Thuốc Esomeprazol Stada 20mg Hộp 28 Viên-Nhà Thuốc An Khang
Có thể bạn quan tâm
Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho
Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh
Chọn- Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
- An Giang
- Bà Rịa - Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
- Tiêu hóa, gan mật
- Thuốc trị đau dạ dày, cơ trơn
Đặc điểm nổi bật
Hình ảnh sản phẩm
Hướng dẫn sử dụng
Thông tinsản phẩm
THÔNG TIN SẢN PHẨM
Mọi thông tin dưới đây đã được Dược sĩ biên soạn lại. Tuy nhiên, nội dung hoàn toàn giữ nguyên dựa trên tờ Hướng dẫn sử dụng, chỉ thay đổi về mặt hình thức. |
1. Thành phần
Mỗi viên nang cứng Esomeprazol STADA 20mg chứa:
Esomeprazol 20mg. (Dưới dạng esomeprazol (magnesi dihydrat) vi hạt 22%).
Thành phần vi hạt esomeprazol 22%: Esomeprazol magnesi dihydrat, đường kính hạt tròn, manitol, natri carbonat, talc, titan dioxyd, hypromellose, dinatri hydrogen orthophosphat, natri Iauryl sulphat, hypromellose phthalat, cetyl alcol.
2. Công dụng (Chỉ định)
Esomeprazol STADA được chỉ định cho các trường hợp:
- Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD): Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược; điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát; điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD).
- Kết hợp với một phác đồ kháng khuẩn thích hợp để diệt trừ Helicobacter pylori, chữa lành loét tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori và phòng ngừa tái phát loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân loét do nhiễm Helicobacter pylori.
- Bệnh nhân cần điều trị thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) liên tục: Chữa lành loét dạ dày do dùng thuốc NSAID; phòng ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do dùng thuốc NSAID ở bệnh nhân có nguy cơ.
- Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison.
3. Cách dùng - Liều dùng
Esomeprazol STADA nên được nuốt nguyên viên với một ít nước. Không nên nhai hay nghiền nát viên.
Liều lượng
Người lớn và trẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên
Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD):
- Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược: 40mg x 1 lần/ngày trong 4 tuần. Nên điều trị thêm 4 tuần nữa cho bệnh nhân viêm thực quản chưa được chữa lành hay vẫn có triệu chứng dai dẳng.
- Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát: 20mg x 1 lần/ngày.
- Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD): 20mg x 1 lần/ngày ở bệnh nhân không bị viêm thực quản. Nếu không kiểm soát được triệu chứng sau 4 tuần, bệnh nhân nên được chẩn đoán thêm. Khi đã hết triệu chứng, có thể duy trì việc kiểm soát triệu chứng với liều 20mg x 1 lần/ngày, ở người lớn có thể sử dụng chế độ điều trị khi cần thiết với liều 20mg x 1 lần/ngày, ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) đang sử dụng NSAID có nguy cơ phát triển loét dạ dày tá tràng, không khuyến cáo kiểm soát triệu chứng bằng chế độ điều trị khi cần thiết.
Người lớn
Kết hợp với một phác đồ kháng khuẩn thích hợp để diệt trừ Helicobacter pylori, chữa lành loét tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori và phòng ngừa tái phát loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân loét do nhiễm Helicobacter pylori: 20mg esomeprazol, 1g amoxicillin và 500mg clarithromycin, tất cả được dùng 2 lần/ngày trong 7 ngày.
Bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) liên tục:
- Chữa lành loét dạ dày do dùng thuốc NSAID: Liều thông thường 20mg x 1 lần/ngày. Thời gian điều trị là 4-8 tuần.
- Phòng ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do dùng thuốc NSAID ở bệnh nhân có nguy cơ: 20mg x 1 lần/ngày.
Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison:
Liều khởi đầu khuyến cáo là esomeprazol 40mg x 2 lần/ngày. Sau đó điều chỉnh liều theo đáp ứng của từng bệnh nhân và tiếp tục điều trị khi còn chỉ định về mặt lâm sàng. Các dữ liệu lâm sàng cho thấy phần lớn bệnh nhân được kiểm soát với esomeprazol liều từ 80-160mg/ngày. Khi liều hàng ngày lớn hơn 80mg, nên chia liều dùng thành 2 lần/ngày.
Trẻ em dưới 12 tuổi
Không nên dùng viên nang esomeprazol cho trẻ em dưới 12 tuổi vì chưa có dữ liệu.
Người tổn thương chức năng thận
Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân tổn thương chức năng thận. Do ít kinh nghiệm về việc dùng thuốc ở bệnh nhân suy thận nặng, nên thận trọng khi điều trị ở các bệnh nhân này.
Người tổn thương chức năng gan
Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân tổn thương gan ở mức độ từ nhẹ đến trung bình, ở bệnh nhân suy gan nặng, không nên dùng quá liều tối đa là 20mg esomeprazol.
Người cao tuổi
Không cần điều chỉnh liều ở người cao tuổi.
- Quá liều
Cho đến nay có rất ít kinh nghiệm về việc dùng quá liều có chủ đích. Các triệu chứng được mô tả có liên quan đến việc dùng liều 280mg là các triệu chứng trên đường tiêu hóa và tình trạng mệt mỏi. Các liều đơn 80mg esomeprazol vẫn an toàn khi dùng. Chưa có chất giải độc đặc hiệu. Esomeprazol gắn kết mạnh với protein huyết tương vì vậy không dễ dàng thẩm phân được. Trong trường hợp quá liều, nên điều trị triệu chứng và sử dụng các biện pháp hỗ trợ tổng quát.
