Thuốc Hạ Mỡ Máu Crestor: Công Dụng, Liều Dùng Và Tác Dụng Phụ

Thuốc hạ mỡ máu Crestor dùng để hạ mỡ máu, giảm các chỉ số mỡ xấu cholesterol toàn phần, cholesterol tỉ trọng thấp (LDL), triglyceride. Vậy công dụng, liều dùng các cách sử dụng, tác dụng phụ ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

5/5 - (473 bình chọn)
  1. 1. Thuốc hạ mỡ máu Crestor là gì?
  2. 2. Thành phần và hàm lượng
  3. 3. Cơ chế tác động
  4. 4. Tác dụng của thuốc trị mỡ máu Crestor
  5. 5. Liều dùng thuốc hạ mỡ máu Crestor
    1. 5.1. Liều điều trị tăng cholesterol trong máu
    2. 5.2. Điều trị trong trường hợp dự phòng biến cố tim mạch
    3. 5.3. Liều dùng cho từng đối tượng
  6. 6. Chỉ định và chống chỉ định
    1. 6.1. Chỉ định dùng thuốc hạ mỡ máu Crestor
    2. 6.2. Chống chỉ định
  7. 7. Tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu Crestor
  8. 8. Tương tác thuốc
  9. 9. Thuốc hạ mỡ máu Crestor mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
  10. 10. Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu Crestor

1. Thuốc hạ mỡ máu Crestor là gì?

Thuốc hạ mỡ máu crestor

Thuốc hạ mỡ máu Crestor là một trong số những loại thuốc được dùng trong điều trị mỡ máu.

Thuốc hạ mỡ máu Crestor là thuốc được dùng trong trường hợp rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu), có dược chất là Rosuvastatin (dưới dạng Rosuvastatin canxi), thuộc nhóm thuốc statin.

Crestor giúp giảm các chỉ số cholesterol xấu trong máu bằng cách:

  • Ức chế hoạt động của enzyme trong gan khiến gan tạo ra ra ít cholesterol hơn
  • Làm tăng sự hấp thu và phân hủy của gan đối với cholesterol đã có trong máu

Xem thêmRối loạn lipid máu: Sự thay đổi bất thường trong chỉ số máu dẫn đến mỡ máu cao

2. Thành phần và hàm lượng

Mỗi viên Crestor bao gồm rosuvastatin (dưới dạng Rosuvastatin calci) được bào chế thành nhiều dạng:

  • Crestor 5mg: viên nén bao phim, có hình tròn, màu vàng
  • Crestor 10mg: viên nén bao phim, có hình tròn, màu hồng
  • Crestor 20mg : viên nén bao phim, có hình tròn, màu hồng

3. Cơ chế tác động

Rosuvastatin là chất ức chế chọn lọc và cạnh tranh với HMG-CoA reductase, một enzyme xúc tác chuyển đổi HMG-CoA thành acid mevalonic, tiền thân của cholesterol. Ngoài ra, việc ức chế HMG-CoA reductase còn làm giảm khả năng tổng hợp cholesterol trong gan, từ đó giảm nồng độ cholesterol trong tế bào.

Vị trí tác động chính của rosuvastatin là gan, cơ quan chính thực hiện chuyển hóa cholesterol.

4. Tác dụng của thuốc trị mỡ máu Crestor

Thuốc trị mỡ máu Crestor có tác dụng:

  • Giảm cholesterol LDL (mỡ xấu)
  • Tăng cholesterol HDL (mỡ tốt)
  • Giảm chất béo trung tính triglyceride
  • Làm chậm sự tích tụ mảng bám bên trong thành mạch máu, từ đó ngăn ngừa các biến chứng như cao huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim…

Ngoài ra, Crestor cũng dùng để điều trị trong trường hợp:

  • Người lớn không kiểm soát được lượng cholesterol bằng chế độ ăn uống và tập thể dục
  • Trẻ em từ 10-17 tuổi bị tăng cholesterol máu gia đình kiểu dị hợp tử (HeFH-một tình trạng di truyền gây ra mức LDL cao)
  • Trẻ em từ 7-17 tuổi bị tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử (một tình trạng di truyền gây ra LDL cao).
  • Thuốc Crestor cũng được sử dụng để làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ ở nam giới trên 50 tuổi và nữ giới trên 60 tuổi.

