Thuốc Giảm đau- Hạ Sốt- Kháng Viêm

1.Phân loại thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm

Thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm được chia thành các nhóm: thuốc giảm đau không Opioid (Paracetamol, Aspirin, thuốc kháng viêm không steroid); thuốc giảm đau nhóm Opioid (Codein Phosphat, Morphin, Pethidin hydrocloride); thuốc dùng trong bệnh Gút; thuốc chống viêm khác (Corticoid, enzyme); thuốc hỗ trợ giảm đau. Mỗi nhóm thuốc, mỗi loại thuốc có cơ chế, và mức độ đáp ứng khác nhau giữa tác dụng giảm đau, hạ sốt và kháng viêm, ví dụ như paracetamol chỉ có tác dụng giảm đau, hạ sốt, khong có tác dụng kháng viêm trong khi đó các thuốc kháng viêm không steroid có cả 3 tác dung tuy nhiên tác dụng hạ sốt thường yếu hơn.

Hình ảnh minh họa nhóm Thuốc giảm đau- hạ sốt- kháng viêm

Hình ảnh minh họa nhóm thuốc giảm đau hạ sốt  kháng viêm

2. Cơ chế tác động thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm

Cơ chế tác động của các thuốc giảm đau hạ sốt  kháng viêm vào các con đường khác nhau của cơ chế gây sốt, gây viêm đã được nghiên cứu khã rõ ràng. Mỗi loại thuốc có thể ngăn chặn các con đường khác nhau trong các triệu chứng, vì vậy tùy vào mỗi bệnh lý, triệu chứng của bệnh mà lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Thuốc giảm đau cần được dùng theo khuyến cáo theo bậc thang giảm đau của WHO. Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau gồm: chọn thuốc phù hợp với người bệnh, tránh quá liều, hạn chế tác dụng phụ, dùng thuốc đơn độc hay phối hợp tùy mức độ đau theo khuyến cáo, cần sử dụng thêm thuốc bảo vệ dạ dày khi dùng chung với NSAID,…

NSAIDs và corticoid là hai  nhóm thuốc có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả, được sử dụng phổ biến để điều trị nhiều bệnh. Tuy nhiên do tác dụng không mong muốn của thuốc, cần tuần thủ chỉ đình, nguyên tắc dùng thuốc và dùng các biện pháp kết hợp để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.

Biên soạn: ThS Võ Hồng Nho Biên tập: Trần Quốc Quang

Nguồn: Nội khoa Việt Nam

Lượt xem: 24.460

Từ khóa » Giảm đau Hạ Sốt Kháng Viêm