4. Chống chỉ định
- Bệnh nhân quá mẫn với esomeprazol, các dẫn chất benzimidazol hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
5. Tác dụng phụ
Thường gặp.
- Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da.
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng.
Ít gặp.
- Toàn thân: Mệt mỏi, mất ngủ, phát ban, ngứa, rối loạn thị giác.
Hiếm gặp.
- Toàn thân: sốt, đổ mồ hôi, phù ngoại biên, mẫn cảm với ánh sáng, phản ứng quá mẫn (bao gồm mày đay, phù mạch, co thắt phế quản, sốc phản vệ).
- Thần kinh trung ương: Kích động, trầm cảm, lú lẫn có hồi phục, ảo giác ở người bệnh nặng.
- Huyết học: Chứng mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
- Gan: Tăng enzym gan, viêm gan, vàng da, suy chức năng gan.
- Tiêu hóa: Rối loạn vị giác.
- Cơ xương: Đau khớp, đau cơ.
- Tiết niệu: Viêm thận kẽ.
- Da: Ban bọng nước, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, viêm da.
- Do làm giảm độ acid của dạ dày, các thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa.
6. Lưu ý
- Thận trọng khi sử dụng
- Khi có sự hiện diện bất kỳ một triệu chứng báo động nào (như là giảm cân đáng kể không chủ ý, nôn tái phát, khó nuốt, nôn ra máu hay đại tiện phân đen) và khi nghi ngờ hoặc bị loét dạ dày nên loại trừ bệnh lý ác tính vì điều trị bằng esomeprazol có thể làm giảm triệu chứng và làm chậm trễ việc chẩn đoán.
- Sử dụng các thuốc ức chế bơm proton, đặc biệt khi dùng liều cao và trong thời gian dài (> 1 năm), có thể làm tăng nhẹ nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và xương sống, chủ yếu xảy ra ở người già hoặc khi có các yếu tố nguy cơ khác. Các nghiên cứu quan sát cho thấy các thuốc ức chế bơm proton làm tăng nguy cơ gãy xương từ 10 đến 40%. Một số gia tăng này có thể do các yếu tố nguy cơ khác. Bệnh nhân có nguy cơ loãng xương phải được chăm sóc theo hướng dẫn lâm sàng hiện hành và cần bổ sung đầy đủ vitamin D và calci.
- Khi kê toa esomeprazol để diệt trừ Helicobacter pylori, nên xem xét các tương tác thuốc có thể xảy ra trong phác đồ điều trị 3 thuốc. Clarithromycin là chất ức chế mạnh CYP3A4 và vì thế nên xem xét chống chỉ định và tương tác đối với clarithromycin khi dùng phác đồ 3 thuốc cho bệnh nhân đang dùng các thuốc khác chuyển hóa qua CYP3A4 như cisaprid.
- Hạ magnesi huyết có triệu chứng và không triệu chứng đã được báo cáo hiếm gặp trên bệnh nhân điều trị với các thuốc ức chế bơm proton ít nhất 3 tháng, hầu hết các trường hợp trên bệnh nhân sau khi điều trị 1 năm. Tác dụng không mong muốn nghiêm trọng bao gồm co cứng cơ, loạn nhịp tim và động kinh. Hầu hết các bệnh nhân cần phải bổ sung magnesi để điều trị hạ magnesi huyết hay ngừng sử dụng thuốc ức chế bơm proton, cần phải xem xét việc theo dõi mức magnesi huyết trong khi bắt đầu điều trị với thuốc ức chế bơm proton và định kỳ sau đó ở những bệnh nhân phải điều trị lâu dài hoặc phải dùng thuốc ức chế bơm proton chung với các thuốc khác như digoxin hay những thuốc gây hạ magnesi huyết (ví dụ thuốc lợi tiểu).
- Giảm acid dạ dày do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả dùng thuốc ức chế bơm proton, làm tăng số lượng vi khuẩn thường trú trong đường tiêu hóa. Điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nhẹ nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do Salmonella và Campylobacter.
- Thai kỳ và cho con bú
Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát trên phụ nữ mang thai. Chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai khi thật sự cần thiết.
Phụ nữ cho con bú: Chưa biết esomeprazol có được bài tiết qua sữa mẹ hay không, chưa có nghiên cứu trên phụ nữ cho con bú. Do đó không nên dùng esomeprazol khi đang cho con bú.
- Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Bệnh nhân bị chóng mặt hoặc ảo giác trong khi dùng esomeprazol không nên lái xe hay vận hành máy móc.
- Tương tác thuốc
Thuốc có độ hấp thu phụ thuộc pH của dạ dày.
- Sự hấp thu của ketoconazol, itraconazol có thể giảm trong khi điều trị với esomeprazol.
- Dùng kết hợp omeprazol (40mg x 1 lần/ngày) với atazanavir 300mg/ritonavir 100mg ở người tình nguyện khỏe mạnh làm giảm đáp ứng của atazanavir.
Thuốc chuyển hóa nhờ CYP2C19
- Esomeprazol là một chất ức chế CYP2C19. Khi bắt đầu hay ngưng điều trị với esomeprazol, cần xem xét khả năng tương tác với các thuốc chuyển hóa qua CYP2C19. Một tương tác được quan sát giữa clopidogrel và omeprazol. Chưa rõ ý nghĩa lâm sàng của tương tác này. Để đề phòng, không nên sử dụng đồng thời esomeprazol và clopidogrel.