5. Liều dùng thuốc hạ mỡ máu Crestor

5.1. Liều điều trị tăng cholesterol trong máu

Trường hợp các chỉ số mỡ xấu tăng cao, các bác sĩ có thể khuyến cáo sử dụng thuốc hạ mỡ máu 5mg hoặc 10mg. Cụ thể, đối với các trường hợp tăng lipid máu thông thường, tăng lipid máu nhanh loại IIa (tăng LDL), tăng lipid máu loại IIb (tăng cả LDL và VLDL):

  • Liều khởi đầu: 5-10mg/lần/ngày, dùng vào bất cứ lúc nào trong ngày, có thể uống trong hoặc xa bữa ăn.
  • Liều duy trì: 5-40mg/lần/ngày. Điều chỉnh liều theo nhu cầu và đáp ứng bằng cách tăng liều từng đợt cách nhau không dưới 4 tuần với sự theo dõi của bác sĩ.

5.2. Điều trị trong trường hợp dự phòng biến cố tim mạch

Trường hợp dự phòng xơ vữa động mạch:

  • Liều khởi đầu: 5-10mg/lần/ngày
  • Liều duy trì: 5-40mg/lần/ngày

Trường hợp dự phòng bệnh tim mạch:

  • Liều khởi đầu: 5-10mg/lần/ngày
  • Liều duy trì: 5-40mg/lần/ngày

5.3. Liều dùng cho từng đối tượng

Ngoài liều dùng cho từng đối tượng cụ thể, các bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn sẽ chỉ định liều dùng theo lứa tuổi:

Trẻ em:

Tăng cholesterol máu gia đình kiểu dị hợp tử:

  • 10-17 tuổi: 5-20mg/ngày

Tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử:

  • 10-17 tuổi: liều khuyến cáo cao nhất 20mg/ngày theo đường uống.

Người cao tuổi:

  • Người dưới 70: không cần điều chỉnh liều
  • Người trên 70 tuổi: nên bắt đầu với liều 5mg/lần/ngày

Người bị suy thận:

  • Người bệnh suy thận nhẹ đến trung bình: không cần điều chỉnh liều
  • Người suy thận trung bình trở lên (độ thanh thải creatinin <60mL/phút): 5mg
  • Chống chỉ định dùng liều 40mg cho người suy thận nặng

Người bị suy gan:

  • Chống chỉ định dùng thuốc hạ mỡ máu Crestor cho người mắc bệnh gan phát triển

6. Chỉ định và chống chỉ định

6.1. Chỉ định dùng thuốc hạ mỡ máu Crestor

Crestor chỉ trịnh trong trường hợp:

  • Tăng lipid máu và rối loạn lipid máu hỗn hợp
  • Bệnh nhi mắc chứng tăng cholesterol máu gia đình hoặc người lớn bị tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử
  • Làm chậm tiến triển của xơ vữa động mạch
  • Phòng ngừa biến chứng tim mạch: giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

6.2. Chống chỉ định

Không nên dùng thuốc mỡ máu Crestor trong trường hợp:

  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Người bị bệnh gan tiến triển, bao gồm tăng nồng độ men gan transaminase dai dẳng
  • Chống chỉ định Crestor ở phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi
  • Người suy thận thứ phát do tiêu cơ vân
  • Bệnh nhân có bệnh lý về cơ
  • Người đang dùng cyclosporine

!!! Đừng bỏ lỡ: 5 cách điều trị mỡ máu tăng cao hiệu quả

7. Tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu Crestor

tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu crestor

Giống như nhóm statin, thuốc Crestor cũng để lại nhiều phản ứng phụ không mong muốn.

Một số tác dụng phụ thường gặp phải khi sử dụng thuốc giảm mỡ máu Crestor:

  • Đau cơ, đau bụng
  • Buồn nôn
  • Suy nhược cơ thể
  • Đau đầu
  • Đau dạ dày

Ngoài ra, khi gặp những trường hợp này, người bệnh nên chủ động thăm khám lại:

  • Nhầm lẫn, suy giảm trí nhớ
  • Nước tiểu sẫm màu, phân màu sét, vàng da hoặc vàng mặt
  • Ít hoặc không đi tiểu, tiểu buốt, đau
  • Sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân
  • Thở ngắn, thở dốc, người mệt mỏi

8. Tương tác thuốc

Khi sử dụng Crestor đồng thời cùng một số loại thuốc khác có thể dẫn đến tương tác như:

