Thuốc đông Y Là Gì? Dùng Như Thế Nào để Có Hiệu Quả Cao?

Thuốc Đông y hay còn gọi là thuốc thang là do người phương Đông bào chế, khác với loại thuốc tân dược do người phương Tây nghiên cứu ra. Đông y cũng là cách nói chung cho cả 2 loại thuốc Bắc và thuốc Nam.

Nguyên liệu dùng làm thuốc Đông y đa số là thảo mộc bao gồm hoa, quả, lá, thân cây, rễ cây. Nguyên liệu này sau khi thu hái về thì được phơi hoặc sấy khô gọi là dược liệu. Các dược liệu này được các thầy thuốc mua về bào chế thành phẩm gọi là thuốc Đông y. Việc bào chế dược liệu sẽ giúp làm giảm bớt tính hàn, tính nhiệt của dược liệu, làm tăng tác dụng của thuốc Đông y.

Các dược liệu trong bài thuốc đông y

Thuốc Đông y bao gồm các dược liệu từ thực vật (rễ, lá, thân, hoa, quả)

Phương thức chữa bệnh trong Đông y

Phương thức chữa bênh Đông y dựa theo lý luận của nền triết học cổ Trung Hoa, đó là sự cân bằng giữa âm dương và ngũ hành. Việc chữa bệnh là nhằm thiết lập lại trạng thái cân bằng của 2 yếu tố này, khi âm dương và ngũ hành cân bằng thì cơ thể sẽ khỏe mạnh. Phương pháp chữa bệnh này sẽ khác với phương pháp của Tây y dựa vào thành tựu của ngành khoa học hiện đại, theo giải phẫu, sinh lý, vi sinh...

Quan niệm và phương pháp chữa bệnh dựa trên sự cân bằng và hài hòa này có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa của phương Đông luôn hướng đến sự hòa hợp "thiên nhân hợp nhất", theo phương châm xử thế "dĩ hòa vi quý" chứ không chủ trương chế phục.

Để có thể cân bằng được âm dương và ngũ hành thì Đông y sử dụng 8 biện pháp cơ bản:

  • Hãn (làm ra mồ hôi).
  • Thổ (gây nôn)
  • Hạ (thông đại tiện).
  • Hòa (hòa giải).
  • Ôn (làm ấm).
  • Thanh (làm mát)
  • Tiêu (tiêu thức ăn tích trệ)
  • Bổ (bồi bổ).

8 biện pháp này được Đông y sử dụng để giúp điều chỉnh tà khí (tác nhân gây bệnh) lấy lại sự cân bằng chứ không mang tính tấn công trực diện vào "bệnh tà" như trong Tây y. Trong các phương thuốc của Đông y luôn cân đối các loại dược liệu để kết hợp hiệu quả 8 biện pháp căn bản này.

Đông y chủ trương phòng bệnh hơn chữa bệnh, nói cách khác là chữa bệnh từ khi bệnh chưa hình thành, việc tác động trực tiếp vào "bệnh tà" là biện pháp bất đắc dĩ, được sử dụng cuối cùng. Chủ trương phòng bệnh hơn chữa bệnh cũng chính là nét độc đáo của Đông y từ ngàn xưa. Ngày nay, dưới sự tác động của môi trường sống, lối sống, phương thức sống gây nên nhiều bệnh thuộc về tâm thân thì chủ trương phòng bệnh hơn chữa bệnh lại càng có giá trị thực tiễn to lớn.

Dựa trên mục tiêu chữa trị của Đông y là lấy lại trạng thái cân bằng do vậy các phương thuốc của Đông y tập trung vào việc nâng cao khả năng tự hồi phục, sức đề kháng, khống chế tự nhiên của cơ thể để khôi phục, chữa trị bệnh tật. Đông y luôn coi con người là gốc, là chủ thể quyết định còn bệnh là ngọn.

Khi tinh thần và thể xác con người hòa hợp, thống nhất với nhau thì bệnh tật sẽ được khống chế, tiêu trừ.

Các phương thuốc Đông y là khác nhau, các loại dược liệu được phối trộn khác nhau tùy theo thể trạng của từng người bệnh cho dù là cùng mắc một loại bệnh. Phương thức này chính là tuân theo nguyên tắc "biện chứng luận trị", tức là phỏng theo bệnh tình cụ thể ở từng người bệnh.