- Khi esomeprazol được dùng chung với các thuốc chuyển hóa bởi CYP2C19, như diazepam, citalopram, imipramin, clomipramin, phenytoin.... nồng độ các thuốc này trong huyết tương có thể tăng và cần giảm liều dùng. Nên theo dõi nồng độ phenytoin trong huyết tương khi bắt đầu hay ngưng điều trị với esomeprazol.
- Trong một thử nghiệm lâm sàng, khi dùng 40mg esomeprazol cho những bệnh nhân đã dùng warfarin cho thấy thời gian đông máu vẫn còn trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, một vài trường hợp chỉ số INR tăng cao có ý nghĩa lâm sàng đã được báo cáo khi dùng kết hợp warfarin và esomeprazol.
7. Dược lý
- Dược động học (Tác động của cơ thể với thuốc)
Esomeprazol được hấp thu nhanh sau khi uống, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 1-2 giờ. Sinh khả dụng của esomeprazol tăng theo liều dùng và khi dùng nhắc lại, đạt khoảng 68% khi dùng liều 20mg và 89% khi dùng liều 40mg. Thức ăn làm chậm và giảm độ hấp thu của esomeprazol, nhưng lại không làm thay đổi đáng kể tác dụng của esomeprazol lên độ acid trong dạ dày. Esomeprazol liên kết với protein huyết tương khoảng 97%. Thuốc được chuyển hóa chủ yếu ở gan nhờ isoenzym CYP2C19 hệ enzym cytochrom P450 thành các chất chuyển hóa hydroxy và desmethyl không còn hoạt tính. Phần còn lại được chuyển hóa qua isoenzym CYP3A4 thành esomeprazol sulfon. Khi dùng nhắc lại, chuyển hóa bước đầu qua gan và độ thanh thải của thuốc giảm, có thể do isoenzym CYP2C19 bị ức chế. Tuy nhiên, không có sự tích lũy khi dùng mỗi ngày 1 lần. Thời gian bán thải trong huyết tương khoảng 1,3 giờ. Hầu hết 80% của liều uống được đào thải ở dạng chất chuyển hóa trong nước tiểu, phần còn lại được đào thải qua phân.
- Dược lực học (Tác động của thuốc lên cơ thể)
Esomeprazol là thuốc ức chế bơm proton làm giảm tiết acid dạ dày bằng cách ức chế chuyên biệt enzym H+/K+ - ATPase tại tế bào thành của dạ dày.
Esomeprazol là đồng phân S của omeprazol, được proton hóa và biến đổi trong khoang có tính acid của tế bào thành tạo thành chất ức chế có hoạt tính, dạng sulphenamid không đối quang. Do tác động chuyên biệt trên bơm proton, esomeprazol ngăn chặn bước cuối cùng trong quá trình sản xuất acid, qua đó làm giảm độ acid dạ dày. Tác dụng này phụ thuộc vào liều dùng mỗi ngày từ 20 - 40mg và đưa đến ức chế tiết acid dạ dày.
8. Thông tin thêm
- Đặc điểm
Esomeprazol STADA* 20mg: Viên nang cứng số 4 màu tím, đầu nang in “STADA", thân nang in “20”, chứa vi hạt hình cầu màu trắng đến trắng ngà.
- Bảo quản
Trong bao bì kín, nơi khô, tránh ánh sáng. Nhiệt độ không quá 30°C.
- Hạn dùng
24 tháng kể từ ngày sản xuất.
- Thương hiệu
Stada.
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Vui lòng đọc kĩ thông tin chi tiết ở tờ rơi bên trong hộp sản phẩm.
Xem thêm Thẩm định nội dung bởiThạc sĩ Dược Nguyễn Thị Trúc Linh
Chuyên khoa: Dược
Thạc sĩ, Dược sĩ Nguyễn Thị Trúc Linh hiện đã có hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn Dược phẩm. Hiện đang là quản lí tại nhà thuốc An Khang.
Mã: 133882
Ngừng kinh doanhThuốc thay thế
- 5 vỉ x 6 viên
AmePrazol 20 trị viêm xước dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản
Cần tư vấn từ dược sĩ Xem chi tiết - 2 vỉ x 7 viên
Prazopro 20 trị trào ngược dạ dày, thực quản
Cần tư vấn từ dược sĩ Xem chi tiết - 4 vỉ x 7 viên
Stadnex 20 Cap trị trào ngược dạ dày, thực quản
Cần tư vấn từ dược sĩ Xem chi tiết - 2 vỉ x 7 viên
Nexium Mups 20mg trị trào ngược dạ dày, thực quản
Cần tư vấn từ dược sĩ Xem chi tiết
- Công dụng Trị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản, hội chứng Zollinger - Ellison.
- Thành phần chính Esomeprazol
- Đối tượng sử dụng Từ 12 tuổi trở lên
- Thương hiệu Stada (Đức)
- Thương hiệu Đức.
- Thành lập năm 1895 tại Đức.
- Năm 1895: Hiệp hội Dược sĩ được thành lập tại Dresden. Đánh dấu sự khởi đầu của STADA.
