Thước Eke Kỹ Thuật, đo Góc, đo độ, Thép Hoặc Inox. Vogel Germany.

Eke là một trong những dụng cụ cơ bản cần thiết cho nhà xưởng cơ khí, xưởng gia công chế tạo ngành gỗ, các cơ sở sản xuất cửa sắt hay sử dụng trong gia đình…Eke có nhiều kích thước khác nhau để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, cũng như vật liệu chế tạo ra eke cũng có nhiều loại khác nhau như thép cao cấp, inox, nhôm.

Làm sao để chọn được eke đúng với nhu cầu sử dụng, dưới đây là một vài lưu ý khi chọn eke

Chọn theo góc độ:

Eke được ứng dụng như là một mẫu chuẩn để điều chỉnh góc cho đúng với yêu cầu thiết kế, thi công. Có nhiều góc độ khác nhau tuỳ vào nhu cầu thực tế, như góc 45°, 60°, 90°, 120° và 135° tuỳ vào hãng sản xuất.

Chọn theo kích thước:

Ứng với mỗi sản phẩm đều có các kích thước lớn nhỏ khác nhau, vì thế kích thước của eke quyết định một phần không nhỏ trong quá trình thi công để tạo ra sản phẩm có độ chính xác và thẩm mỹ cao. Hãng Vogel Germany đáp ứng hầu hết các kích thước thông dụng trên thị trường từ 20 x 20mm đến 2000 x 1000mm (kích thước 2 cạnh eke)

Chọn eke có chân đế hay không có chân đế:

Trong một số tình huống làm việc thì người kỹ thuật không thể giữ eke bằng tay để cân chỉnh, nếu eke thông thường thì bản thân nó không thể tự cân bằng để giúp người thao tác đo đạc chính xác góc độ mình mong muốn. Vì thế chân đế eke được tạo ra để giải quyết vấn đề này, nó được lắp ghép cố định vào một cạnh của eke (thường là cạnh ngắn) bởi những ốc vít bên dưới có độ thẩm mỹ cao và tất nhiên không ảnh hưởng đến chất lượng kỹ thuật của eke, có độ dày tương ứng với 2 cạnh để giúp eke tự cân bằng. Tuy nhiên, với loại này thì giá thành sẽ cao hơn loại không có chân đế, vì tốn thêm vật liệu để tạo ra chúng. Trong những trường hợp thao tác trong không gian hẹp, người thao tác có thể dùng 1 tay để cân chỉnh thì loại không có chân đế là một lựa chọn hoàn hảo, tiết kiệm chi phí đầu tư.

Chọn eke theo công năng sử dụng:

Hãng Vogel Germany chuyên về dụng cụ đo, nên họ nghiên cứu rất kỹ về nhu cầu sử dụng thực tế và đã cho ra đời nhiều loại eke với những tính năng khác nhau. Chọn theo góc độ như đã nói trên (45°, 60°, 90°, 120° và 135°). Ngoài ra hãng còn có eke định tâm, chỉ với 2 thao tác là ta có thể định được tâm của một vật thể hình tròn một cách nhanh chóng và chính xác. Đặc biệt Vogel còn cho ra đời 1 loại eke có thể xác định được nhiều góc độ khác trên 1 cây eke, thay đổi góc bằng 1 khoá bướm trên thân eke (góc 45°, 60°, 75°, 90° và 120°).

Chọn eke theo vật liệu:

Vật liệu chế tạo ra eke cũng rất đa dạng: thép carbon cao cấp, inox, nhôm…tuỳ hãng sản xuất. Tuỳ vào tính chất công việc và môi trường nơi thao tác mà ta chọn loại vật liệu eke cho phù hợp. Với môi trường bụi bẩn và có nhiều hoá chất ta nên chọn vật liệu inox, sẽ giúp cho cho eke ít bị hư hỏng và ăn mòn hoá học theo thời gian. Khi thao tác trên cao hoặc trong ngành gỗ thì thường chọn loại eke có trọng lượng nhẹ như eke nhôm. Eke thép carbon cao cấp thường được sử dụng trong các xưởng gia công cơ khí, hàn cắt kim loại, làm cửa sắt, nhôm kính…

Lưu ý: trong quá trình sử dụng tránh tác động mạnh vào thân eke, hạn chế việc rơi rớt, khi đó eke dễ bị cong vênh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và việc căn chỉnh giảm độ chính xác như ban đầu. Khi sử dụng xong ta nên bảo quản ở vị trí bằng phẳng và có độ thoáng mát nhất định.

Trên đây là một số gợi ý khi chọn eke, hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích được cho các bạn khi lựa chọn cho mình 1 cây eke phù hợp nhất. Nếu có thắc mắc gì thêm thì hãy gọi vào số hot line, chúng tôi sẽ tư vấn và trao đổi chi tiết hơn.

Từ khóa » Các Loại Eke