Thuốc Hạ Sốt Uống Cách Nhau Bao Lâu Là An Toàn - Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Sản phẩm dành cho người lớn
Cảm - sổ mũi- Hapacol Cảm cúm
- Hapacol Capsules
- Hapacol Flu day
- Hapacol CS Day
- Hapacol CF
- Hapacol Sủi
- Hapacol 650
- Hapacol 650 extra
- Hapacol Đau Nhức
- Hapacol Extra
- Hapacol Caplet 500
- Hapacol ACE 500
- Hapacol Blue
Sản phẩm dành cho trẻ em
Cảm – sổ mũi- Hapacol 250 Flu
- Hapacol 150 Flu
- Hapacol 250
- Hapacol Child
- Hapacol 150
- Hapacol 325
- Hapacol 80
Dù mang lại hiệu quả hạ sốt nhanh nhưng sử dụng thuốc hạ sốt quá liều, quá nhiều lần có thể dẫn đến ngộ độc, suy gan, thậm chí là tử vong. Vậy thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu? Uống hạ sốt bao lâu thì hạ? Trong bài viết này các chuyên gia Hapacol sẽ đưa ra những lưu ý cần thiết và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả
Cách xác định và nhận biết trẻ bị sốt
Trước khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, điều đầu tiên cần làm đầu tiên là xác định thân nhiệt bằng nhiệt kế. Với trẻ em dưới 4 tuổi, bố mẹ nên đo thân nhiệt ở vùng hậu môn để xác định chính xác nhiệt độ cơ thể. Còn đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên, bố mẹ có thể đo thân nhiệt bằng cách cho trẻ ngậm nhiệt kế trong miệng hoặc cho trẻ kẹp nhiệt kế vào nách.
Sau khi đã biết chính xác thân nhiệt của bản thân, hãy đánh giá tình trạng bệnh theo các chuyên gia khuyến cáo như sau:
- Người trưởng thành có thân nhiệt trên 37,8°C được đánh giá là sốt.
- Đối với trẻ từ sáu tháng tuổi trở lên, nhiệt độ cơ thể quá 38°C cần được điều trị y tế càng sớm càng tốt. Phương pháp hạ sốt sẽ dựa vào tình trạng hiện tại của trẻ nhỏ. Ví dụ như trẻ có biểu hiện đờ đẫn và ăn uống kém sẽ cần biện pháp điều trị tích cực hơn so với trẻ vẫn còn tươi tỉnh, hiếu động.
- Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi sẽ phải đến gặp bác sĩ nhi khi thân nhiệt trên 38°C. Ngoài ra, trẻ sơ sinh dưới ba tháng tuổi cần nhập viện ngay lập tức nếu nhiệt độ của bé chạm mức 38°C.
Xem thêm: Những lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em
Tìm hiểu nguyên nhân gây sốt
Các nguyên nhân gây sốt thường gặp có thể là:
- Sốt virus như sốt siêu vi, sốt xuất huyết, cảm cúm, cảm lạnh.
- Sốt do vi khuẩn gây nhiễm trùng như viêm phổi, uốn ván, viêm họng liên cầu khuẩn, viêm màng não do vi khuẩn.
- Sốt do mọc răng.
- Sốt do tiêm ngừa: Một số loại vắc-xin như uốn ván, bạch hầu, ho gà…có thể gây sốt nhẹ cho bé sau khi tiêm. Đây chỉ là phản ứng bình thường sau tiêm, thường sẽ tự hết trong 1 – 2 ngày.
- Sốt do một số nguyên nhân khác như tác dụng phụ của thuốc, ngộ độc thực phẩm, rối loạn nội tiết (cường giáp), viêm ruột, viêm khớp dạng thấp…
Điều quan trọng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý khi trẻ có dấu hiệu sốt, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu kéo dài, những vấn đề sức khỏe này có nguy cơ kéo theo một số biến chứng nghiêm trọng hơn.
Lựa chọn thuốc hạ sốt để sử dụng
Ngày nay, các loại thuốc hạ sốt trẻ em ngoài việc được bào chế và đóng gói thành dạng bột hòa tan, sủi bọt cho dễ uống thì còn được phân loại theo cân nặng và từng độ tuổi cụ thể.
Một số loại thuốc hạ sốt cho trẻ em:
- Thuốc Paracetamol (Acetaminophen) an toàn cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.
- Thuốc Ibuprofen an toàn cho trẻ em từ 3 – 6 tháng tuổi và cân nặng trên 5kg.
