Thuốc Giảm đau Nhóm Opioid – Wikipedia Tiếng Việt

Thuốc giảm đau nhóm opioid là nhóm các chất tự nhiên và tổng hợp, có các tính chất như morphine tác động lên các thụ thể opioid.[1][2] Opioid bao gồm các loại thuốc phiện (opiat), các loại thuốc có nguồn gốc từ thuốc phiện, bao gồm cả morphin [3]. Các opioid khác là các loại thuốc bán tổng hợp và tổng hợp như hydrocodone, oxycodone và fentanyl; thuốc đối kháng như naloxone và peptide nội sinh như endorphins.[4]

Các loại thuốc nhóm opioid chủ yếu được sử dụng để giảm đau, bao gồm cả gây mê, chúng cũng được sử dụng để giảm ho, chống tiêu chảy[5]

Các tác dụng phụ của thuốc phiện có thể bao gồm ngứa, buồn ngủ, buồn nôn, suy hô hấp, táo bón, và hưng phấn. Khi sử dụng liên tục sẽ bị phụ thuộc, đòi hỏi phải tăng liều và dẫn đến một hội chứng cai nghiện khi ngưng đột ngột. Cảm giác hưng phấn thu hút sử dụng thuốc để giải trí, và việc sử dụng thường xuyên opioid trong giải trí dẫn đến nghiện ngập. Tai nạn vì dùng quá liều hoặc sử dụng đồng thời với các thuốc giảm đau khác thường gây tử vong do suy hô hấp.

Các loại thuốc thông dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Morphin và pethidin là những thuốc giảm đau nhóm opioid có tác dụng đối với đau từ vừa đến nặng, đặc biệt đau do nội tạng. Đáp ứng với thuốc thay đổi nhiều giữa các người bệnh. Codein, một thuốc giảm đau nhẹ hơn, phù hợp với đau từ nhẹ đến vừa.[6]

Morphin

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Morphine

Morphin có giá trị nhất đối với đau nặng.

Ngoài giảm đau, morphin còn làm người bệnh khoái cảm và lạc quan, mất cảm giác đói, hết buồn rầu sợ hãi; nếu dùng lặp lại nhiều lần có thể gây nghiện và nhờn thuốc.

Với liều thông thường, tác dụng không mong muốn phổ biến gồm có buồn nôn, nôn, táo bón và gây buồn ngủ; liều cao gây ức chế hô hấp và hạ huyết áp.

Pethidin

[sửa | sửa mã nguồn]

Pethidin (Tên quốc tế: Pethidine hydrochloride) làm giảm đau nhanh nhưng ngắn, tác dụng kém hơn morphin, nhưng ít gây táo bón hơn morphin. Pethidin được dùng để làm giảm đau trong các trường hợp đau vừa và đau nặng.

Thuốc còn được dùng theo đường tiêm để gây tiền mê và để hỗ trợ cho gây mê.

Một chất chuyển hoá của pethidin có tác dụng độc cho thần kinh, chất norpethidin, tích luỹ trong quá trình dùng nhiều lần pethidin và có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương gồm có giật cơ và co giật. Các tác dụng phụ đó cùng với tác dụng giảm đau ngắn làm cho pethidin không phù hợp để điều trị đau nặng, kéo dài.[6]

Codein

[sửa | sửa mã nguồn]

Codein tác dụng yếu hơn nhiều so với morphin và với liều thông thường cũng ít có khả năng gây nhiều tác dụng phụ, bao gồm cả nghiện thuốc. Thuốc có hiệu quả đối với đau từ nhẹ đến vừa nhưng dùng lâu rất hay gây táo bón.

Codein có tác dụng giảm ho do tác dụng trực tiếp lên trung tâm gây ho ở hành não; codein làm khô dịch tiết đường hô hấp và làm tăng độ quánh của dịch tiết phế quản. Codein là thuốc trấn ho trong trường hợp ho khan làm mất ngủ.

