Thuốc Dưỡng Tâm An Thần | Y Học Căn Bản

Y học căn bản

"Ôn cố tri tân"

  • Lý luận
  • Đông dược
  • Phương tễ
  • Trung dược lâm sàng
  • Tổng hợp

Thuốc dưỡng tâm an thần

Đặc điểm thuốc dưỡng tâm an thần
  • Là thảo mộc, có tỷ trọng nhẹ.
  • Có tính bình, quy kinh tâm, can, thận.
Công năng chủ trị
  • Dưỡng tâm, bổ can huyết
  • Chữa tâm huyết hư, can âm bất túc gây mất ngủ, hồi hộp, vật vã, hoảng sợ, mồ hôi trộm…
(Bổ thần | Những bài thuốc an thần)

Toan táo nhân (Táo nhân)

Bộ phận dùng
  • Nhân hạt cây táo, phơi sấy khô
Tính vị quy kinh
  • Ngọt, bình - Tâm, can, tỳ, đởm
Công năng chủ trị Dưỡng tâm an thần, sinh tân chỉ hãn
  • Sao cháy để dưỡng tâm an thần, chữa mât ngủ, hồi hộp, hay quên
  • Dùng sống có tác dụng sinh tân, chỉ hãn, bổ can đởm, chữa hư phiền mất ngủ, tân dịch ít, miệng khô, người yếu ra nhiều mồ hôi
Liều dùng - cách dùng:
  • 1 - 2g sống/24h . 6 - 12gsao cháy/24h sắc uống
  • Để trấn tĩnh và gây ngủ: liều 2g = 15 – 20 hạt sống thì có công hiệu. Nếu dùng quá liều sẽ bị ngộ độc gây mất tri giác, hôn mê.
  • Do đó dùng liều 6 - 12g/24h cần phải sao cháy để giảm độc
Kiêng kỵ
  • Thực tà, uất hoả không dùng

Lạc tiên

(nhãn lồng, lồng đèn, hồng tiên, long châu quả, mắc mạt) Bộ phận dùng
  • Toàn cây tươi hoặc khô
Tính vị quy kinh
  • Ngọt, nhạt- bình - Tâm, thận
Công năng chủ trị Dưỡng tâm an thần
  • Dưỡng tâm an thần: Chữa mất ngủ, hồi hộp, di tinh
  • Thanh can giải nhiệt: Chữa đau nửa đầu, đau mắt, mờ mắt do can nhiệt
Liều dùng - cách dùng
  • 15 - 30g khô/24h sắc, nấu cao

Vông nem (Hải đồng, thích đồng)

Bộ phận dùng
  • Lá tươi, khô
  • Vỏ thân gọi là hải đồng bì, thích đồng bì
Tính vị quy kinh
  • Đắng, bình - Can, thận
Công năng chủ trị Lá Vông nem An thần gây ngủ (erythrin có ở lá và thân có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, hạ huyết áp, giảm nhiệt độ)
  • Chữa mất ngủ, không dùng liều cao vì gây ngộ độc, khi đó không gây ngủ mà làm giãn cơ là chính, người bệnh có cảm giác buồn ngủ nhưng không ngủ được
  • Lá tươi hơ nóng đắp hậu môn chữa trĩ
  • Lá tươi giã nát đắp vết thương chóng liền sẹo. Nếu đắp lâu quá có thể gây sẹo lồi
Vỏ thân Vông nem
  • An thần, trừ phong thấp
  • Chữa mất ngủ
  • Chữa lưng gối đau nhức, tê liệt
  • Chữa sốt, lở ngứa, thổ tả, lị trực khuẩn, lị amip
  • Thông tiểu, nhuận tràng
Liều dùng - cách dùng
  • 2 - 4g lá khô/ 24h 20 - 30g lá tươi/ 24h sắc, hãm, cao lỏng, chế rượu, siro, nấu canh ăn
  • 6 - 12g vỏ thân/24h sắc, xoa bóp
Kiêng kỵ
  • Không có phong, hàn, thấp không dùng

Bình vôi (Ngải tượng, củ một)

