Thuốc Halixol Siro: Công Dụng, Liều Dùng, Lưu ý Tác Dụng Phụ

Nội dung chính

  • 1 Thành phần
  • 2 Thuốc Halixol giá bao nhiêu?
  • 3 Tác dụng
  • 4 Công dụng – Chỉ định
  • 5 Cách dùng – Liều dùng
  • 6 Tác dụng phụ
  • 7 Chống chỉ định
  • 8 Chú ý – Thận trọng
  • 9 Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
  • 10 Quá liều, quên liều và cách xử trí
(1 / 5)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Halixol tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com  xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Halixol là thuốc gì? Thuốc Halixol có tác dụng gì? Thuốc Halixol giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Chai thuốc halixol siro
Hình ảnh: Chai thuốc halixol siro

Hoạt chất chính trong 1 chai siro 100ml có chứa

Ambroxol hydroclorid…………………15mg/5ml siro.

Tá dược vừa đủ một chai bao gồm: Sorbitol (1,2 g/5 ml sirô), hương chuối, hương dâu, sodium cyclamate, sodium citrate, sodium benzoate, citric acid monohydrate, povidone, nước tinh khiết.

Thuốc Halixol giá bao nhiêu?

Thuốc Halixol do công ty Egis Pharma Public, Ltd., Co sản xuất có giá trên thị trường hiện nay là 38,000VNĐ/1 lọ siro 100ml.

Lưu ý: Giá chỉ mang tính chất tham khảo, có thể rất khác nhau giữa các nhà thuốc.

Tác dụng

halixol siro

Thuốc halixol có hoạt chất chính là Ambroxol tác động lên màng nhầy, khôi phục cơ chế thanh thải sinh lý của đường hô hấp (có vai trò quan trọng trong cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể) thông qua một số cơ chế, bao gồm phá vỡ đờm (cắt đứt các cầu nối mucopolysaccharid), kích thích sản xuất và tổng hợp chất nhầy và giải phóng chất surfactant (chất diện hoạt) bởi tế bào phổi typ 2 (làm đờm loãng hơn). Surfactant làm giảm sự bám dính chất nhầy vào thành phế quản, đồng thời bảo vệ chống lại các tác nhân nhiễm trùng và kích ứng khác.

Từ đó đờm dễ dàng được tống ra ngoài nhờ phản xạ ho.

Công dụng – Chỉ định

Thuốc Halixol có công dụng tiêu nhầy, long đờm.

Thuốc được chỉ định trong tất cả các dạng bệnh hô hấp có sản sinh quá nhiều nhầy và đờm như viêm khí – phế quản, khí phế thũng với viêm phế quản – phổi, tình trạng viêm phổi mạn tính, giãn phế quản, viêm phế quản đi kèm hen phế quản có co thắt phế quản. Trong đợt cấp của viêm phế quản nên dùng kháng sinh thích hợp.

Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng: Dạng dùng là viên nén hoặc siro (cho trẻ em) 

Liều dùng

Liều cho người lớn: Dùng 30-120mg (1 – 4 viên) hàng ngày uống trong 2-3 lần.

Trẻ em < 2 tuổi: Nửa muỗng cà phê (khoảng 2.5ml) siro 2 lần/ngày.

Trẻ em 2-5 tuổi: Nửa muỗng cà phê siro 3 lần/ngày.

Trẻ em > 5 tuổi: Một muỗng cà phê (khoảng 5ml) siro 2-3 lần/ngày.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa có thể xảy ra nhưng thường nhẹ.

Có thể gặp một số phản ứng dị ứng: ngứa, phát ban…

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp bất kì tác dụng không mong muốn nào.

Chống chỉ định

halixol

Quá mẫn cảm với ambroxol, bromhexine hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Dạng siro chứa đường fructose nên không sử dụng cho người không dung nạp fructose bẩm sinh.

Chú ý – Thận trọng

Thận trọng với các bệnh nhân loét đường tiêu hóa (như loét dạ dày – tá tràng), đặc biệt là loét đang tiến triển.

Nên tránh sử dụng trong ba tháng đầu thai kì.

Nếu bắt buộc phải sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác

Không nên sử dụng cùng các thuốc giảm ho (như codein) vì như vậy bệnh nhân sẽ không thể ho để khạc đờm ra ngoài.

Chuyển hóa một số thuốc sau có thể bị giảm khi kết hợp với ambroxol: wafarin, acid 3,5-diiodothyropropionic, 6-O-benzylguanin, 9-aminocamptothecin, 4-hydroxycoumarin.

Chuyển hóa ambroxol có thể bị giảm khi kết hợp với một số thuốc sau: 5-androstenedion, 6-Deoxyerythronolid B, 7-ethyl-10-hydroxycamptothecin.

Chuyển hóa ambroxol có thể tăng khi kết hợp với: Abatacept.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Nếu quá liều, ngưng dùng thuốc ngay lập tức và đến ngay cơ sở ý tế gần nhất.

Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.

Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Từ khóa » Halixol Siro Là Thuốc Gì