Codein gây giảm nhu động ruột, vì vậy là một thuốc rất tốt trong điều trị tiêu chảy do bệnh thần kinh đái tháo đường. Không được chỉ định khi bị tiêu chảy cấp và tiêu chảy do nhiễm khuẩn.[7]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hemmings, Hugh C.; Egan, Talmage D. (2013). Pharmacology and Physiology for Anesthesia: Foundations and Clinical Application: Expert Consult - Online and Print (bằng tiếng Anh). Elsevier Health Sciences. tr. 253. ISBN 1437716792. Opiate is the older term classically used in pharmacology to mean a drug derived from opium. Opioid, a more modern term, is used to designate all substances, both natural and synthetic, that bind to opioid receptors (including antagonists).
  2. ^ Benzon, Honorio; Raja, Srinivasa N.; Fishman, Scott E.; Liu, Spencer; Cohen, Steven P. (2011). Essentials of Pain Medicine (bằng tiếng Anh). Elsevier Health Sciences. tr. 85. ISBN 1437735932.
  3. ^ Offermanns, Stefan (2008). Encyclopedia of Molecular Pharmacology (bằng tiếng Anh). 1 (ấn bản thứ 2). Springer Science & Business Media. tr. 903. ISBN 9783540389163. In the strict sense, opiates are drugs derived from opium and include the natural products morphine, codeine, thebaine and many semi-synthetic congeners derived from them. In the wider sense, opiates are morphine-like drugs with non peptidic structures. The older term opiates is now more and more replaced by the term opioids which applies to any substance, whether endogenous or synthetic, peptidic or non-peptidic, that produces morphine-like effects through action on opioid receptors.
  4. ^ Freye, Enno (2008). “Part II. Mechanism of action of opioids and clinical effects”. Opioids in Medicine: A Comprehensive Review on the Mode of Action and the Use of Analgesics in Different Clinical Pain States (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 85. ISBN 9781402059476. Opiate is a specific term that is used to describe drugs (natural and semi-synthetic) derived from the juice of the opium poppy. For example morphine is an opiate but methadone (a completely synthetic drug) is not. Opioid is a general term that includes naturally occurring, semi-synthetic, and synthetic drugs, which produce their effects by combining with opioid receptors and are competitively antagonized by nalaxone. In this context the term opioid refers to opioid agonists, opioid antagonists, opioid peptides, and opioid receptors.
  5. ^ Stromgaard, Kristian; Krogsgaard-Larsen, Povl; Madsen, Ulf (2009). Textbook of Drug Design and Discovery, Fourth Edition (bằng tiếng Anh). CRC Press. ISBN 9781439882405.
  6. ^ a b Thuốc giảm đau nhóm opioid Lưu trữ 2016-04-20 tại Wayback Machine, nidqc
  7. ^ Codein phosphat Lưu trữ 2016-05-07 tại Wayback Machine, dieutri
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thuốc giảm đau nhóm opioid.
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • NKC: ph135327
  • x
  • t
  • s
Thuốc giảm đau (ATC code N02, ATC code N02)
Thuốc giảm đau nhóm opioid
Opiate/Thuốc phiện
  • Codein# (Co-codamol, Co-codaprin)
  • Morphin# (Morphine/naltrexone)