- Năm 1933: Có sự chuyển giao chuyên biệt: Cộng đồng chuyên gia Dược sĩ Đức từ Hiệp hội Dược sĩ Đức.
- Năm 1935: Tên viết tắt " St.d.A" trở thành nhãn hiệu được đăng ký "STADA" và trở thành thuật ngữ chung cho tất cả các sản phẩm. Viện Dược phẩm được thành lập tại Bảo tàng Y tế Đức ở Dresden.
- Năm 1954: STADA được hợp nhất và đặt trụ sở ở Bad Vibel thuộc Frankfurt am Main.
- Năm 1970: STADA thay đổi pháp nhân thành Tập đoàn và cổ phần hóa để mở rộng quy mô sản xuất.
- Năm 1975: STADA quyết định tập trung vào sản xuất và bán các sản phẩm thuốc Generics.
- Năm 1986: STADA mở rộng quy mô toàn thế giới như: Áo (1989), Bỉ (1990-1991), Hà Lan.
- Năm 1992: STADA đánh dấu sự hiện diện của mình ở Châu Á (Hong Kong)
- Năm 1993-2000: Sau 100 năm hình thành, STADA đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Công ty được xếp hạng trong TOP 10 trong ngành công nghiệp tại Đức dựa trên doanh thu, và tiếp tục đẩy mạnh chiến lược trở thành một thương hiệu trên toàn thế giới.
- Năm 2010-2015: Đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc mở rộng phát triển nhóm OTC/CHC với việc sát nhập Thornton & Ross là Công ty dược đứng thứ 5 tại Anh về OTC.
- Năm 2014: Doanh thu của Tập đoàn vượt mốc 2 tỷ EUR.
- Năm 2019: STDA mua lại các sản phẩm thương hiệu GSK để làm mạnh thêm nhóm sản phẩm da liễu tại thị trường Châu Âu. Sự phát triển của STADA dựa trên các giá trị: Chính trực, Nhanh nhạy, Tinh thần kinh doanh và One STADA." "Caring for People's Health" "Chăm sóc sức khỏe mọi người như một người bạn đồng hành tin cậy".
- Nhà sản xuất Stada
Stada thành lập năm 1895 tại Đức.
Năm 1970: STADA thay đổi pháp nhân thành Tập đoàn và cổ phần hóa để mở rộng quy mô sản xuất.
Năm 1975: STADA quyết định tập trung vào sản xuất và bán các sản phẩm thuốc Generics.
Năm 1986: STADA mở rộng quy mô toàn thế giới như: Áo (1989), Bỉ (1990-1991), Hà Lan.
Năm 1992: STADA đánh dấu sự hiện diện của mình ở Châu Á (Hong Kong)
Năm 1993-2000: Sau 100 năm hình thành, STADA đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Công ty được xếp hạng trong TOP 10 trong ngành công nghiệp tại Đức dựa trên doanh thu, và tiếp tục đẩy mạnh chiến lược trở thành một thương hiệu trên toàn thế giới.
Năm 2010-2015: Đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc mở rộng phát triển nhóm OTC/CHC với việc sáp nhập Thornton & Ross là Công ty dược đứng thứ 5 tại Anh về OTC.
Năm 2014: Doanh thu của Tập đoàn vượt mốc 2 tỷ EUR.
Năm 2019: STADA mua lại các sản phẩm thương hiệu GSK để làm mạnh thêm nhóm sản phẩm da liễu tại thị trường Châu Âu. Sự phát triển của STADA dựa trên các giá trị: Chính trực, Nhanh nhạy, Tinh thần kinh doanh và One STADA." "Caring for People's Health" "Chăm sóc sức khỏe mọi người như một người bạn đồng hành tin cậy".
- Nơi sản xuất Việt Nam
- Dạng bào chế Viên nang cứng
- Cách đóng gói 4 vỉ x 7 viên
- Thuốc cần kê toa Có
- Hạn dùng 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
- Số đăng kí VD-22345-15
Quét để tải App
Quà Tặng VIP
Tích & Sử dụng điểm cho khách hàng thân thiết
Sản phẩm của tập đoàn MWG
Cam kết 100% thuốc chính hãng
Đủ thuốc chuyên toa bệnh viện
Giá tốt
Thuốc trị đau dạ dày, cơ trơn khác
- 2 vỉ x 7 viên
Nexium Mups 20mg trị trào ngược dạ dày, thực quản
Cần tư vấn từ dược sĩ Xem chi tiết - 3 vỉ x 10 viên
Sotig-20 trị trào ngược dạ dày, thực quản
Cần tư vấn từ dược sĩ Xem chi tiết - 3 vỉ x 10 viên
Esomaxcare 20 Tablet trị loét dạ dày, tá tràng
Cần tư vấn từ dược sĩ Xem chi tiết - 4 vỉ x 7 viên
Emanera 20mg trị viêm loét thực quản do trào ngược
Cần tư vấn từ dược sĩ Xem chi tiết - 3 vỉ x 10 viên
Esoswift* 20 trị viêm loét dạ dày, tá tràng
Cần tư vấn từ dược sĩ Xem chi tiết - 4 vỉ x 7 viên
Stadnex 20 Cap trị trào ngược dạ dày, thực quản
Cần tư vấn từ dược sĩ Xem chi tiết - 5 vỉ x 6 viên
AmePrazol 20 trị viêm xước dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản
Cần tư vấn từ dược sĩ Xem chi tiết - 3 vỉ x 10 viên
Esomeprazol 20-US trị trào ngược dạ dày, thực quản
Cần tư vấn từ dược sĩ Xem chi tiết - 2 vỉ x 7 viên
Prazopro 20 trị trào ngược dạ dày, thực quản
Cần tư vấn từ dược sĩ Xem chi tiết - 2 vỉ x 7 viên
Nexium Mups 40mg trị trào ngược dạ dày, thực quản
Cần tư vấn từ dược sĩ Xem chi tiết - 4 vỉ x 7 viên
Emanera 40mg trị viêm loét thực quản do trào ngược
Cần tư vấn từ dược sĩ Xem chi tiết - 3 vỉ x 10 viên
Somexwell-40 trị trào ngược dạ dày, thực quản
Cần tư vấn từ dược sĩ Xem chi tiết - 3 vỉ x 10 viên
Esomaxcare 40 Tablet trị trào ngược dạ dày, thực quản
Cần tư vấn từ dược sĩ Xem chi tiết - 3 vỉ x 10 viên
Esapbe 40 trị trào ngược dạ dày thực quản
Cần tư vấn từ dược sĩ Xem chi tiết - 4 vỉ x 7 viên
Stadnex 40 Cap trị trào ngược dạ dày, thực quản
Cần tư vấn từ dược sĩ Xem chi tiết
- Hình ảnh
- Đặc điểm nổi bật
- Thông tin sản phẩm
- Công dụng Trị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản, hội chứng Zollinger - Ellison.
