Thuốc điều Trị Tắc Nghẽn Mạch Máu – Dùng Sao Cho đúng?

Thuốc điều trị tắc nghẽn mạch máu là vấn đề luôn được người mỡ máu cao, xơ vữa động mạch quan tâm. Bởi, nếu không hiểu và nắm rõ việc sử dụng thuốc, người bệnh sẽ đứng trước nguy cơ tử vong. Tham khảo ngay bài viết dưới đây.

5/5 - (98 bình chọn)
  1. 1. Tắc nghẽn mạch máu là gì?
  2. 2. Dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu
  3. 3. Thuốc điều trị tắc nghẽn mạch máu dùng như thế nào?
    1. 2.1. Aspirin
    2. 2.2. Clopidogrel
    3. 2.3. Ticlopidin
  4. 3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc
  5. 4. Phương pháp ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu
    1. 4.1. Cắt giảm thực phẩm nhiều cholesterol
    2. 4.2. Giảm lượng chất béo
    3. 4.3. Bỏ thuốc lá
    4. 4.4. Tập thể dục hàng ngày
    5. 4.5. Tinh thần thoải mái

1. Tắc nghẽn mạch máu là gì?

Mạch máu là hệ thống tuần hoàn trong cơ thể, thực hiện chức năng điều tiết và bơm máu. Đồng thời, cung cấp các chất dinh dưỡng đi đến cơ quan trong cơ thể.

Bệnh tắc nghẽn mạch máu xảy ra khi xuất hiện các mảng bám tích tụ bên trong thành động mạch. Theo đó, các mảng bám sẽ làm hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu khiến cho máu lưu thông đến các bộ phận gặp khó khăn. Những vị trí gây tắc nghẽn phổ biến như: Tim, não, cánh tay, chân, thận, khung xương chậu…

>>> Xem thêm: Tắc nghẽn mạch máu– Bệnh lý nguy hiểm cần thận trọng

2. Dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu

Để biết chính xác mình có bị tắc nghẽn mạch máu hay không, người bệnh dựa trên những triệu chứng sau:

Triệu chứng tắc nghẽn mạch máu

Triệu chứng tắc nghẽn mạch máu

– Một phần tay chân bị sưng tấy: Cẳng chân hoặc tay đột nhiên sưng tấy, nguyên nhân là do máu đông làm tắc nghẽn mạch máu gây sưng. Triệu chứng đau nhức khiến cho người bệnh nhầm tưởng sang chuột rút, đau cơ.

– Các vết đỏ trên da: Có thể thấy các vùng da đổi màu như bị bầm tím, rõ nhất là những vệt đỏ chạy dọc mạch máu.

– Đau ngực: Cơn đau nhức nhối và nặng hơn khi thở sâu. Đau thường lan truyền từ phần trên cơ thể như vai, hàm, cổ.

– Hơi thở ngắn, tim đập nhanh: Cục máu đông xuất hiện trong phổi khiến cho dòng oxy  trao đổi chậm lại, lúc này tim sẽ đập nhanh để bù lại oxy.

– Ho không lý do: Những trường hợp có biểu hiện tim đập nhanh, đau ngực thường kèm biểu hiện ho khan, ho không lý do.

3. Thuốc điều trị tắc nghẽn mạch máu dùng như thế nào?

Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân để chỉ định loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh như:

Thuốc tắc nghẽn mạch máu

Thuốc tắc nghẽn mạch máu

2.1. Aspirin

Với những trường hợp đã từng bị bệnh tai biến tim mạch tiên phát, việc dùng thuốc aspirin giúp giảm sự tiến triển các cơn đau thắt ngực. Đồng thời, giảm tắc nghẽn mạch máu, giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim và tử vong.

Vì vậy, bác sĩ thường chỉ định dùng Aspirin phòng huyết khối – nghẽn mạch, dự phòng tai biến thứ phát.

Với những người chưa từng bị tắc nghẽn mạch máu, việc dùng Aspirin không làm giảm tỷ lệ tử vong hay nhồi máu cơ tim. Do đó, không dùng Aspirin dự phòng tai biến tim mạch.

Lưu ý, việc sử dụng Aspirin có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chức năng gan, dạ dày… Vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

2.2. Clopidogrel

Thuốc có tác dụng làm giảm sự kết dính, ngăn tập kết tiểu cầu, hình thành huyết khối nghẽn mạch. Hiệu quả có thuốc này nhanh hơn Aspirin. Do đó, Clopidogrel cả trong cấp cứu nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Tuy nhiên, việc dùng Clopidogrel cũng có nguy cơ tác dụng phụ cho gan và không dùng cho người bị xuất huyết như loét hệ tiêu hóa

2.3. Ticlopidin

Thuộc nhóm ức chế kết tập tiểu cầu. Tác dụng ức chế sự liên kết của fibrinogen với tiểu cầu, giảm tập kết tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành huyết khối – nghẽn mạch.

