylprednisolone
- Thuốc Fucicort có chứa thành phần betamethasone
- Thuốc điều trị bệnh hen symbricort chứa thành phần budesonide
- Thuốc Flucinar chứa thành phần fluocinolone
- Thuốc nhỏ mắt polydexa chứa thành phần dexamethasone…
3. Công dụng Corticoid
Cơ thể của bạn sẽ sản xuất một số hormone như cortisone cần thiết để duy trì sức khỏe. Nếu cơ thể không sản sinh đủ, các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn để bù đắp sự khác biệt.
Trong điều trị bệnh, Corticoid được sử dụng với ba tác dụng chính là chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Corticoid tác dụng trên nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình viêm do mọi nguyên nhân gây ra (cơ học, hóa học, miễn dịch và nhiễm khuẩn).
4. Thuốc corticoid trị bệnh gì?
Tác dụng chính của corticoid được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Cụ thể:
- Điều trị thay thế khi vỏ thượng thận không tiết đủ hormone
- Điều trị các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, thấp tim,…
- Điều trị dị ứng, sốc phản vệ và các bệnh liên quan đến phản ứng dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, bệnh lý ngoài da như eczema, vảy nến, phát ban, mề đay, kích ứng nhẹ do côn trùng đốt,..
- Dùng trong phẫu thuật cấy ghép cơ quan để chống phản ứng loại mảnh ghép của cơ thể
- Điều trị viêm cơ, viêm quanh khớp vai, viêm da, viêm gân.
- Các cơn gout cấp
- Buồn nôn và nôn: corticoid đường uống có thể sử dụng cùng với các thuốc khác để dự phòng buồn nôn và nôn do thuốc điều trị ung thư.
- Các bệnh về đại tràng như viêm đại tràng, viêm loét đại tràng và bệnh Crohn
Việc sử dụng Corticoid trong điều trị phải theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
5. Liều dùng và đối tượng sử dụng
5.1. Liều dùng thuốc corticoid cho người lớn
5.1.1. Đối với betamethasone
- Dạng liều uống (siro, thuốc viên, viên sủi): 0,5 – 5,0 mg/ngày.
- Dạng liều tiêm: 4-8 mg/ngày.
5.1.2. Đối với budesonit
- Dạng liều uống dài ngày: 9mg mỗi ngày trong 8 tuần đầu sau đó thể giảm xuống còn 6mg.
- Uống vào buổi sáng trước khi ăn
5.1.3. Đối với cortisone
- Dạng liều uống (viên nén): 25 – 300 mg/ngày
- Dạng liều tiêm: 20 – 300 mg/ngày, tiêm vào cơ.
5.1.4. Đối với dexamethasone
- Dạng liều uống (dung dịch uống, thuốc viên): 0,5 – 9 mg/ngày chia làm 2-4 lần/ngày.
- Dạng liều tiêm: 0,8-1,6 mg hoặc có thể lên đến 16 mg tuỳ theo tình trạng viêm, tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch.
5.1.5. Đối với hydrocortisone
- Dạng liều uống (thuốc uống, thuốc viên): 0,6 mg/kg/ngày chia làm 2-3 lần
- Dạng liều tiêm: 5-500mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch hay dưới da.
5.1.6. Đối với methylprednisolone
- Dạng liều uống (viên nén): 4 – 160 mg/ngày
- Dạng liều tiêm: 4 – 160 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch thường xuyên khi cần thiết.
5.1.7. Đối với prednisolone
- Dạng liều uống (dung dịch uống, siro, viên nén): 2 – 60 mg/ngày
- Dạng liều tiêm: 10 – 80 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch thường xuyên khi cần thiết.
5.1.8. Đối với prednisone
- Dạng liều uống (dung dịch uống, siro, viên nén): 50 – 60mg/ngày
5.1.9. Đối với triamcinolone
- Dạng liều uống (siro, viên nén): 4 – 48 mg/ngày.
- Dạng liều tiêm: 0,5 – 100 mg tiêm vào khớp, tổn thương hoặc cơ hay dưới da nếu cần thiết.
5.2. Liều dùng thuốc corticoid cho trẻ em
Việc dùng corticoid cho trẻ em phải rất thận trọng để hạn chế tác dụng phụ. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc.
6. Tác dụng phụ
Việc sử dụng thuốc corticoid trong thời gian ngắn từ 1-2 tuần đầu thường không gây tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc gặp phải những tác dụng phụ nhẹ như kích ứng dạ dày, khó ngủ.
Tuy nhiên khi sử dụng trong thời gian dài hoặc dùng đợt ngắn nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần dễ gặp phải các tác dụng phụ như: Khi dùng Corticoid (Corticosteroid), người bệnh cần cẩn trọng vì thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như:
- Trên tiêu hóa, gây đau thượng vị, loét dạ dày tá tràng, viêm tụy
- Trên da: ban đỏ, teo da, chậm liền sẹo, mụn trứng cá,
- Có thể gây mất ngủ, rối loạn tâm thần
- Rối loạn chuyển hóa: tăng đường máu hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường, tăng lipid máu
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng, khởi phát nhiễm trùng tiềm tàng
- Gây phù, tăng huyết áp do giữ natri và nước
- Ảnh hưởng tới thị giác: gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…
- Gây loãng xương khi sử dụng Corticoid trong thời gian dài. Hoặc xuất hiện teo cơ, loạn dưỡng cơ.