Bộ phận dùng
  • Củ thái mỏng, phơi khô
Tính vị quy kinh
  • Đắng, hơi ngọt, mát - Tâm, phế
Công năng chủ trị Trấn kinh an thần
  • Chữa sốt, đau đầu, mất ngủ
  • Chữa hen, nấc, đau tim (điều hoà hô hấp, tim)
  • Chữa đau dạ dày, lị amip
Liều dùng - cách dùng
  • 3 - 6g/24h sắc uống, rượu, hoặc chiết rotundin

Tâm sen (Liên tâm, liên tử tâm)

Bộ phận dùng
  • Chồi mầm lấy ở hạt sen
Tính vị quy kinh
  • Đắng, hàn - Tâm, thận
Công năng chủ trị
  • Thanh tâm khứ nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh.
  • Chữa tim hồi hộp, mất ngủ.
  • Trị thổ huyết, di mộng tinh.
Liều dùng - cách dùng
  • 4 - 10g/24h sao vàng, sắc hoặc hãm uống

Viễn chí (Tiểu thảo, nam viễn chí)

Bộ phận dùng
  • Rễ bỏ lõi. Có thể tẩm cam thảo, mật ong hoặc nước đậu đen, sao vàng, sắc uống.
Tính vị quy kinh
  • Đắng, cay- Ấm - Tâm, thận
Công năng chủ trị Bổ tâm thận, an thần, hoá đàm
  • Chữa suy nhược thần kinh gây hồi hộp, mất ngủ, hay quên, mộng nhiều sợ hãi
  • Chữa di tinh do thận dương hư
  • Chữa ho, long đờm, hôn mê do xuất huyết não (do lạnh hoặc do can phong nội động, đàm đi lên trên)
  • Chữa mụn nhọt sưng đau, giải ngộ độc phụ tử
Liều dùng - cách dùng
  • 3 - 6g/24h sắc, nấu cao, ngâm rượu
Kiêng kỵ
  • Thực nhiệt không dùng

Bá tử nhân

Bộ phận dùng
  • Nhân hạt cây trắc bách diệp
Tính vị quy kinh
  • Ngọt- bình - Tâm, tỳ
Công năng chủ trị Bổ tâm tỳ dưỡng huyết, định thần, chỉ hãn, nhuận tràng
  • Chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh gây ăn kém, ngủ ít, sút cân, thiếu máu
  • Chữa ra nhiều mồ hôi do âm hư, khí hư
  • Chữa táo bón
Liều dùng - cách dùng
  • 4 - 12g/24h sắc, bột, viên
Kiêng kỵ
  • Ỉa lỏng, nhiều đờm

Long nhãn (Lệ chi nô, á lệ chi)

Bộ phận dùng
  • Cùi quả nhãn gọi là long nhãn
  • Hạt nhãn dùng ngoài chữa chốc lở, đứt tay
Tính vị quy kinh
  • Ngọt- bình - Tâm, tỳ
Công năng chủ trị Bổ tâm tỳ dưỡng huyết, ích trí an thần
  • Chữa huyết hư sinh hay quên, mệt mỏi, cơ thể suy nhược
  • Chữa mất ngủ, hồi hộp, hoảng sợ do suy nhược thần kinh.
Liều dùng - cách dùng
  • 6 - 12g/24h sắc, cao lỏng, rượu
Kiêng kỵ
  • Đầy bụng, có thai
Thuốc trọng trấn an thần Related post: ↑ ← Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn → Trang chủ

Y học cổ truyền

  • Châu ngọc cách ngôn
  • Dược phẩm vậng yếu
  • Huyền tẫn phát vi
  • Khôn hóa thái chân
  • Nội kinh
  • Vệ sinh quyết yếu
  • Y gia quan miện
  • Y hải cầu nguyên
  • Y nghiệp thần chương
  • Đạo lưu dư vận
  • Danh y danh ngôn tinh hoa
  • Danh y - Danh ngôn
  • Bài giảng Y học cổ truyền
  • Dược lý Y học cổ truyền
  • Phương tễ
  • Trung dược lâm sàng giám dụng chỉ mê
  • Tổng hợp

Y học hiện đại

  • Giải phẫu
  • Sinh lý
  • Dược lý Y học hiện đại
  • Nội thần kinh
    Copyright ©
  • Y học căn bản
  • Design by @bacsithach
  • Sitemap
  • About
  • Social
  • Back on top ↑

Từ khóa » Thuốc An Thần Yhct