THUỐC HỖ TRỢ PHỔI LÀ GÌ?
Có thể bạn quan tâm
Phụ nữ mang thai chắc hẳn có trăm ngàn mối lo lắng. Một trong số đó có lẽ là lo lắng con mình sinh ra không đủ ngày đủ tháng. Nếu bạn đã từng sinh non hoặc có nguy cơ sinh non trong thai kỳ này, hẳn bạn sẽ còn lo lắng nhiều hơn nữa. Một loại thuốc thường được sử dụng để giảm biến chứng cho trẻ sơ sinh non tháng là CORTICOSTEROIDS, để bạn dễ hiểu tôi sẽ gọi nôm na là “THUỐC HỖ TRỢ PHỔI”
Vậy:
Thuốc hỗ trợ phổi là gì? Tại sao thuốc này hữu ích trong thai kỳ? Liệu thuốc này có gây hại cho bạn và con bạn? Khi nào nên sử dụng và cho ai?
1. Thuốc hỗ trợ phổi (corticosteroids) là gì ?
Corticosteroid là một loại thuốc được tiêm cho bạn nếu bạn có khả năng sinh non. Corticosteroid được tiêm bắp ở đùi hoặc cánh tay trên. Một đợt tiêm duy nhất corticosteroid có thể gồm 2 đến 4 mũi tiêm trong khoảng thời gian 24-48 giờ.
2. Tại sao nó lại hữu ích ?
Corticosteroid được sử dụng trong nhiều năm qua ở những phụ nữ được cho là có khả năng cao sinh non. Sơ sinh non tháng (trước 37 tuần) có nguy cơ cao về các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là hô hấp, tiêu hóa và nhiễm trùng. Những vấn đề này có xu hướng càng nghiêm trọng hơn khi sơ sinh cực non. Một đợt tiêm duy nhất corticosteroid đã được thấy giúp ích cho sự phát triển của bé sơ sinh và vì vậy sẽ tăng cơ hội sống sót cho con bạn. Nó cũng làm giảm khả năng biến chứng nghiêm trọng sau khi sinh như các vấn đề về hô hấp do phổi không phát triển đầy đủ, xuất huyết nội sọ, nhiễm trùng nặng hoặc viêm ruột.
3. Thuốc này có thể gây hại cho bạn hoặc con bạn không?
Một đợt duy nhất gồm 2 đến 4 mũi tiêm được xem là an toàn cho bạn hoặc con bạn.
4. Nên sử dụng ở giai đoạn nào của thai kỳ ?
Corticosteroid hữu ích nhất khi được tiêm cho bạn từ 24 tuần đến 34 tuần 6 ngày theo Hiệp hội Sản Phụ Khoa Hoàng Gia Anh. Nếu bạn dự định mổ lấy thai từ 35 tuần đến 38 tuần 6 ngày, corticosteroid thường được sử dụng.
5. Hiệu quả bao lâu ?
Corticosteroid hữu ích nhất nếu liều cuối cùng được cho bạn từ 24 giờ đến 1 tuần trước khi bạn sinh. Vẫn có thể có lợi ích ngay cả khi con bạn được sinh trong vòng 24 giờ của liều đầu tiên.
6. Ai nên dùng ?
Bạn có thể được khuyên dùng corticosteroid nếu bạn có nguy cơ sinh non trước 35 tuần, ví dụ như những trường hợp sau:
- Nếu bạn đang chuyển dạ sinh non
- Nếu bạn có dấu hiệu dọa sinh non
- Nếu bạn vỡ ối non khi không có cơn gò
- Nếu có ích cho con bạn khi được chỉ định sinh sớm, ví dụ nếu con bạn chậm tăng trưởng trong tử cung.
- Nếu có ích cho bạn vì bạn có nguy cơ sinh non, chẳng hạn bạn đang bị bệnh nghiêm trọng, đang chảy máu nặng hoặc có tiền sản giật nặng.
- Nếu bạn có kế hoạch mổ lấy thai trước 39 tuần, corticosteroid được khuyến cáo để giảm khả năng bệnh lý hô hấp cho con bạn.
- Nếu bạn có đái tháo đường hoặc đái tháo đường thai kỳ, bạn có thể cần nhập viện vì corticosteroid làm tăng đường huyết.
7. Khi nào thì không dùng thuốc được?
Corticosteroid có thể ức chế hệ miễn dịch của mẹ, nhưng không có bằng chứng rằng một đợt duy nhất corticosteroid sẽ gây hại cho bạn thậm chí ngay cả khi bạn nhiễm trùng nặng.
8. Có cần chích thuốc lặp lại nhiều lần không?
Nếu bạn đã được tiêm một đợt corticosteroid, bạn không cần được tiêm một đợt nữa trong cùng một thai kỳ.
(Nguồn: Hiệp hội Sản Phụ Khoa Hoàng Gia Anh)
Từ khóa » Tiêm Hỗ Trợ Phổi Cho Thai Nhi Giá Bao Nhiêu
-
Tiêm Trưởng Thành Phổi Cho Thai Nhi. - Cần Thơ
-
Tiêm Thuốc Trợ Phổi Cho Thai Nhi Khi Mang Thai: Những điều Cần Biết
-
Tiêm Trưởng Thành Phổi: Lợi Và Hại | Vinmec
-
Tiêm Thuốc Trợ Phổi Bao Nhiêu Tiền?
-
Tiêm Trưởng Thành Phổi Có ảnh Hưởng Thai Nhi? - VnExpress Sức Khỏe
-
MŨI TIÊM TRƯỞNG THÀNH PHỔI CHO THAI NHI
-
Thuốc Trưởng Thành Phổi Là Gì, Tiêm Khi Nào Và Có Đắt Không?
-
Thuốc Trưởng Thành Phổi Có Tác Dụng Phụ Không, Tiêm Hết Bao Nhiêu ...
-
Tiêm Trưởng Thành Phổi: Những điều Mẹ Cần Biết - MarryBaby
-
Tiêm Trưởng Thành Phổi Cho Thai Nhi Nên Hay Không? - Era Group
-
Thuốc Trưởng Thành Phổi Là Gì? Có Nên Tiêm Thuốc Trưởng Thành Phổi ...
-
Top 14 Giá Tiêm Trợ Phổi Cho Thai Nhi 2022
-
️ Vì Sao Sử Dụng Corticoid Giúp Hỗ Trợ Trưởng Thành Phổi Thai Nhi?
-
Tiêm Trưởng Thành Phổi Thai Nhi: Lợi ích, Tác Dụng Phụ? - YouMed