Thuốc đi Ngoài Biseptol Là Gì, Thành Phần Và Tác Dụng Ra Sao?

Thuốc đi ngoài Biseptol thường được biết đến là loại thuốc chuyên dùng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và các bệnh lý nhiễm khuẩn khác. Vậy thuốc đi ngoài Biseptol là gì? Thuốc có thành phần và tác dụng ra sao? Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý gì?

5/5 - (8817 bình chọn)
  • Viêm đại tràng mùa nắng nóng, đâu là giải pháp
  • Thuốc đau bụng đi ngoài loại nào tốt nhất hiện nay?
  • Cứ ăn xong đau bụng đi ngoài – Cẩn thận tử thần “ghé thăm”
  1. 1. Thuốc đi ngoài Biseptol là gì?
  2. 2. Thành phần thuốc Biseptol
    1. 2.1. Sulfamethoxazole
    2. 2.2. Trimethoprim
  3. 3. Dạng bào chế và hàm lượng
    1. 3.1. Dạng viên nén
    2. 3.2. Dạng thuốc siro
  4. 4. Công dụng của thuốc Biseptol
    1. 4.1. Chỉ định
    2. 4.2. Chống chỉ định
  5. 5. Cách sử dụng thuốc Biseptol
    1. 5.1. Thuốc Biseptol dạng viên nén
    2. 5.2. Thuốc Biseptol dạng siro
  6. 6. Biseptol có tác dụng phụ không?
  7. 7. Lưu ý khi sử dụng thuốc Biseptol

1. Thuốc đi ngoài Biseptol là gì?

Biseptol là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc được chỉ định cho cả người lớn và trẻ em với liều lượng khác nhau. Thuốc Biseptol thường được dùng trong những đợt bùng phát bệnh lý truyền nhiễm tại địa phương.

Thuốc Biseptol

Thuốc Biseptol

2. Thành phần thuốc Biseptol

Thuốc Biseptol có thành phần gồm: Sulfamethoxazole, Trimethoprim, Propylene glycol, Aseptin P, Aseptin M, bột khoai tây… Trong đó, Sulfamethoxazole, Trimethoprim là hai thành phần chủ yếu.

2.1. Sulfamethoxazole

Sulfamethoxazole là một sulfamid phối hợp với Trimethoprim là kháng sinh tổng hợp dẫn xuất Pyrimidin. Hai chất này thường phối hợp với nhau theo tỉ lệ 1 Trimethoprim và 5 Sulfamethoxazole. Sự phối hợp này tạo tác dụng hiệp đồng tăng cường làm tăng hiệu quả điều trị và giảm kháng thuốc.

Sulfamethoxazole có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng lên nhiều vi khuẩn ưa khí gram âm và dương như: Staphylococcus, Legionella pneumophilia, Neisseria meningitidis, E.coli… Các vi khuẩn kháng Sulfamethoxazole bao gồm: Enterococcus, Campylobacter và những vi khuẩn kỵ khí.

Sulfamethoxazole thường được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm như: nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn sinh dục…

2.2. Trimethoprim

Trimethoprim có tác dụng kìm khuẩn, ức chế enzym dihydrofolate – reductase của vi khuẩn và thường được phối hợp với Sulfamethoxazole.

Trimethoprim giúp chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu như E. coli, Proteus, Klebsiella, Enterobacter, Staphylococcus saprophyticus, Streptococcus faecalis và chống lại nhiều vi khuẩn dạng coli.

Trong một số trường hợp, Trimethoprim được dùng riêng để điều trị mà không phối hợp với Sulfamethoxazole như đợt cấp của viêm phế quản mạn tính. Ngoài ra, Trimethoprim còn được chỉ định dùng để dự phòng lâu dài nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát; viêm phổi do Pneumocystis carinii; viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mạn tính; nhiễm khuẩn tiết niệu dưới cấp tính nhạy cảm với trimethoprim…

3. Dạng bào chế và hàm lượng

Thuốc đi ngoài Biseptol được bào chế dưới hai dạng chính là viên nén và siro với hàm lượng cụ thể.

3.1. Dạng viên nén

Sulfamethoxazole: 400 mg

Trimethoprim: 80 mg

Thuốc Biseptol dạng viên nén

Thuốc Biseptol dạng viên nén

3.2. Dạng thuốc siro

Sulfamethoxazole: 200 mg/ 5 ml

Trimethoprim: 40 mg/ 5 ml

Thuốc Biseptol dạng siro

                   Thuốc Biseptol dạng siro

4. Công dụng của thuốc Biseptol

4.1. Chỉ định

Thuốc Biseptol được dùng trong điều trị một số bệnh lý:

– Nhiễm trùng vi khuẩn Gram âm, Gram dương, đặc biệt là nhiễm lậu cầu, nhiễm khuẩn do những vi khuẩn nhạy cảm với thành phần có trong thuốc

– Nhiễm trùng đường tiểu cấp

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi do Pneumocystis carinii

– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt

– Nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm ruột non, viêm ruột già, viêm dạ dày…

– Tiêu chảy do E.coli

– Viêm xoang má cấp ở người lớn

– Viêm tủy xương khi có mủ trong xương…

Biseptol thường được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Biseptol thường được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

4.2. Chống chỉ định

Thuốc đi ngoài Biseptol chống chỉ định sử dụng cho những trường hợp dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Ngoài ra, thuốc chống chỉ định với một số đối tượng bao gồm:

– Tổn thương nhu mô gan (tế bào gan bị suy yếu)

– Suy thận hoặc rối loạn chức năng thận ở giai đoạn nặng

– Mắc bệnh lý nhu mô

– Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú…

Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc Biseptol mà cần trao đổi và tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5. Cách sử dụng thuốc Biseptol

Tùy theo từng đối tượng, bệnh lý, mức độ nặng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê liều sử dụng và dạng thuốc Biseptol phù hợp.