- Thuốc Aspirin được khuyến cáo không nên sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi, trừ khi được bác sĩ chấp thuận. Trẻ đang có triệu chứng cảm lạnh hay cảm cúm cũng không được sử dụng loại thuốc này vì Aspirin có nguy cơ dẫn đến đến hội chứng Reye ở trẻ nhỏ.
Các lưu ý khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt:
- Nếu trẻ sơ sinh bị sốt, bạn nên liên hệ với bác sĩ nhi trước khi cho uống bất kỳ loại thuốc nào.
- Cho trẻ dùng thuốc đúng liều lượng theo cân nặng thay vì độ tuổi.
- Không sử dụng các chế phẩm có chứa Aspirin cho trẻ em.
- Nếu sử dụng thuốc hạ sốt dạng lỏng, bố mẹ nên sử dụng cốc đo có vạch chia thể tích chính xác. Tránh ước lượng bằng muỗng/thìa và cho bé uống.
- Theo dõi các dấu hiệu sốt ở bé. Khi bé có các dấu hiệu bất thường hoặc sốt không có dấu hiệu thuyên giảm, cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám và điều trị.
Hiện nay, DHG Pharma có sản xuất dòng sản phẩm Hapacol có thành phần chủ yếu là paracetamol dạng sủi bọt dành cho trẻ nhỏ. Thuốc có tác dụng giúp hạ sốt, giảm đau cho bé do cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm khuẩn, mọc răng, sau tiêm chủng…
Dựa trên cân nặng của bé, thuốc hạ sốt Hapacol cho trẻ nhỏ được chia thành các loại sau: Hapacol 80mg cho trẻ từ 5 – 8kg, Hapacol 150mg cho trẻ từ 9 – 15kg và Hapacol 250g cho trẻ từ 16 – 25kg.
Thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu là an toàn?
Mỗi loại thuốc hạ sốt có thời gian tác dụng khác nhau. Do vậy, tùy vào loại bạn đang dùng, thời gian nên uống thuốc hạ sốt cách nhau bao lâu có thể thay đổi. Theo các chuyên gia, cứ 1kg cân nặng thì được sử dụng 10 – 15mg Paracetamol/lần uống với khoảng cách uống giữa 2 lần là từ 4 đến 6 giờ đồng hồ.
Với các trường hợp hạ sốt nằm trong phác đồ điều trị bệnh hay uống kết hợp với các loại thuốc khác, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con uống thuốc hạ sốt mà cần có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ vì có khả năng sẽ gây ra tình trạng sử dụng thuốc quá liều.
Liều dùng của một số loại thuốc:
Acetaminophen (paracetamol)
- Người trưởng thành: 10-15mg/kg cân nặng/lần. Khoảng cách giữa 2 lần uống là từ 4-6 tiếng.
- Trẻ nhỏ: Tương tự người trưởng thành.
Ibuprofen
- Người trưởng thành: Mỗi lần dùng thuốc hạ sốt cách nhau 4 – 6 giờ
- Trẻ nhỏ: Khoảng thời gian giữa hai lần uống thuốc kéo dài khoảng 6 – 8 tiếng
Aspirin
- Người trưởng thành: Cách bốn giờ uống thuốc một lần.
- Trẻ nhỏ: Không cho trẻ dùng aspirin, trừ khi có sự chỉ định từ bác sĩ.
Các loại thuốc hạ sốt thường khuyến cáo không nên sử dụng quá 5 – 7 ngày liên tục nếu không có hướng dẫn của bác sĩ. Không cho con uống quá 5 liều giảm sốt liên tục trong vòng 24 giờ đồng hồ nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Khi cho con uống thuốc, cần đọc kỹ hướng dẫn để biết nên cho con uống thuốc trước hay sau khi ăn, vào thời gian nào trong ngày và trong bao lâu. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý tới ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm thuốc. Thông thường các loại thuốc giảm sốt có hạn sử dụng trong vòng 24- 36 tháng. Tuy nhiên, khi đã bị xé bỏ bao bì thuốc (dạng bột) hay cắt bỏ bao thiếc (dạng viên nang) mà không sử dụng, thì cần bỏ thuốc ngay, không nên cất giữ.
Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Khi trẻ có các dấu hiệu dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:
- Sốt cao liên tục, trẻ uống hạ sốt nhưng không hạ.
- Trẻ mê man, lờ đờ.
- Trẻ có biểu hiện tím tái, co giật.
- Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, khi thân nhiệt lên cao khoảng 38 độ C cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám.