Ticlopidine được sử dụng để ngăn ngừa cục máu đông sau cơn đau tim hoặc đột quỵ và ở người đã đặt stent. Tuy nhiên, Ticlopidin khó dùng hơn so với 2 loại thuốc trên do có nhiều tác dụng phụ.

Ngoài những loại thuốc trên, điều trị tắc nghẽn mạch máu, tùy thuộc vào từng trường hợp. Nếu việc sử dụng thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp nong và đặt giá đỡ stent trong lòng động mạch. Giải pháp này giúp máu lưu thông dễ dàng, nhanh hơn.

3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc

Khi sử dụng thuốc điều trị tắc nghẽn mạch máu, người bệnh cần phải lưu ý những điều sau:

Lưu ý khi sử dụng thuốc tắc nghẽn mạch máu

Lưu ý khi sử dụng thuốc tắc nghẽn mạch máu

– Các loại thuốc chống đông gây chảy máu, không được dùng cho các trường hợp chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu.

– Trường hợp người bệnh không biết rõ mình bị tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ do nguyên nhân nào không tự ý dùng thuốc.

– Tác dụng của thuốc phụ thuộc vào tình trạng bệnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt đi kèm. Vì vậy, người bệnh nên theo dõi sức khỏe định kỳ tại bệnh viện để đánh giá nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

– Thuốc được dùng theo đơn của bác sĩ, vì vậy người bệnh phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

4. Phương pháp ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để hạn chế và kiểm soát các mảng bám mạch máu cũng như hỗ trợ điều trị tắc nghẽn mạch máu, mỗi người cần xây dựng lối sống lành mạnh, cụ thể:

4.1. Cắt giảm thực phẩm nhiều cholesterol

Cần cắt giảm thực phẩm chứa nhiều cholesterol như: Mỡ động vật, nội tạng động vật, thịt bò, thịt chó, thịt dê, bơ, phomai….

Để đảm bảo an toàn, chỉ nên sử dụng dưới 200miligram cholesterol mỗi ngày.

4.2. Giảm lượng chất béo

Theo Cơ quan Quản lý Dược – Thực phẩm Hoa Kỳ, người bệnh không nên dung nạp quá 10% lượng calo chất béo đã bão hòa trên tổng số lượng calo nạp vào cơ thể. Trường hợp tắc nghẽn mạch máu, con số này không nên nạp quá 7%.

Bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe như: Tỏi, dâu, táo, hành, nước ép nho, trà xanh, trà hoa cúc… giúp giảm cholesterol và LDL-Cholesterol.

4.3. Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá không những ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm tắc nghẽn mạch máu, khiến bệnh tình thêm trầm trọng.

Vì vậy, nếu không may mắc phải chứng bệnh này, bạn nên từ bỏ ngay thói quen hút thuốc lá.

4.4. Tập thể dục hàng ngày

Đây là thói quen tốt không chỉ củng cố hệ thống tim mạch mà mạch máu mà còn hạn chế  tắc nghẽn động mạch, giúp ổn định huyết áp.

Vì vậy, mỗi người nên dành thời gian thể dục 30p/ngày. Thực hiện liên tục 4-5 lần/tuần với các bài tập phổ biến như: Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đánh cầu lông, thể dục nhịp điệu…

4.5. Tinh thần thoải mái

Căng thẳng, stress giúp khiến huyết áp tăng cao đây là nguyên nhân hây xơ vữa động mạch. Vì vậy, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ. Có thể ngồi thiền hoặc tập yoga để giải phóng stress trong cơ thể. Ngoài ra, mỗi chúng ta nên có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ 6-12 tháng/ lần để tầm soát bệnh và điều trị kịp thời.

Thuốc điều trị tắc nghẽn mạch máu được sử dụng khi có chị định của bác sĩ, tức là phải được bác sĩ kê đơn. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý mua để sử dụng tại nhà. Ngoài ra, người bệnh cũng cần theo dõi sức khỏe để sớm phát hiện bệnh, qua đó có phương pháp xử lý kịp thời. Tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Xem thêm:

  • Sơ cứu tai biến mạch máu não– Cần thận trọng và chính xác từng bước
  • Vai trò và cấu tạo mạch máu– 90% chúng ta chưa biết cấu tạo mạch máu

Từ khóa » điều Trị Tắc Nghẽn Mạch Máu Não