Thuốc Hay Từ Cây Kiến Cò - Báo Sức Khỏe & Đời Sống

Báo Sức khỏe & Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế

Hà Nội
  • Gia đình và Xã hội
  • Pháp luật và bạn đọc
  • Y tế
  • Thời sự
  • Tra cứu bệnh
  • Sức khỏe TV
  • Y học 360
  • Dược
  • Y học cổ truyền
  • Giới tính
  • Dinh dưỡng
  • Khỏe - Đẹp
  • Phòng mạch online
  • Thị trường
Thời sự Xã hội Pháp luật Quốc tế Y tế Tin nóng y tế Thành tựu y khoa Blog thầy thuốc Sự hi sinh thầm lặng Camera bệnh viện Tra cứu bệnhSức khỏe TV Tọa đàm Giao lưu Livestream Dược An toàn dùng thuốc Thông tin dược học Thuốc mới Vaccine Y học cổ truyền Thầy giỏi – thuốc hay Bệnh viện - phòng khám Cây thuốc quanh ta Chữa bệnh không dùng thuốc

Multimedia Emagazine Video Infographic Y học 360 Bệnh người cao tuổi Bệnh thường gặp Bệnh phụ nữ Bệnh nam giới Bệnh trẻ em Sức khỏe tâm hồn Ung thư Khỏe - Đẹp Mỹ phẩm Thẩm mỹ Bài tập khỏe đẹp Dinh dưỡng Dinh dưỡng mẹ và bé Dinh dưỡng người cao tuổi Chế độ ăn người bệnh Cảnh giác thực phẩm Thực phẩm chức năng Giới tính Hỏi đáp phòng the Sức khỏe sinh sản Bệnh lây truyền Phòng mạch onlineThị trường Nhãn hàng sai phạm Doanh nghiệp Nhịp cầu Nhân áiVăn hóa – Giải tríChuyên trang gia đìnhĐời sống Y học cổ truyền Thầy giỏi – thuốc hay Bệnh viện - phòng khám Vị thuốc quanh ta Chữa bệnh không dùng thuốc

Thuốc hay từ cây kiến cò14-12-2015 14:43 | Thầy giỏi – thuốc hay google news

Cây kiến cò còn có tên khác là nam uy linh tiên, bạch hạc, là cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, có rễ chùm. Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay nên có tên gọi là bạch hạc.

Kiến cò còn có tên khác là nam uy linh tiên, bạch hạc, là cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, có rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá mọc đối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân. Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay nên có tên gọi là bạch hạc. Quả nang dài, có lông. Cây ra hoa tháng 8.

Cây mọc hoang, được trồng ở nhiều nơi, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Theo y học cổ truyền, cây kiến cò có vị ngọt dịu và dịu, tính bình, có công dụng sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp. Ngày uống 10-15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ có thể rửa sạch, ngâm trong rượu, dấm để làm thuốc trị bệnh nấm da.

Chữa eczema, hắc lào, lang ben: Rễ cây kiến cò 50g, thái nhỏ, giã nát; cồn  etylic  70 độ 100ml. Ngâm rễ cây kiến cò đã được giã nát trong vòng 1-2 tuần, sau đó lọc qua vải xô, lấy dịch thuốc bôi vào vùng da bị hắc lào, lang ben  ngày 2 lần đến khi khỏi.

Đau thần kinh tọa do lạnh: rễ cây kiến cò 8g, rễ lá lốt 12g, ráy sơn thục 12g, cẩu tích 16g, quế chi 8g, ngải cứu 8g, vỏ quýt 8g, rễ cỏ xước 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài này giúp khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết, giảm đau. Uống 10 - 15 thang.

Trị đau nhức khớp do phong hàn thấp (với biểu hiện đau mỏi các khớp; đau tăng khi thời tiết lạnh, mưa, ẩm thấp): Rễ cây kiến cò 12g, thổ phục linh (củ khúc khắc) 16g, ké đầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, kim ngân hoa 16g, quế chi 8g, bạch chỉ 8g, tỳ giải (củ cây kim cang) 12g, ý dĩ 12g, cam thảo nam 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống 10-20 thang.

BS. Thu Vân Bình luậnXem thêm bình luậnÝ kiến của bạn

Đăng nhập để tham gia bình luận

Bình luận không đăng nhập Gửi

Đăng nhập với socail

Facebook Google Ghi nhớ tài khoảnĐăng nhập

Thông báo

Bạn đã gửi thành công. Chia sẻ facebook Thời sự Xã hội Pháp luật Quốc tế Y tế Tin nóng y tế Thành tựu y khoa Blog thầy thuốc Sự hi sinh thầm lặng Camera bệnh viện Tra cứu bệnhSức khỏe TV Tọa đàm Giao lưu Livestream Dược An toàn dùng thuốc Thông tin dược học Thuốc mới Vaccine Y học cổ truyền Thầy giỏi – thuốc hay Bệnh viện - phòng khám Cây thuốc quanh ta Chữa bệnh không dùng thuốc

Multimedia Emagazine Video Infographic Y học 360 Bệnh người cao tuổi Bệnh thường gặp Bệnh phụ nữ Bệnh nam giới Bệnh trẻ em Sức khỏe tâm hồn Ung thư Khỏe - Đẹp Mỹ phẩm Thẩm mỹ Bài tập khỏe đẹp Dinh dưỡng Dinh dưỡng mẹ và bé Dinh dưỡng người cao tuổi Chế độ ăn người bệnh Cảnh giác thực phẩm Thực phẩm chức năng Giới tính Hỏi đáp phòng the Sức khỏe sinh sản Bệnh lây truyền Phòng mạch onlineThị trường Nhãn hàng sai phạm Doanh nghiệp Nhịp cầu Nhân áiVăn hóa – Giải tríChuyên trang gia đìnhĐời sống Báo Sức khỏe & Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế

Tổng Biên tập: TRẦN TUẤN LINH

Phó Tổng Biên tập: TÔ QUANG TRUNG (Thường trực), TRẦN YẾN CHÂU, NGUYỄN NGỌC ĐỨC, NGUYỄN CHÍ LONG

Giấy phép hoạt động báo chí số 390/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 25/06/2021

© Bản quyền thuộc Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.

Liên hệ

THÔNG TIN TÒA SOẠN Trụ sở chính: Số 138A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội Điện thoại: 024.6688.8900 - Fax: 024.3844.3144 Đường dây nóng: 0904.852.222 Email: toasoan@suckhoedoisong.vn

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

Điện thoại: 0888.669.909 - Email: ads@suckhoedoisong.vn

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

- Thành phố Hồ Chí Minh: Số 213 và 495 đường Điện Biên Phủ - Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh - Văn phòng Bắc Trung Bộ: Số 68A đường Nguyễn Sỹ Sách, Phường Hưng Phúc, TP Vinh, Nghệ An - Khu vực Đông Bắc: Phố Hải Phúc - Phường Hồng Hải - TP. Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh

Từ khóa » Hoa Kiến Cò