Thuốc Kháng Sinh Là Gì? Nguyên Tắc Sử Dụng Hợp Lý - Bảo Khí Khang

Việc sử dụng và mua bán kháng sinh tràn lan không theo chỉ định bác sĩ tại nước ta là một trong những nguyên nhân dẫn đến bùng nổ hiện tượng kháng kháng sinh, nhờn kháng sinh. Hiểu biết kĩ càng về các loại kháng sinh cũng như nguyên tắc sử dụng kháng sinh sẽ góp phần nào giảm thiểu thực trạng này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức cho độc giả về thuốc kháng sinh cũng như những lời khuyên hữu ích khi sử dụng loại thuốc được coi là “con dao hai lưỡi” này.

Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]

  • Các loại thuốc kháng sinh
    • Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học
    • Phân loại kháng sinh theo phổ tác dụng
    • Phân loại kháng sinh theo phương thức tác dụng
  • Cơ chế tác dụng của kháng sinh
  • Nguyên tắc dùng kháng sinh hợp lý
    • Nguyên tắc sử dùng kháng sinh
    • Hậu quả khi lạm dụng và dùng kháng sinh sai cách
    • Lời khuyên sử dụng kháng sinh hợp lý
  • Hiểu đúng về thuốc kháng sinh trị viêm hô hấp

Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh là gì?

Các loại thuốc kháng sinh

Kháng sinh là những thuốc được sản xuất từ các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, Actinomycetes,… có tác dụng ức chế sự phát triển của các chủng vi sinh vật khác. Ngày nay, kháng sinh còn được sản xuất từ các chất kháng khuẩn có nguồn gốc tổng hợp hóa học như sulfonamid và quinolon.

Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học

Các loại kháng sinh hiện nay rất phong phú, đa dạng để dễ dàng cho việc nhận biết và sử dụng các nhà khoa học phân loại chúng thành các nhóm sắp xếp theo cấu trúc hóa học. Có tất cả 9 nhóm kháng sinh bao gồm:

  1. Beta-lactam
  2. Aminoglycosid
  3. Macrolid
  4. Lincosamid
  5. Phenicol
  6. Tetracyclin
  7. Peptid
  8. Quinolon
  9. Các nhóm kháng sinh khác, Sulfonamid, Oxazolidinon, 5-nitroimidazol 1].

Phân loại kháng sinh theo phổ tác dụng

Kháng sinh có phổ tác dụng rộng: bao gồm những kháng sinh có khả năng tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn  cả vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn Gram dương. Các nhóm kháng sinh có phổ tác dụng rộng:

  • Nhóm cephalosporin: Có hoạt phổ rộng, không bị penicilinase phân huỷ, được chia thành 3 (đến nay là 4) thế hệ.
  • Nhóm tetracyclin
  • Nhóm phenicol
  • Nhóm aminoglycosid: Streptomycin, gentamicin, kanamycin, neomycin, tobramycin, amikacin …
  • Nhóm sulfamid và trimethoprim

Kháng sinh có phổ tác dụng hẹp: là những kháng sinh có tác dụng chọn lọc trên một số vi khuẩn nhất định.

  • Nhóm macrolid: có tác dụng trên vi khuẩn Gram – dương và một số trực khuẩn Gram – âm, như erythromycin, spiramycin…
  • Nhóm polymyxin hoặc acid nalidixic: Chỉ có tác dụng trên trực khuẩn Gram – âm
  • Các dẫn xuất của acid isonicotinic: INH (Rimifon) chỉ có tác dụng trên vi khuẩn lao.
  • Nhóm penicilin: Tác động lên vi khuẩn Gram – dương, bị penicilinase phân huỷ, như penicilin G, penicilin V…
  • Nhóm methicilin (còn gọi là penicilin chống tụ cầu): Tác động lên vi khuẩn Gram – dương, không bị penicilinase phân huỷ, như cloxacilin,… [2].

Phân loại kháng sinh theo phương thức tác dụng

Kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn (ức chế - bacteriostatic): những kháng sinh này có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn nhưng chưa đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn, để giết chết được vi khuẩn các kháng sinh này cần có sự hỗ trợ của hệ thống miễn dịch của cơ thể như đại thực bào, kháng thể… Một số kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn: acid fusidic, acid nalidixic, tetracyclin, trimethoprim,...

Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn: là những kháng sinh có tác dụng gây rối loạn không phục hồi chức năng của tế bào vi khuẩn và khiến chúng suy kiệt đến chết.  Ngoài ra một số kháng sinh diệt khuẩn còn hoạt động bằng cơ chế phá hủy chức năng thẩm thấu chọn lọc của màng nguyên tương vi khuẩn hoặc ức chế sự tổng hợp vách của các vi khuẩn. Một số kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn phổ biến: polymyxin, aminoglycosid, vancomycin,...[2]

Cơ chế tác dụng của kháng sinh

Sau khi  vào cơ thể, kháng sinh đi tới đích tác dụng và phát huy tác dụng theo 3 cơ chế chính:

  • ức chế  sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn: những kháng sinh này sẽ ức chế sự tạo thành vách tế bào vi khuẩn. Vi khuẩn sinh ra sẽ không có vách do đó dễ bị tiêu diệt, ví dụ kháng sinh nhóm bêta-lactam, vancomycin.
  • Ức chế sinh tổng hợp protein:  những protein này sẽ tác động vào ribosom 70S của vi khuẩn và ức chế sự hình thành của các phân tử protein hoặc làm các protein mất đi hoạt tính sinh học.
  • Ức chế sinh tổng hợp acid nucleic: kháng sinh vào cơ thể sẽ ngăn chặn sự sao chép của ADN vi khuẩn hoặc ngăn chặn sinh tổng hợp ARN khiến vi khuẩn không nhân lên được và bị tiêu diệt dần dần.
  • Ức chế sinh tổng hợp các chất chuyển hoá cần thiết cho tế bào: có một số kháng sinh co khả năng ức chế quá trình chuyển hoá tạo acid folic – một coenzym cần cho việc tổng hợp một số acid amin và các purin, pyrimidin cần thiết cho sự tồn tại của vi khuẩn.

Cơ chế tác dụng của các nhóm kháng sinh

 

 

Cơ chế tác dụng của các loại kháng sinh

 

Nguyên tắc dùng kháng sinh hợp lý

Dùng kháng sinh để đạt được tác dụng điều trị bệnh cần tuân theo nguyên tắc:

Nguyên tắc sử dùng kháng sinh

  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn dấu hiệu thường là sốt.  Cần thăm khám lâm sàng kĩ càng, làm kháng sinh đồ và các xét nghiệm liên quan trước khi dùng kháng sinh.
  • Lựa chọn Kháng sinh hợp lý: đúng Kháng sinh dựa trên phổ tác dụng, tính chất dược động học, vị trí nhiễm khuẩn, tình trạng nhiễm khuẩn và cơ địa bệnh nhân.
  • Sử dụng kháng sinh đúng cách, đủ liều, đủ thời gian (mức độ nhiễm khuẩn, tuổi tác, thể trạng ; phải dùng ngay liều điều trị, không tăng dần hay giảm dần liều, không ngắt quãng gây kháng thuốc). Thời gian sử dụng tối thiểu từ 5 - 7 ngày, có thể dài hơn tùy thuộc tình trạng bệnh nhân.
  • Phối hợp Kháng sinh hợp lý: mục đích nới rộng phổ tác dụng, tăng hiệu quả điều trị, giảm kháng thuốc. Tránh phối hợp kháng sinh gây tác dụng đối kháng, làm giảm hoạt lực của kháng sinh.
  • Dự phòng kháng sinh hợp lý: chỉ dùng trong dự phòng nhiễm khuẩn khi phẫu thuật, đặc biệt là dự phòng nhiễm tụ cầu do nếu lạm dụng kháng sinh trong công tác dự phòng dễ gây hiện tượng kháng thuốc.
  • Điều chỉnh liều phù hợp: tùy từng cơ địa mà khả năng hấp thu kháng sinh cũng như phát huy hoạt lực kháng sinh lại khác nhau. Việc điều chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân cần dựa trên lâm sàng thực tế và theo chỉ định bác sĩ.