- Thành phần chính Esomeprazol
- Đối tượng sử dụng Từ 12 tuổi trở lên
- Thương hiệu Stada (Đức)
- Thương hiệu Đức.
- Thành lập năm 1895 tại Đức.
- Năm 1895: Hiệp hội Dược sĩ được thành lập tại Dresden. Đánh dấu sự khởi đầu của STADA.
- Năm 1933: Có sự chuyển giao chuyên biệt: Cộng đồng chuyên gia Dược sĩ Đức từ Hiệp hội Dược sĩ Đức.
- Năm 1935: Tên viết tắt " St.d.A" trở thành nhãn hiệu được đăng ký "STADA" và trở thành thuật ngữ chung cho tất cả các sản phẩm. Viện Dược phẩm được thành lập tại Bảo tàng Y tế Đức ở Dresden.
- Năm 1954: STADA được hợp nhất và đặt trụ sở ở Bad Vibel thuộc Frankfurt am Main.
- Năm 1970: STADA thay đổi pháp nhân thành Tập đoàn và cổ phần hóa để mở rộng quy mô sản xuất.
- Năm 1975: STADA quyết định tập trung vào sản xuất và bán các sản phẩm thuốc Generics.
- Năm 1986: STADA mở rộng quy mô toàn thế giới như: Áo (1989), Bỉ (1990-1991), Hà Lan.
- Năm 1992: STADA đánh dấu sự hiện diện của mình ở Châu Á (Hong Kong)
- Năm 1993-2000: Sau 100 năm hình thành, STADA đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Công ty được xếp hạng trong TOP 10 trong ngành công nghiệp tại Đức dựa trên doanh thu, và tiếp tục đẩy mạnh chiến lược trở thành một thương hiệu trên toàn thế giới.
- Năm 2010-2015: Đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc mở rộng phát triển nhóm OTC/CHC với việc sát nhập Thornton & Ross là Công ty dược đứng thứ 5 tại Anh về OTC.
- Năm 2014: Doanh thu của Tập đoàn vượt mốc 2 tỷ EUR.
- Năm 2019: STDA mua lại các sản phẩm thương hiệu GSK để làm mạnh thêm nhóm sản phẩm da liễu tại thị trường Châu Âu. Sự phát triển của STADA dựa trên các giá trị: Chính trực, Nhanh nhạy, Tinh thần kinh doanh và One STADA." "Caring for People's Health" "Chăm sóc sức khỏe mọi người như một người bạn đồng hành tin cậy".
- Nhà sản xuất Stada
Stada thành lập năm 1895 tại Đức.
Năm 1970: STADA thay đổi pháp nhân thành Tập đoàn và cổ phần hóa để mở rộng quy mô sản xuất.
Năm 1975: STADA quyết định tập trung vào sản xuất và bán các sản phẩm thuốc Generics.
Năm 1986: STADA mở rộng quy mô toàn thế giới như: Áo (1989), Bỉ (1990-1991), Hà Lan.
Năm 1992: STADA đánh dấu sự hiện diện của mình ở Châu Á (Hong Kong)
Năm 1993-2000: Sau 100 năm hình thành, STADA đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Công ty được xếp hạng trong TOP 10 trong ngành công nghiệp tại Đức dựa trên doanh thu, và tiếp tục đẩy mạnh chiến lược trở thành một thương hiệu trên toàn thế giới.
Năm 2010-2015: Đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc mở rộng phát triển nhóm OTC/CHC với việc sáp nhập Thornton & Ross là Công ty dược đứng thứ 5 tại Anh về OTC.
Năm 2014: Doanh thu của Tập đoàn vượt mốc 2 tỷ EUR.
Năm 2019: STADA mua lại các sản phẩm thương hiệu GSK để làm mạnh thêm nhóm sản phẩm da liễu tại thị trường Châu Âu. Sự phát triển của STADA dựa trên các giá trị: Chính trực, Nhanh nhạy, Tinh thần kinh doanh và One STADA." "Caring for People's Health" "Chăm sóc sức khỏe mọi người như một người bạn đồng hành tin cậy".