Trên đây là những giải đáp “Thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu” mà bố mẹ có thể tham khảo. Sử dụng thuốc hạ sốt là cách giúp ổn định thân nhiệt của bé nhanh và hiệu quả nhất. Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng để tránh trường hợp dùng thuốc quá liều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình.
Nguồn tham khảo:
Check Your Symptoms – What to do for a Fever. https://www.verywellhealth.com/what-to-do-for-a-fever-770771.
How to break a fever. https://www.healthline.com/health/how-to-break-a-fever.
Fever treatment: Quick guide to treating a fever. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/fever/in-depth/fever/art-20050997.
Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này
Các bài viết khácTrẻ bị ho sốt nên uống thuốc gì?
Chắn hẳn bố mẹ nào cũng lo lắng khi thấy trẻ bị ho sốt và muốn trị dứt điểm tình trạng này.... Xem chi tiết >>Sốt mọc răng và cách hạ sốt khi trẻ mọc răng
Mọc răng đánh dấu bước phát triển của bé từ bú mẹ chuyển sang giai đoạn ăn dặm. Để trẻ mọc răng... Xem chi tiết >>4 nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nghẹt mũi khó thở
Sốt, nghẹt mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ. Vậy nguyên nhân do đâu và nên xử lý khi bé bị... Xem chi tiết >>TOP 5 nguyên nhân đau lưng và cách điều trị tại nhà
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 80% người từng bị ít nhất 1 lần đau lưng trong... Xem chi tiết >>Cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm xoang trán
Trong nhiều năm trở lại đây, viêm xoang trán đã trở thành một trong những vấn đề nhiễm trùng phổ biến. Tình trạng viêm... Xem chi tiết >>LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ ĐẦY BỤNG VÀ SỐT?
Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa và sốt khiến trẻ khó hấp thụ dinh dưỡng, đầy bụng, mệt mỏi, chán... Xem chi tiết >> Sản phẩm liên quanHapacol 250
Thuốc bột sủi bọt.
Hộp 24 gói x 1,5 g.
Hapacol Cảm cúm
Viên nén.
Hộp 24 gói x 1,5 g.
Hapacol Sủi
Viên nén sủi bọt.
Hộp 4 vỉ x 4 viên.
Hapacol 650
Viên nén.
Hộp 10 vỉ x 5 viên.
Hapacol Capsules
Viên nang cứng
Hộp 10 vỉ x 10 viên
Tin nổi bật
10 cách giảm đau mỏi cơ bắp chân, bắp tay tại nhà hiệu quả Nguyên nhân, cách chăm sóc, điều trị và phòng ngừa bệnh sởi Đau đầu: Dấu hiệu thường gặp, nguyên nhân và cách điều trị Hiểu rõ về sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Dấu hiệu, triệu chứng cụ thểTừ khóa » đến Giờ Uống Thuốc Rồi
-
Thời điểm Uống Thuốc Có Quan Trọng? - Vinmec
-
Đến Giờ Uống Thuốc Rồi - Home | Facebook
-
(Edit/ Hoàn) Cậu Chủ, đến Giờ Uống Thuốc Rồi - Tiệm Trà Sữa Tháng 5
-
Đến Giờ Uống Thuốc Rồi Các Bạn ơi!Nhớ Uống Thuốc đầy đủ Nha Các ...
-
Thực Hiện Nguyên Tắc “5 đúng” để Uống Thuốc An Toàn
-
Cậu Chủ, đến Giờ Uống Thuốc Rồi - Đam Mỹ Mới Hoàn
-
Đến Giờ Uống Thuốc Rồi Bạn - Cao đẳng Y Khoa TP HCM
-
Uống Thuốc đúng Cách - Chuyện Tưởng Chừng đơn Giản
-
đến Giờ Uống Thuốc Rồi :)) - YouTube
-
Quên Uống Thuốc Thì Cho Qua Hay Sao? - Báo Người Lao động
-
Khi Nào Là Thời điểm Thích Hợp để Dùng Thuốc: Trước, Sau Hay Cùng ...
-
Uống Thuốc Lúc Nào Cho Hợp Lý? - Khám Sức Khỏe định Kỳ
-
Có được Ngưng Thuốc Huyết áp Hay Phải Uống Suốt đời?
-
Uống Thuốc Xong Có Nên Uống Sữa Không?
-
Uống Thuốc Xong Có Nên Uống Nước Cam Không?
-
Những Thói Quen Dùng Thuốc Huyết áp Không đúng - Medinet