5.1. Thuốc Biseptol dạng viên nén

Với Biseptol ở dạng viên nén, người bệnh uống thuốc với nước lọc. Tuyệt đối không dùng cùng sữa, nước hoa quả và các loại nước uống khác. Lưu ý, không nhai hoặc ngậm thuốc Biseptol.

Uống thuốc Biseptol cùng nước lọc

Uống thuốc Biseptol cùng nước lọc

Liều dùng Liều lượng
Người lớn –  Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: 1-2 viên Biseptol 480mg/lần. Ngày uống 2 lần. Tối đa 10 ngày

–  Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: 1-2 viên Biseptol 480mg/lần. Ngày uống 2 lần. Tối đa 5 ngày

–  Nhiễm khuẩn đường hô hấp: 1-2 viên Biseptol 480mg/lần. Ngày uống 2-3 lần. Tối đa 10 ngày

Trẻ em – Trẻ 2-6 tuổi: Dùng 240 mg/ngày, chia thành hai lần uống trong ngày

– Trẻ trên 6 tuổi đến 12 tuổi: Dùng 480 mg/ngày, chia thành hai lần uống trong ngày

– Trẻ trên 12 tuổi đến 18 tuổi: Dùng 100 mg cách mỗi 12 giờ hoặc dùng 200 mg mỗi 24 giờ. Dùng tối đa trong 10 ngày.

5.2. Thuốc Biseptol dạng siro

Đối với dạng siro, khi sử dụng thuốc đi ngoài Biseptol cần sử dụng công cụ đo lường đặc biệt đi kèm mỗi chai thuốc. Sau mỗi lần dùng, cần rửa sạch công cụ đo để sử dụng tiếp vào các lần sau.

Liều dùng cho người lớn

Dùng 20 ml/kg/lần. Ngày uống 2 lần (khoảng cách giữa các lần là 12 giờ)

Liều dùng cho trẻ em

– Trẻ 6 tuần tuổi đến 5 tháng tuổi: Dùng 2,5 ml/lần. Ngày uống 2 lần (khoảng cách giữa các lần là 12 giờ)

– Trẻ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi: Dùng 5 ml/lần. Uống 2 lần mỗi ngày (khoảng cách giữa các lần là 12 giờ)

– Trẻ 6 – 12 tuổi: Dùng 10 ml/lần. Ngày uống 2 lần (khoảng cách giữa các lần là 12 giờ)

– Trẻ trên 12 tuổi: Dùng 20 ml/lần. Uống 2 lần mỗi ngày (khoảng cách giữa các lần là 12 giờ).

6. Biseptol có tác dụng phụ không?

Khi sử dụng thuốc đi ngoài Biseptol, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ:

Tiêu chảy

– Đau đầu, hoa mắt

– Phát ban da, nổi mề đay

– Ù tai

– Nôn, buồn nôn

– Hội chứng Stevens – Johnson

– Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính

– Viêm gan, viêm ứ mật, viêm đại tràng

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ khác. Do đó, nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để xem có cần ngừng sử dụng thuốc hay đổi loại thuốc khác không.

7. Lưu ý khi sử dụng thuốc Biseptol

Cần dùng thuốc Biseptol theo đúng chỉ định của bác sĩ

Cần dùng thuốc Biseptol theo đúng chỉ định của bác sĩ

Khi sử dụng thuốc đi ngoài Biseptol, bạn cần lưu ý:

– Không dùng cùng các loại thuốc khác như: Rifampicin, Cyclosporine, Indomethacin, Pyrimethamin, thuốc lợi tiểu Thiazid, thuốc hạ đường huyết…

– Thận trọng khi dùng thuốc cho người bị suy gan, hen phế quản hoặc bị dị ứng khác.

– Không uống thuốc khi đang dùng rượu

– Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

– Hạn chế vận động mạnh

– Không tự ý dùng thuốc mà chưa được chỉ định của bác sĩ

– Cần kiểm tra chức năng gan, thận và công thức máu khi dùng thuốc trong thời gian dài.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc đi ngoài Biseptol mà người bệnh cần hiểu rõ trước và trong quá trình sử dụng. Hãy lắng nghe lời khuyên, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất! Đặc biệt, sự hỗ trợ từ các sản phẩm thảo dược là một giải pháp an toàn đã được nhiều người bệnh áp dụng đạt hiệu quả cao!

XEM THÊM:

  • Đau bụng đi ngoài: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
  • Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  • Viêm đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Từ khóa » Bs 480 Là Thuốc Gì