- Nơi sản xuất Việt Nam
- Dạng bào chế Viên nang cứng
- Cách đóng gói 4 vỉ x 7 viên
- Thuốc cần kê toa Có
- Hạn dùng 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
- Số đăng kí VD-22345-15
THÔNG TIN SẢN PHẨM
Mọi thông tin dưới đây đã được Dược sĩ biên soạn lại. Tuy nhiên, nội dung hoàn toàn giữ nguyên dựa trên tờ Hướng dẫn sử dụng, chỉ thay đổi về mặt hình thức. |
1. Thành phần
Mỗi viên nang cứng Esomeprazol STADA 20mg chứa:
Esomeprazol 20mg. (Dưới dạng esomeprazol (magnesi dihydrat) vi hạt 22%).
Thành phần vi hạt esomeprazol 22%: Esomeprazol magnesi dihydrat, đường kính hạt tròn, manitol, natri carbonat, talc, titan dioxyd, hypromellose, dinatri hydrogen orthophosphat, natri Iauryl sulphat, hypromellose phthalat, cetyl alcol.
2. Công dụng (Chỉ định)
Esomeprazol STADA được chỉ định cho các trường hợp:
- Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD): Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược; điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát; điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD).
- Kết hợp với một phác đồ kháng khuẩn thích hợp để diệt trừ Helicobacter pylori, chữa lành loét tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori và phòng ngừa tái phát loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân loét do nhiễm Helicobacter pylori.
- Bệnh nhân cần điều trị thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) liên tục: Chữa lành loét dạ dày do dùng thuốc NSAID; phòng ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do dùng thuốc NSAID ở bệnh nhân có nguy cơ.
- Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison.
3. Cách dùng - Liều dùng
Esomeprazol STADA nên được nuốt nguyên viên với một ít nước. Không nên nhai hay nghiền nát viên.
Liều lượng
Người lớn và trẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên
Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD):
- Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược: 40mg x 1 lần/ngày trong 4 tuần. Nên điều trị thêm 4 tuần nữa cho bệnh nhân viêm thực quản chưa được chữa lành hay vẫn có triệu chứng dai dẳng.
- Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát: 20mg x 1 lần/ngày.
- Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD): 20mg x 1 lần/ngày ở bệnh nhân không bị viêm thực quản. Nếu không kiểm soát được triệu chứng sau 4 tuần, bệnh nhân nên được chẩn đoán thêm. Khi đã hết triệu chứng, có thể duy trì việc kiểm soát triệu chứng với liều 20mg x 1 lần/ngày, ở người lớn có thể sử dụng chế độ điều trị khi cần thiết với liều 20mg x 1 lần/ngày, ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) đang sử dụng NSAID có nguy cơ phát triển loét dạ dày tá tràng, không khuyến cáo kiểm soát triệu chứng bằng chế độ điều trị khi cần thiết.
Người lớn
Kết hợp với một phác đồ kháng khuẩn thích hợp để diệt trừ Helicobacter pylori, chữa lành loét tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori và phòng ngừa tái phát loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân loét do nhiễm Helicobacter pylori: 20mg esomeprazol, 1g amoxicillin và 500mg clarithromycin, tất cả được dùng 2 lần/ngày trong 7 ngày.
Bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) liên tục:
- Chữa lành loét dạ dày do dùng thuốc NSAID: Liều thông thường 20mg x 1 lần/ngày. Thời gian điều trị là 4-8 tuần.
- Phòng ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do dùng thuốc NSAID ở bệnh nhân có nguy cơ: 20mg x 1 lần/ngày.
Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison:
Liều khởi đầu khuyến cáo là esomeprazol 40mg x 2 lần/ngày. Sau đó điều chỉnh liều theo đáp ứng của từng bệnh nhân và tiếp tục điều trị khi còn chỉ định về mặt lâm sàng. Các dữ liệu lâm sàng cho thấy phần lớn bệnh nhân được kiểm soát với esomeprazol liều từ 80-160mg/ngày. Khi liều hàng ngày lớn hơn 80mg, nên chia liều dùng thành 2 lần/ngày.
Trẻ em dưới 12 tuổi
Không nên dùng viên nang esomeprazol cho trẻ em dưới 12 tuổi vì chưa có dữ liệu.
Người tổn thương chức năng thận
Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân tổn thương chức năng thận. Do ít kinh nghiệm về việc dùng thuốc ở bệnh nhân suy thận nặng, nên thận trọng khi điều trị ở các bệnh nhân này.
Người tổn thương chức năng gan
Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân tổn thương gan ở mức độ từ nhẹ đến trung bình, ở bệnh nhân suy gan nặng, không nên dùng quá liều tối đa là 20mg esomeprazol.
Người cao tuổi
Không cần điều chỉnh liều ở người cao tuổi.
- Quá liều
Cho đến nay có rất ít kinh nghiệm về việc dùng quá liều có chủ đích. Các triệu chứng được mô tả có liên quan đến việc dùng liều 280mg là các triệu chứng trên đường tiêu hóa và tình trạng mệt mỏi. Các liều đơn 80mg esomeprazol vẫn an toàn khi dùng. Chưa có chất giải độc đặc hiệu. Esomeprazol gắn kết mạnh với protein huyết tương vì vậy không dễ dàng thẩm phân được. Trong trường hợp quá liều, nên điều trị triệu chứng và sử dụng các biện pháp hỗ trợ tổng quát.