Dùng thuốc đông y như thế nào để có hiệu quả cao?

Theo lương y Lê Văn Cảnh, khi dùng thuốc đông y để có được hiệu quả cao, mang lại được tác dụng tốt cần phải tuân thủ đúng các nguyên tắc, thực hiện đúng các bước, từ việc sắc thuốc đến việc uống, sử dụng đúng liều lượng, dùng đúng với thể trạng bệnh của từng người.

Cách sắc thuốc đúng cách

Cách sắc thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tác dụng của các dược liệu trong bài thuốc đông y. Thông thường, 1 thang thuốc đông y sẽ dùng cho 1 ngày, nếu là thuốc dùng để chữa bệnh thì sắc 2 lần, thuốc bổ sắc 3-4 lần. Tùy vào thể trạng của từng người mà khi bốc thuốc thì thầy thuốc sẽ có những hướng dẫn riêng.

Cho dù 1 thang thuốc sắc bao nhiêu lần nhưng phần nước sắc sau mỗi lần nên đổ lẫn vào nhau sau đó chia ra các bữa để uống vì việc hòa chung lại giúp cho dược tính của thuốc được chia điều do thuốc sắc lần 1 bao giờ cũng đặc hơn thuốc sắc ở các lần 2, 3, 4,... Nước dùng để sắc thuốc phải sử dụng nguồn nước sạch, nếu dùng nước tinh khiết thì càng tốt.

Cách uống thuốc theo thang

Khi uống phải để nước thuốc ấm, không để quá nóng hoặc để nguội lạnh. Khi nhiệt độ của thuốc với nhiệt độ cơ thể không quá chênh lệch thì khả năng hấp thụ của cơ thể và tác dụng của thuốc cũng nhanh hơn, đồng thời cũng không gây ra tình trạng đầy bụng khi uống thuốc.

Thời gian uống thuốc thực hiện theo hướng dẫn của thấy thuốc, thông thường sẽ uống vào lúc bụng nửa đói nửa no, tránh khi ăn no mới uống thì sẽ gây đầy bụng. Đối với các bài thuốc đông y dùng để điều trị các bệnh về tiêu hóa thì nên uống vào lúc đói.

Khoảng cách giữa các lần uống thuốc từ 4-8 giờ. Nếu ngày uống 3 lần thì mỗi lần uống cách nhau 4 giờ, ngày uống 2 lần thì mỗi lần uống cách nhau 8 giờ.

Ấm sắc thuốc

Khi sắc thuốc nên sử dụng loại ấm đất nung hoặc ấm sức, không nên dùng ấm nhôm hoặc ấm bằng kim loại để sắc. Bởi các vị dược liệu trong thang thuốc có rất nhiều hoạt chất hữu cơ dễ phản ứng với kim loại, có thể làm phân hủy, biến đổi hoặc gây độc ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.

Kiêng kị khi đang uống thuốc

Việc kiêng kị sẽ giúp cho tác dụng của bài thuốc đông y tốt hơn, đảm bảo được hiệu quả với người sử dụng. Việc kiêng các loại thức ăn nào phụ thuộc vào từng bài thuốc, tuy nhiên có một số loại thực phẩm khi uống bất kỳ loại thuốc gì cũng cần phải kiêng như đậu xanh, rau muống,....

Lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y

Thuốc Đông y để đạt được hiệu quả đòi hỏi người bệnh cần kiên trì tuân theo sự chỉ dẫn của bác sỹ Đông y, kiên trì sắc thuốc uống hoặc đắp thuốc đều đặn. Trong Đông y có loại thuốc sắc nước uống, có loại lại sử dụng bôi đắp ngoài da vì vậy cần sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ Đông y. Cần tìm đến các bệnh viện, phòng khám Đông y uy tín.

Thời gian sử dụng thuốc cũng tùy vào tình trạng của người bệnh, không nên sử dụng thuốc Đông y quá liều. Không nên tùy tiện sử dụng thuốc Đông y và Tây y cùng một lúc sẽ dẫn tới tình trạng công thuốc, nguy hại đến sức khỏe và tính mạng.

Thùy Linh

Từ khóa » đông Y Là Gì Tây Y Là Gì