>>Xem thêm: Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản

Hậu quả khi lạm dụng và dùng kháng sinh sai cách

  • Tiêu diệt hệ vi khuẩn có lợi trong cơ thể: bên trong cơ thể ngoài sự có mặt của vi khuẩn có hại thì còn có những vi khuẩn có lợi. Kháng sinh  không có khả năng phân biệt để tiêu diệt riêng biệt loại vi khuẩn có hại vì vậy khi lạm dụng kháng sinh khiến lượng vi khuẩn có lợi bị giảm đi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dễ phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm đặc biệt các bệnh đường tiêu hóa.

 

Hậu quả của lạm dụng kháng sinh

Hậu quả của việc lạm dụng kháng sinh

 

  • Lạm dụng kháng sinh gây tổn thương gan: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng kháng sinh rất hại cho các mô gan, chúng khiến các chỉ số men gan bao gồm AST và ALT tăng vọt. Chẳng hạn, Azithromycin là một kháng sinh được sử dụng tương đối phổ biến nhưng lại tổn thương gan rất nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng liều lượng bác sĩ chỉ định.
  • Gia tăng nguy cơ ung thư: Nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học người Phần Lan cho thấy rằng sử dụng kháng sinh kéo dài gây tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, phổi, ruột kết, buồng trứng, nội tiết, da, tuyến giáp và ung thư thận cao gấp 1,5 lần so với nhóm không dùng kháng sinh, cả nam giới lẫn phụ nữ.
  • Tăng nguy cơ kháng thuốc, góp phần tạo ra loại vi khuẩn đa kháng: lạm dụng kháng sinh, sử dụng không đúng cách, không đúng liều không những không tiêu diệt được triệt để chúng mà còn khiến chúng được tiếp xúc với kháng sinh, học cách tác dụng của kháng sinh và biến đổi để chống lại sự tấn công của kháng sinh. Hiện nay đã xuất hiện loại vi khuẩn đa kháng mà không có bất kì loại kháng sinh nào có thể chữa trị được.
  • Làm giảm sức đề kháng của cơ thể: việc lạm dụng kháng sinh khiến hệ miễn dịch của cơ thể lười biếng, phụ thuộc kháng sinh bên ngoài. Hơn thế nữa, kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi đường ruột, khiến vi khuẩn có hại đường ruột phát triển, tấn công tổn thương niêm mạc ruột. Mà có đến 70% lượng kháng thể được sinh ra tại đường ruột. Vì vậy, việc lạm dụng kháng sinh ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản sinh kháng thể, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Lời khuyên sử dụng kháng sinh hợp lý

Việc xuất hiện liên tục những vi khuẩn đa kháng chính là nỗi đau đầu của nên y tế toàn cầu hiện nay. Các chuyên gia y tế và các nhà khoa học khuyên rằng để tránh hiện tượng kháng thuốc  nói riêng và các tác hại của kháng sinh nói chung người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc sử dụng kháng sinh.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thay thế bằng những loại kháng sinh tự nhiên từ thảo dược với các trường hợp cảm cúm thông thường.  Một số loại thảo dược có tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt có thể tham khảo là: húng chanh, mật ong, tỏi, cỏ xạ hương,…

>>Xem thêm: Cây thuốc trị ho

Làm thế nào để sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách, hiệu quả chắc hẳn là hiệu quả chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều độc giả. Hy vọng rằng, bài viết trên đây đã cung cấp những kiến thức đầy đủ, cần thiết nhất cho bệnh nhân và người nhà.

Dược sĩ Thu Hương

Tài Liệu tham khảo:

[1]. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh – Bộ Y Tế 

[2]. Dược lý 1 – Đại học dược Hà Nội

Bạn có thể gọi tới số 18000055 để được dược sĩ có chuyên môn của chúng tôi tư vấn miễn phí về cách sử dụng kháng sinh hợp lý.

Khi mắc những bệnh hô hấp mạn tính như viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, COPD  bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng kết hợp các sản phẩm thảo dược thiên nhiên hô trợ điều trị trieju chứng bệnh như sản phẩm Bảo Khí Khang. Để mua hàng, vui lòng click TẠI ĐÂY

 

*Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Từ khóa » Hoạt Lực Kháng Sinh Là Gì