  • Thuốc ức chế protein vận chuyển: tăng đồng độ rosuvastatin trong huyết tương, làm tăng nguy cơ các bệnh lý về cơ.
  • Ciclosporin: ảnh hưởng đến nồng độ trong huyết tương của ciclosporin
  • Thuốc ức chế protease: tăng mạnh nồng độ và thời gian tiếp xúc của rosuvastatin
  • Dùng chung thuốc hạ lipid máu khác nhóm fibrate: có thể gây ra bệnh lý cơ
  • Thuốc kháng acid: thuốc kháng acid có chứa nhôm và magnesi hydroxyd có thể giảm nồng độ rosuvastatin xuống còn 50%.

Nhìn chung, khi sử dụng Crestor để điều trị mỡ máu hay dự phòng bệnh tim mạch, cần báo lại các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ để cân nhắc nhằm hạn chế tương tác thuốc ảnh hưởng đến sinh khả dụng và hiệu quả điều trị

9. Thuốc hạ mỡ máu Crestor mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thuốc Crestor thường được kê theo chỉ định của bác sĩ, có bán tại những nhà thuốc trong bệnh viện hoặc nhà thuốc tư nhân. Bạn nên tìm đến những cơ sở có uy tín để được hướng dẫn.

giá bán của hàm lượng thuốc Crestor

Tùy vào từng hàm lượng của thuốc Crestor mà giá bán có sự chênh lệch

Giá thành của các loại thuốc hạ mỡ máu như sau:

Thuốc hạ mỡ máu Crestor 5mg

  • Hàm lượng: Rosuvastatin calci 5mg
  • Công ty sản xuất: IPR Pharmaceuticals INC
  • Công ty đăng ký: AstraZeneca Singapore Pte., Ltd
  • Dạng bào chế: viên nén bao phim
  • Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 14 viên
  • Giá bán: 11.000đ/viên

Thuốc hạ mỡ máu Crestor 10mg:

  • Công ty đăng ký: AstraZeneca UK Limited, Anh
  • Công ty sản xuất: IPR Pharmaceuticals INC
  • Dạng bào chế: viên nén bao phim
  • Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 14 viên
  • Giá bán: ~ 16.000đ/viên

Thuốc hạ mỡ máu Crestor 20mg

  • Hàm lượng: Rosuvastatin calci 20mg
  • Công ty sản xuất: IPR Pharmaceuticals INC
  • Công ty đăng ký: AstraZeneca Singapore Pte., Ltd
  • Dạng bào chế: viên nén bao phim
  • Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 14 viên
  • Giá bán: ~23.000đ/viên

10. Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu Crestor

Thuốc hạ mỡ máu Crestor có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan gan thận và xương khớp, do vậy khi sử dụng cần thận trọng:

  • Lưu ý khi sử dụng liều 40mg có thể ảnh hưởng thận
  • Có thể đau cơ, thậm chí tiêu cơ vân. Nên báo ngay với bác sĩ khi thấy đau nhức cơ, chuột rút trong quá trình sử dụng.
  • Cẩn trọng khi dùng với người có tiền sử bệnh gan hoặc người nghiện rượu nặng
  • Nên liệt kê các loại thuốc đang dùng
  • Không tự ý thay đổi liều, nâng hoặc giảm liều
  • Nếu quên liều nên bỏ qua và tiếp tục sử dụng ở liều tiếp theo
  • Crestor có thể uống bất cứ lúc nào trong ngày
  • Nếu uống thuốc kháng acid có chứa nhôm và magie hidroxit nên uống ít nhất sau 2 giờ
  • Không dùng 2 liều Crestor trong vòng 12 giờ
  • Bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp

Trên đây là một số thông tin về thuốc hạ mỡ máu Crestor người bệnh có thể tham khảo. Song song với việc sử dụng thuốc theo chỉ định, cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt để cải thiện được tình trạng bệnh.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến mỡ máu, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn hỗ trợ.

XEM THÊM:

  • Top 7+ thuốc hạ mỡ máu khẩn cấp – Xem ngay Crestor thuộc loại nào
  • Thuốc statin trị mỡ máu – Công dụng, cách dùng và lưu ý gì?
  • TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình – Thành phần thảo dược, hỗ trợ làm giảm mỡ máu

Từ khóa » Thuốc Crestor