- Chậm lớn ở trẻ nhỏ
- Hội chứng cushing (hiện tượng mặt tròn như mặt trăng, lắng đọng mỡ ở vùng cổ, lưng trong khi tay chân teo nhỏ)
- Kìm hãm hoạt động của tuyến thượng thận, không duy trì chức năng bài tiết hormone bình thường.
7. Cách sử dụng corticoid
7.1. Với thuốc dạng uống (viên, siro…)
– Nên sử dụng với thức ăn để hạn chế kích ứng dạ dày
– Không tự ý ngừng thuốc đột ngột nếu đã dùng corticoid trong thời gian dài
– Nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn giảm liều thuốc trước khi ngừng hẳn.
7.2. Với corticoid dạng bôi
– Chỉ dùng một lượng vừa đủ để bao phủ một lớp mỏng lên vùng da bị bệnh
– Hạn chế bôi nhiều dẫn tới tác dụng phụ
– Tránh bôi vào vùng da bị trầy xước, vết thương hở
7.3. Với corticoid dạng hít
Đọc kĩ hướng dẫn, thực hiện đúng kỹ thuật xịt, hít và súc miệng sau khi dùng thuốc tránh tác dụng phụ như nấm miệng, khan giọng…
8. Tương tác thuốc
Thuốc corticoid có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang sử dụng hoặc gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Corticoid có thể làm giảm khả năng đề kháng với nhiễm trùng. Vì vậy ngay khi có dấu hiệu nhiễm trùng như đau họng, sốt, hắt hơi hoặc ho, bạn nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn.
Để tránh tình trạng tương tác thuốc, bạn nên liệt kê các loại thuốc đang dùng, không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
9. Mua thuốc corticoid ở đâu?
Hiện nay thuốc có chứa thành phần corticoid được bày bán trên toàn quốc. Tùy vào mục đích sử dụng và điều trị các bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn những loại thuốc có chứa thành phần.
Tuy nhiên người bệnh nên lưu ý mua thuốc theo chỉ dẫn trong toa, tránh việc tự ý sử dụng thuốc và liều dùng dễ gây nên tác dụng phụ. Nên chú ý liều lượng, cách sử dụng cũng như nhà sản xuất, hạn sử dụng để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Corticoid
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, bên cạnh tác dụng chống viêm hữu hiệu của corticoid mang lại, người bệnh không nên quá lạm dụng thuốc, bởi corticoid chính là con dao hai lưỡi, gây nên những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Do đó, trong quá trình sử dụng, nên lưu ý một số điểm sau:
- Nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay mua thuốc theo đơn cũ.
- Nên khám định kì và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh những tác dụng phụ.
- Thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nơi có độ ẩm cao.
- Nên để xa tầm tay trẻ em
- Không sử dụng bia, rượu khi đang dùng thuốc
- Người có tiền sử dị ứng với corticosteroid không nên sử dụng thuốc.
- Thận trọng đối với trẻ em, phụ nữ mang thai, đang cho con bú và người cao tuổi.
- Nên báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe bởi chúng có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng thuốc.
- Trong trường hợp dùng quá liều gặp phải tác dụng phụ nên liên hệ các bác sĩ để được tư vấn.
- Không dùng gấp đôi liều quy định nếu quên uống một liều.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để duy trì cân nặng và sức mạnh xương khớp.
- Nên bổ sung vitamin D và canxi tránh trường hợp loãng xương do tác dụng phụ của thuốc.
Trên đây là những thông tin về thuốc corticoid. Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn nên liên hệ tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
XEM THÊM:
- Viên khớp Tâm Bình: Công dụng, liều dùng và cách sử dụng
- Bệnh Viêm khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Đau khớp gối uống thuốc gì dứt đau nhanh, không lo tác dụng phụ?
Từ khóa » Các Loại Thuốc Thuộc Nhóm Corticoid
-
Thuốc Corticoid - Lợi Và Hại
-
Corticoid Có Trong Những Loại Thuốc Nào? Cách Nhận Biết | Vinmec
-
Corticoid Là Gì? Corticoid Có Lợi Hay Có Hại? | Vinmec
-
Thuốc Corticoid (Corticosteroid), Tác Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý
-
Làm Sao Nhận Biết Thuốc Có Chứa Corticoid?
-
Corticoid Là Gì? Phân Loại, Tác Dụng, Tác Hại, Cách Dùng An Toàn
-
Chuyên Gia Cảnh Báo F0 Tự ý Dùng Corticoid điều Trị COVID-19 Tại Nhà
-
Corticosteroid Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Những điều Cần Lưu ý Khi Sử Dụng Thuốc Chứa Corticoid
-
Danh Mục Tên 11 Loại Thuốc Có Chứa Corticoid - ResHPCos
-
20 Loại Thuốc Kháng Viêm Và Những Lưu ý Chung | BvNTP
-
Table: Liên Quan đến Lựa Chọn Mức độ Mạnh Của Corticoid Bôi Tại Chõ
-
Corticoid Là Gì? Những điều Cần Biết Về Corticoid - Xuất Bản Thông Tin