Thuốc DEP điều Trị Ghẻ Ngứa: Liều Dùng Và Thận Trọng Khi Sử Dụng
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Thuốc D.E.P được dùng để điều trị bệnh ghẻ và giảm các triệu chứng ở vùng da bị côn trùng cắn. Bạn đọc cần hiểu rõ tác dụng, liều dùng, chống chỉ định để sử dụng thuốc DEP đúng cách và hạn chế những tác dụng phụ phát sinh.
- Tên thuốc: D.E.P
- Tên hoạt chất: Diethylphtalat
- Phân nhóm: thuốc điều trị bệnh da liễu
Những thông tin cần biết về thuốc DEP
1. Tác dụng
Thuốc Dep được dùng để điều trị bệnh ghẻ và giảm các triệu chứng ở các vùng da bị côn trùng cắn.
Một số tác dụng của thuốc không được đề cập trong bài viết. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ nếu có ý định sử dụng thuốc với mục đích khác.
2. Chống chỉ định
Thuốc Dep chống chỉ định với các trường hợp sau:
- Mẫn cảm với các thành phần trong thuốc
- Vùng da cần điều trị có dấu hiệu nhiễm trùng
Chưa có nghiên cứu cụ thể về rủi ro khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ nếu điều trị bằng loại thuốc này.
3. Cách dùng – liều lượng
Làm sạch và lau khô vùng da cần điều trị. Dùng một lượng thuốc vừa đủ và thoa nhẹ nhàng để thuốc thẩm thấu hoàn toàn. Sử dụng lượng thuốc quá nhiều không đem lại tác dụng điều trị cao, ngược lại có thể gây bí tắc da và lãng phí thuốc.
Liều dùng:
- Dùng từ 1 – 2 lần lên vùng da bị ghẻ ngứa
- Có thể điều chỉnh liều lượng dựa vào phản ứng của da
Nếu có bất cứ thắc mắc trong quá trình sử dụng, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để nhận được thông tin chính xác. Không tự ý điều chỉnh liều lượng và tần suất dựa vào cảm quan cá nhân.
4. Bảo quản
Thuốc được bào chế ở dạng dung dịch nên rất dễ nhiễm khuẩn. Bạn cần vặn chặt nắp sau khi sử dụng, bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm thấp và ánh nắng trực tiếp.
Nếu bạn không còn ý định sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo thông tin trên bao bì để xử lý đúng cách. Tuyệt đối không đổ thuốc vào nguồn nước.
Tìm hiểu thêm: Thuốc Adagrin có tác dụng gì?
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Dep
1. Khuyến cáo
Không thoa thuốc lên vùng niêm mạc, nếu thuốc vô tình dính vào vị trí này bạn nên rửa lại bằng nước sạch. Quan sát phản ứng của cơ thể trong vòng 24 giờ, nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường hãy chủ động tìm gặp bác sĩ để khắc phục kịp thời.
Chưa có nghiên cứu chứng minh thuốc Dep an toàn với trẻ em. Do đó nếu bạn có ý định dùng cho trẻ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để kiểm soát những tình huống rủi ro có thể phát sinh.
2. Tác dụng phụ
Thuốc Dep có thể gây kích ứng lên vùng da dùng thuốc. Tình trạng này sẽ dứt điểm sau khi bạn ngưng thuốc.
Tuy nhiên nếu triệu chứng tiếp tục kéo dài và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn cần thông báo với bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và can thiệp điều trị.
3. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc là tình trạng các loại thuốc phản ứng với nhau và phát sinh những tác dụng không mong muốn. Hiện nay vẫn chưa có danh sách cụ thể những loại thuốc có thể tương tác với Dep.
Vì vậy, bạn nên chủ động phòng ngừa tương tác thuốc bằng cách trình bày với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng bao gồm thuốc kê toa, viên uống bổ sung, vitamin, khoáng chất, thảo dược và thuốc bôi ngoài da khác,…
4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều
Nếu quên dùng một liều, bạn nên dùng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu sắp đến liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều sau theo chỉ định.
Dùng thiếu liều không gây nguy hiểm nhưng tình trạng này có thể khiến tác dụng điều trị của thuốc không được đảm bảo. Để quá trình điều trị đạt được kết quả như mong muốn, bạn nên dùng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp bạn dùng thuốc quá liều, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục. Tránh tình trạng chủ quan và lơ là khiến các triệu chứng trở nên nặng nề và không thể phục hồi.
5. Nên ngưng thuốc khi nào?
Bạn nên ngưng sử dụng Dep khi điều trị trong 7 ngày nếu không nhìn thấy hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên ngưng thuốc nếu có yêu cầu từ bác sĩ.
Nếu có thắc mắc trong quá điều trị, bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận được thông tin chính xác. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chúng tôi không đưa ra lời khuyên hay định hướng y khoa thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Telfast là thuốc gì? Công dung như thế nào?
- Thuốc Alaska là thuốc gì?
Từ khóa » Cách Bôi Dep Trong điều Trị Ghẻ
-
Thuốc Mỡ D.e.p 10G Mekophar Bôi Ngoài Da Trị Ghẻ Ngứa
-
Thuốc DEP - Công Dụng, Giá Bán Và Cách Dùng Trị Ghẻ
-
Lưu ý Giúp điều Trị Triệt để Bệnh Ghẻ | Vinmec
-
Kinh Nghiệm Dùng Thuốc DEP Chữa Ghẻ Hiệu Quả
-
Thuốc Nước D.E.P: Chỉ định, Cách Dùng Và Lưu ý Sử Dụng
-
Thuốc MỠ D.E.P - Thuốc Trị Ghẻ Ngứa, Phòng Côn Trùng đốt
-
Thuốc DEP Trị Ghẻ Ngứa - Cách Dùng, Giá Bán Và Lưu Ý
-
Thuốc Mỡ DEP® Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Thuốc Nước DEP | Omi Pharma
-
Bệnh Ghẻ
-
Thuốc Mỡ DEP Trị Ghẻ Ngứa, Côn Trùng đốt Lọ 10g
-
Bệnh Ghẻ - điều Trị Bằng Cách Nào?
-
Cách Trị Ghẻ Ngứa Dứt điểm Hiệu Quả Và An Toàn | Medlatec