4. Chống chỉ định
- Bệnh nhân quá mẫn với esomeprazol, các dẫn chất benzimidazol hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
5. Tác dụng phụ
Thường gặp.
- Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da.
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng.
Ít gặp.
- Toàn thân: Mệt mỏi, mất ngủ, phát ban, ngứa, rối loạn thị giác.
Hiếm gặp.
- Toàn thân: sốt, đổ mồ hôi, phù ngoại biên, mẫn cảm với ánh sáng, phản ứng quá mẫn (bao gồm mày đay, phù mạch, co thắt phế quản, sốc phản vệ).
- Thần kinh trung ương: Kích động, trầm cảm, lú lẫn có hồi phục, ảo giác ở người bệnh nặng.
- Huyết học: Chứng mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
- Gan: Tăng enzym gan, viêm gan, vàng da, suy chức năng gan.
- Tiêu hóa: Rối loạn vị giác.
- Cơ xương: Đau khớp, đau cơ.
- Tiết niệu: Viêm thận kẽ.
- Da: Ban bọng nước, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, viêm da.
- Do làm giảm độ acid của dạ dày, các thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa.
6. Lưu ý
- Thận trọng khi sử dụng
- Khi có sự hiện diện bất kỳ một triệu chứng báo động nào (như là giảm cân đáng kể không chủ ý, nôn tái phát, khó nuốt, nôn ra máu hay đại tiện phân đen) và khi nghi ngờ hoặc bị loét dạ dày nên loại trừ bệnh lý ác tính vì điều trị bằng esomeprazol có thể làm giảm triệu chứng và làm chậm trễ việc chẩn đoán.
- Sử dụng các thuốc ức chế bơm proton, đặc biệt khi dùng liều cao và trong thời gian dài (> 1 năm), có thể làm tăng nhẹ nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và xương sống, chủ yếu xảy ra ở người già hoặc khi có các yếu tố nguy cơ khác. Các nghiên cứu quan sát cho thấy các thuốc ức chế bơm proton làm tăng nguy cơ gãy xương từ 10 đến 40%. Một số gia tăng này có thể do các yếu tố nguy cơ khác. Bệnh nhân có nguy cơ loãng xương phải được chăm sóc theo hướng dẫn lâm sàng hiện hành và cần bổ sung đầy đủ vitamin D và calci.
- Khi kê toa esomeprazol để diệt trừ Helicobacter pylori, nên xem xét các tương tác thuốc có thể xảy ra trong phác đồ điều trị 3 thuốc. Clarithromycin là chất ức chế mạnh CYP3A4 và vì thế nên xem xét chống chỉ định và tương tác đối với clarithromycin khi dùng phác đồ 3 thuốc cho bệnh nhân đang dùng các thuốc khác chuyển hóa qua CYP3A4 như cisaprid.
- Hạ magnesi huyết có triệu chứng và không triệu chứng đã được báo cáo hiếm gặp trên bệnh nhân điều trị với các thuốc ức chế bơm proton ít nhất 3 tháng, hầu hết các trường hợp trên bệnh nhân sau khi điều trị 1 năm. Tác dụng không mong muốn nghiêm trọng bao gồm co cứng cơ, loạn nhịp tim và động kinh. Hầu hết các bệnh nhân cần phải bổ sung magnesi để điều trị hạ magnesi huyết hay ngừng sử dụng thuốc ức chế bơm proton, cần phải xem xét việc theo dõi mức magnesi huyết trong khi bắt đầu điều trị với thuốc ức chế bơm proton và định kỳ sau đó ở những bệnh nhân phải điều trị lâu dài hoặc phải dùng thuốc ức chế bơm proton chung với các thuốc khác như digoxin hay những thuốc gây hạ magnesi huyết (ví dụ thuốc lợi tiểu).
- Giảm acid dạ dày do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả dùng thuốc ức chế bơm proton, làm tăng số lượng vi khuẩn thường trú trong đường tiêu hóa. Điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nhẹ nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do Salmonella và Campylobacter.
- Thai kỳ và cho con bú
Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát trên phụ nữ mang thai. Chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai khi thật sự cần thiết.
Phụ nữ cho con bú: Chưa biết esomeprazol có được bài tiết qua sữa mẹ hay không, chưa có nghiên cứu trên phụ nữ cho con bú. Do đó không nên dùng esomeprazol khi đang cho con bú.
- Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Bệnh nhân bị chóng mặt hoặc ảo giác trong khi dùng esomeprazol không nên lái xe hay vận hành máy móc.
- Tương tác thuốc
Thuốc có độ hấp thu phụ thuộc pH của dạ dày.
- Sự hấp thu của ketoconazol, itraconazol có thể giảm trong khi điều trị với esomeprazol.
- Dùng kết hợp omeprazol (40mg x 1 lần/ngày) với atazanavir 300mg/ritonavir 100mg ở người tình nguyện khỏe mạnh làm giảm đáp ứng của atazanavir.
Thuốc chuyển hóa nhờ CYP2C19
- Esomeprazol là một chất ức chế CYP2C19. Khi bắt đầu hay ngưng điều trị với esomeprazol, cần xem xét khả năng tương tác với các thuốc chuyển hóa qua CYP2C19. Một tương tác được quan sát giữa clopidogrel và omeprazol. Chưa rõ ý nghĩa lâm sàng của tương tác này. Để đề phòng, không nên sử dụng đồng thời esomeprazol và clopidogrel.
