Thuốc điều Trị Cho Trẻ Em Mắc COVID-19 Chăm Sóc Tại Nhà - Bộ Y Tế
Có thể bạn quan tâm
Truy cập nội dung luôn
Trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà cần biết hướng dẫn chi tiết dùng thuốc hạ sốt của Bộ Y tế
04/03/2022 | 16:30 PM
|Phần lớn trẻ em khi mắc COVID-19 diễn biến lành tính, sốt 2-3 ngày đầu kèm các triệu chứng ho, ngứa họng, sổ mũi... Phụ huynh cần biết hướng dẫn sau đây của Bộ Y tế về sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà...
news-relateNgày 3/3, Bộ Y tế đã ban hành "Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19". Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế hướng dẫn các bậc phụ huynh về sử dụng một số thuốc cần thiết cho trẻ
Thuốc điều trị cho trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà
Thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,50 C: Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn, cách tối thiểu 4 - 6 giờ nếu cần nhắc lại (hoặc sử dụng liều theo tuổi, chi tiết xem hình dưới); Có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt. Lưu ý tổng liều thuốc không quá 60 mg/kg/ngày.
Hướng dẫn liều lượng thuốc paracetamol cho trẻ em theo tuổi (chỉ dùng khi không biết cân nặng – tối ưu nhất là tính liều theo cân nặng của trẻ)
Độ tuổi trẻ em | Thuốc | Liều thuốc mỗi lần |
< 1 tuổi | Paracetamol 80mg | 1 gói x 4 lần/ ngày |
Từ 1 đến dưới 2 tuổi | Paracetamol 150mg | 1 gói x 4 lần/ ngày |
Từ 2 đến dưới 5 tuổi | Paracetamol 250mg | 1 gói x 4 lần/ ngày |
Từ 5 đến 12 tuổi | Paracetamol 325mg | 1 viên x 4 lần/ ngày |
Trên 12 tuổi | Paracetamol 500mg | 1 viên x 4 lần/ ngày |
Thuốc cân bằng điện giải khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi): Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol (pha và dùng theo đúng hướng dẫn), nếu trẻ không muốn uống Oresol có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây. Không sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước;
Tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh.
Dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết:
-
Ho: Có thể dùng các thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc).
-
Ngạt mũi, xổ mũi: xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9%.
-
Tiêu chảy: men vi sinh, men tiêu hóa.
Với trẻ đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú thì tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn.
Bộ Y tế lưu ý các phụ huynh không tự ý dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm... cho trẻ mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Không xông cho trẻ em.
Xét nghiệm để kết thúc cách ly đối với trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính virus SARS-CoV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc do người chăm sóc, trẻ tự thực hiện tại nhà.
Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 theo quy định
3 tiêu chí lâm sàng trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà
Trẻ em ≤ 16 tuổi mắc COVID được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.
Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi).
Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.
Đồng thời phải có bố, mẹ, người thân... có khả năng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ (gọi chung là người chăm sóc), có khả năng liên lạc với nhân viên y tế (qua các phương tiện như điện thoại, máy tính...) để được nhân viên y tế theo dõi, giám sát và xử trí khi có tình trạng cấp cứu.
Nguồn: SKĐS
- Tweet
Tin liên quan
- Quảng Bình chấn chỉnh hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo, tránh lôi kéo bệnh nhân
- Thông tuyến 'thuốc bệnh viện', người bệnh hưởng lợi
- Quảng Ngãi nâng cấp hạ tầng y tế cơ sở
- Hơn 3.000 trẻ 6-9 tháng tuổi ở TPHCM được tiêm vaccine sởi
- Chia sẻ thông tin, cập nhật kiến thức chuyên ngành da liễu tại hội nghị "ba trong một"
- Cả nước đã ghi nhận 114.900 ca mắc sốt xuất huyết, vẫn có bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng
- Tập luyện quá sức, huấn luyện viên thể hình bị nhồi máu cơ tim cấp
TIN LIÊN QUAN
Nhiều đơn vị gửi ý kiến đóng góp hồ sơ xây dựng Luật An toàn thực phẩm sửa đổi Bộ Y tế hướng dẫn xác định giá dịch vụ ngày giường bệnh được BHYT chi trả Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán tiền khám bệnh trong một số trường hợp Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DượcHoạt động Lãnh đạo Bộ
Tin tổng hợp
Thông tin chỉ đạo điều hành
Hoạt động của địa phương
Điểm tin Y tế
Chuyển đổi số y tế
Liên kết
---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngànhThăm dò ý kiến
- %
Từ khóa » Tự điều Trị Covid Tại Nhà Cho Trẻ Em
-
Hướng Dẫn Mới Nhất Của Bộ Y Tế Chăm Sóc Trẻ Em Mắc COVID-19 ...
-
Thuốc điều Trị Cho Trẻ Em Khi Mắc Covid-19 Chăm Sóc Tại Nhà
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc, điều Trị Cho Trẻ Mắc COVID-19 Tại Nhà
-
Điều Trị Trẻ F0 Tại Nhà: Cần Có Sự Giám Sát Kỹ Lưỡng Của Người Lớn
-
Điều Trị F0 Là Trẻ Em Tại Nhà – 8 Lưu ý Cha Mẹ Nhất định Phải Biết?
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Tại Nhà Cho Trẻ Có Covid-19
-
Bạn Cần Làm Gì Khi Bạn Hoặc Nhà Có Trẻ Mắc COVID-19 - UNICEF
-
Chăm Sóc Trẻ Mắc COVID-19 Tại Nhà, Cha Mẹ Cần Lưu ý Gì? - UNICEF
-
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ TRẺ EM MẮC COVID-19 MỨC NHẸ TẠI NHÀ
-
Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Xuất Hiện Triệu Chứng COVID-19?
-
Cách Chăm Sóc Trẻ Em Mắc COVID-19 Tại Nhà [Cẩm Nang Phòng ...
-
Chăm Sóc Và điều Trị Covid-19 Trẻ Sơ Sinh đúng Cách Như Thế Nào?
-
Thành Phố Hồ Chí Minh Chú Trọng Chăm Sóc, điều Trị Cho Trẻ Mắc ...
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Tại Nhà đối Với Trẻ Em Mắc COVID-19