  • Thuốc phiện
  • Cồn thuốc phiện
  • Paregoric
Bán tổng hợp
  • Acetyldihydrocodeine
  • Benzylmorphine
  • Buprenorphine (Buprenorphine/naloxone)
  • Desomorphine
  • Heroin
  • Dihydrocodeine (Co-dydramol)
  • Dihydromorphine
  • Ethylmorphine
  • Hydrocodone (Hydrocodone/paracetamol, Hydrocodone/ibuprofen, Hydrocodone/aspirin)
  • Hydromorphinol
  • Hydromorphone
  • Nicocodeine
  • Nicodicodine
  • Nicomorphine
  • Oxycodone (Oxycodone/paracetamol, Oxycodone/aspirin, Oxycodone/ibuprofen, Oxycodone/naloxone, Oxycodone/naltrexone)
  • Oxymorphone
  • Thebacon
Synthetic
  • Alfentanil
  • Prodine
  • Anileridine
  • Butorphanol
  • Carfentanil
  • Dextromoramide
  • Dextropropoxyphene
  • Dezocine
  • Dipipanone
  • Fentanyl# (Fentanyl/fluanisone)
  • Ketobemidone
  • Levorphanol
  • Lofentanil
  • Meptazinol
  • Methadone#
  • Nalbuphine
  • NFEPP
  • Pentazocine
  • Pethidine
  • Phenadoxone
  • Phenazocine
  • Piminodine
  • Piritramide
  • Propiram
  • Remifentanil
  • Sufentanil
  • Tapentadol
  • Tilidine
  • Tramadol
Paracetamol
  • Acetanilide‡
  • Bucetin‡
  • Butacetin‡
  • Paracetamol#
  • Parapropamol‡
  • Phenacetin‡
  • Propacetamol‡
Thuốc chống viêm không steroid
Propionates
  • Fenoprofen
  • Flurbiprofen
  • Ibuprofen#
  • Ketoprofen
  • Naproxen
  • Oxaprozin
Oxicams
  • Meloxicam
  • Piroxicam
Acetates
  • Diclofenac
  • Indometacin
  • Ketorolac
  • Nabumetone
  • Sulindac
  • Tolmetin
COX-2 inhibitors
  • Celecoxib
  • Etoricoxib
  • Lumiracoxib
  • Parecoxib
  • Rofecoxib ‡
  • Valdecoxib ‡
Fenamic acid
  • Meclofenamic acid
  • Mefenamic acid
Axit salicylic
  • Aspirin# (Aspirin/paracetamol/caffeine)
  • Benorylate
  • Diflunisal
  • Ethenzamide
  • Magnesium salicylate
  • Salicin
  • Salicylamide
  • Salsalate
  • Wintergreen (Methyl salicylate)
Pyrazolones
  • Aminophenazone‡
  • Ampyrone
  • Metamizole
  • Nifenazone
  • Phenazone
  • Propyphenazone (Propyphenazone/paracetamol/caffeine)
Khác
  • Glafenine
Cannabinoid
  • Cannabidiol
  • Cần sa (chất kích thích)
  • Nabilone
  • Nabiximols
  • Tetrahydrocannabinol
Channel modulator
Thuốc chẹn kênh canxi
  • Alcohol (drug)
  • Gabapentin
  • Gabapentin enacarbil
  • Mirogabalin
  • Pregabalin
  • Ziconotide
Sodium channel blocker
  • Carbamazepine
  • Lacosamide
  • Thuốc gây tê cục bộs (e.g., Cocain, Lidocaine)
  • Mexiletine
  • Nefopam
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòngs (e.g., Amitriptyline#)
  • Nav1.7/1.8-selective: DSP-2230§
  • Funapide§
  • PF-05089771§
Potassium channel opener
  • Flupirtine‡
Muscle relaxant
  • Carisoprodol
  • Chlorzoxazone
  • Cyclobenzaprine
  • Mephenoxalone
  • Methocarbamol
  • Orphenadrine
Khác
  • Thuốc bổ trợ giảm đau
  • Analgecine
  • Long não
  • Capsaicin
  • Clonidine
  • Ketamin
  • Menthol
  • Methoxyflurane
  • Nefopam
  • Proglumide
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòngs (e.g., Amitriptyline#)
#WHO-EM. ‡Thu hồi trên thị trường. Thử nghiệm lâm sàng: †Pha III. §Chưa bao giờ đến pha III
Thể loại Thể loại * Trang Commons Hình ảnh

Từ khóa » Các Opioid Nội Sinh