- Khi esomeprazol được dùng chung với các thuốc chuyển hóa bởi CYP2C19, như diazepam, citalopram, imipramin, clomipramin, phenytoin.... nồng độ các thuốc này trong huyết tương có thể tăng và cần giảm liều dùng. Nên theo dõi nồng độ phenytoin trong huyết tương khi bắt đầu hay ngưng điều trị với esomeprazol.
- Trong một thử nghiệm lâm sàng, khi dùng 40mg esomeprazol cho những bệnh nhân đã dùng warfarin cho thấy thời gian đông máu vẫn còn trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, một vài trường hợp chỉ số INR tăng cao có ý nghĩa lâm sàng đã được báo cáo khi dùng kết hợp warfarin và esomeprazol.
7. Dược lý
- Dược động học (Tác động của cơ thể với thuốc)
Esomeprazol được hấp thu nhanh sau khi uống, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 1-2 giờ. Sinh khả dụng của esomeprazol tăng theo liều dùng và khi dùng nhắc lại, đạt khoảng 68% khi dùng liều 20mg và 89% khi dùng liều 40mg. Thức ăn làm chậm và giảm độ hấp thu của esomeprazol, nhưng lại không làm thay đổi đáng kể tác dụng của esomeprazol lên độ acid trong dạ dày. Esomeprazol liên kết với protein huyết tương khoảng 97%. Thuốc được chuyển hóa chủ yếu ở gan nhờ isoenzym CYP2C19 hệ enzym cytochrom P450 thành các chất chuyển hóa hydroxy và desmethyl không còn hoạt tính. Phần còn lại được chuyển hóa qua isoenzym CYP3A4 thành esomeprazol sulfon. Khi dùng nhắc lại, chuyển hóa bước đầu qua gan và độ thanh thải của thuốc giảm, có thể do isoenzym CYP2C19 bị ức chế. Tuy nhiên, không có sự tích lũy khi dùng mỗi ngày 1 lần. Thời gian bán thải trong huyết tương khoảng 1,3 giờ. Hầu hết 80% của liều uống được đào thải ở dạng chất chuyển hóa trong nước tiểu, phần còn lại được đào thải qua phân.
- Dược lực học (Tác động của thuốc lên cơ thể)
Esomeprazol là thuốc ức chế bơm proton làm giảm tiết acid dạ dày bằng cách ức chế chuyên biệt enzym H+/K+ - ATPase tại tế bào thành của dạ dày.
Esomeprazol là đồng phân S của omeprazol, được proton hóa và biến đổi trong khoang có tính acid của tế bào thành tạo thành chất ức chế có hoạt tính, dạng sulphenamid không đối quang. Do tác động chuyên biệt trên bơm proton, esomeprazol ngăn chặn bước cuối cùng trong quá trình sản xuất acid, qua đó làm giảm độ acid dạ dày. Tác dụng này phụ thuộc vào liều dùng mỗi ngày từ 20 - 40mg và đưa đến ức chế tiết acid dạ dày.
8. Thông tin thêm
- Đặc điểm
Esomeprazol STADA* 20mg: Viên nang cứng số 4 màu tím, đầu nang in “STADA", thân nang in “20”, chứa vi hạt hình cầu màu trắng đến trắng ngà.
- Bảo quản
Trong bao bì kín, nơi khô, tránh ánh sáng. Nhiệt độ không quá 30°C.
- Hạn dùng
24 tháng kể từ ngày sản xuất.
- Thương hiệu
Stada.
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Vui lòng đọc kĩ thông tin chi tiết ở tờ rơi bên trong hộp sản phẩm.
Thẩm định nội dung bởiThạc sĩ Dược Nguyễn Thị Trúc Linh
Chuyên khoa: Dược
Thạc sĩ, Dược sĩ Nguyễn Thị Trúc Linh hiện đã có hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn Dược phẩm. Hiện đang là quản lí tại nhà thuốc An Khang.
Bạn vui lòng chờ trong giây lát... Chat Zalo (8h00 - 21h30)Chat Zalo(8h00 - 21h30)
1900 1572(8h00 - 21h30)
Từ khóa » Esomeprazol 20mg Là Thuốc Gì
-
Thuốc Esomeprazol 20mg Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Esomeprazol STADA® 20mg - Hello Bacsi
-
Esomeprazole Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Thuốc Esomeprazol 20mg Trị Trào Ngược Dạ Dày, Loét Tá Tràng
-
Thuốc Esomeprazole 20Mg Stada Trị Trào Ngược Dạ Dày, Thực Quản
-
Thuốc Esomeprazol Stada: Công Dụng, Cách Dùng & Những Lưu ý
-
Esomeprazol 20 Mg - Thuốc Biệt Dược, Công Dụng , Cách Dùng
-
Thuốc Esomeprazole Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Và Chống Chỉ ...
-
Thuốc Esomeprazole Là Thuốc Gì? Tác Dụng Chữa Bệnh Gì?
-
Thuốc Esomeprazol 20mg Là Thuốc Gì? Cách Dùng, Công Dụng ...
-
Esomeprazole 20mg 40mg Là Thuốc Gì Và Có Tác Dụng điều Trị Bệnh Gì?
-
Esomeprazol - Dược Thư
-
Esomeprazole Stada 20mg