Thuốc Kháng Sinh Trị đau Mắt đỏ Và Những Lưu ý Trong Quá Trình điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Điều trị đau mắt đỏ bằng thuốc kháng sinh trong trường hợp nào?
Trong điều trị đau mắt đỏ, tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Đau mắt đỏ chia làm 3 dạng: do vi khuẩn, virus và dị ứng. Thông thường ở các bệnh nhân bị đau mắt đỏ ở thể nhẹ như viêm kết mạc và loét giác mạc nông thì chỉ cần dùng thuốc kháng sinh nhỏ tại chỗ. Trường hợp nhiễm trùng sâu trong mắt, hốc mắt, viêm kết mạc nặng cần phải uống thêm thuốc kháng sinh trong suốt quá trình điều trị.(1)
Bác sĩ có thể kê đơn sử dụng thuốc kháng sinh để trị đau mắt đỏ do vi khuẩn cho bệnh nhân khi:
- Các biểu hiện trở nên rất nghiêm trọng.
- Suy giảm hệ thống miễn dịch. Điều này có thể xảy ra nếu bạn mắc một căn bệnh khác, chẳng hạn như HIV / AIDS.
- Tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân không thuyên giảm trong một tuần.
Điều đáng chú ý là thuốc kháng sinh chỉ cho hiệu quả khi bệnh đau đỏ do tác nhân vi khuẩn gây ra. Ngược lại thuốc sẽ không giúp ích gì cho người bị đau mắt đỏ do virus tấn công. Mặt khác, sử dụng kháng sinh không đúng sẽ gây hại nhiều hơn bởi theo Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ, đau mắt đỏ do tác nhân dị ứng sẽ chỉ đỡ hơn khi người bệnh tránh những tác nhân gây dị ứng mà không nên lạm dụng thuốc kháng sinh.
Hình thức chỉ định kháng sinh phổ biến trong điều trị đau mắt đỏ là tra thuốc vào mắt, nặng hơn sẽ tiêm trực tiếp hoặc bằng đường uống.
Trên thực tế điều trị, dùng thuốc kháng sinh trị đau mắt đỏ thực chất cũng không giúp bệnh hết nhanh chóng, mà chỉ kiểm soát vi khuẩn, giúp cho quá trình lành bệnh diễn ra thuận lợi hơn.
Đối với kháng sinh chỉ nên dùng kháng sinh tra tại mắt, kháng sinh phổ rộng để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân đau mắt đỏ. Cũng chỉ nên dùng một trong các loại kháng sinh sau đây: tobramycine 0.3% (tobrex, toy cine), quinolone (oflovid, okacin, vigamox), neomycine và polymyxin B (cebemyxine).
Lạm dụng thuốc kháng sinh điều trị đau mắt đỏ – viêm kết mạc gây hại mắt thế nào?
Mặc dù, kháng sinh thường được dùng bổ sung để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Thế nhưng, khi lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ không giúp bệnh nhanh khỏi, ngược lại còn làm cho tình trạng bệnh diễn tiến xấu hơn.
Như đã nói, kháng sinh không phải là loại “vũ khí” phù hợp với tất cả nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) đặc biệt là những nguyên nhân do virus, dị ứng. Việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh trị đau mắt đỏ khi chưa có chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực (2 , 3).
Theo thống kê của Hiệp hội Bệnh mắt ở Đức, khoảng 30% các bệnh về mắt như khô mắt, mỏi mắt, tăng áp lực nội nhãn (cườm nước) là do phản ứng phụ của thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, khi dùng kháng sinh điều trị đau mắt đỏ, thuốc còn tác động toàn cơ thể và gây ngứa, châm chích, bỏng rát, sưng tấy và mẩn đỏ. Đặc biệt thuốc kháng sinh có thể gây tiết dịch ở mắt nhiều hơn và sinh ra phản ứng dị ứng ở một số người.
Theo Hiệp hội Bệnh mắt ở Đức, khoảng 200 loại thuốc kháng sinh hiện nay có thể gây ra các bệnh khô mắt, viêm loét kết giác mạc và đục thủy tinh thể nếu sử dụng không đúng chỉ định.
Theo các chuyên gia chuyên khoa mắt, sử dụng thuốc kháng sinh càng mạnh, dùng càng lâu, mắt càng giảm thị lực nhanh chóng. Đó là chưa kể việc tự ý dùng thuốc kháng sinh có thể gây tình trạng lờn thuốc trong cộng đồng.
Biện pháp cải thiện đúng cách giúp mau khỏi bệnh
Hiện không có thuốc phòng ngừa và điều trị đặc hiệu cho bệnh đau mắt đỏ. Vì thế, nếu bị đau mắt đỏ, bạn nên bắt đầu cải thiện bằng cách làm dịu triệu chứng của bệnh. Đồng thời, quá trình khỏi bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng miễn dịch, dinh dưỡng, vệ sinh và mức độ viêm nhiễm…
Khi mắc bệnh, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:
- Vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn để giảm thiểu khả năng lây bệnh cho những người xung quanh.
- Đeo kính râm khi ra ngoài để tránh bụi bẩn và vi khuẩn, virus xâm nhập.
- Đặc biệt là cần thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý nồng độ 0.9%.
- Tra thuốc mắt theo đúng chỉ định của bác sĩ nhãn khoa, đặc biệt là tuân thủ đúng liều lượng đã được đặt ra, tuyệt đối không được tự ý bớt hoặc thêm liều.
- Trong trường hợp phải sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài, người bệnh nếu có biểu hiện bất thường liên quan đến mắt như mắt cộm, ngứa, có dử/ghèn mắt, chảy nước mắt… phải đi đến các cơ sở chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và hỗ trợ cải thiện kịp thời để phòng biến chứng bệnh, tránh tâm lý chủ quan.
Như vậy, khi được hỗ trợ cải thiện đúng cách, kết hợp vệ sinh mắt, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, bệnh có xu hướng tự khỏi trong 7 – 10 ngày.
Tham khảo: Cách chữa đau mắt đỏ tại nhà nhanh khỏi nhất
Tăng cường đề kháng giúp phòng ngừa các bệnh mắt
Các bệnh mắt luôn rình rập đôi mắt của bạn, vì thế tăng cường sức đề kháng mỗi ngày cho mắt luôn được các chuyên gia khuyến cáo. Để giúp mắt sáng khỏe, bạn nên tránh các thói quen gây hại cho mắt như sử dụng thiết bị chứa ánh sáng xanh nguy hại như máy tính, điện thoại, tivi… một cách liên tục, làm việc ở nơi không đủ ánh sáng, hút thuốc lá và rượu bia, dụi tay vào mắt… và nên cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là các tinh chất từ thiên nhiên.
Theo đó, việc bổ sung tinh chất thiên nhiên như Lutein, Zeaxanthin, Beta Carotene, Vitamin C, Vitamin E, Zinc… và đặc biệt là Broccophane (chiết xuất từ bông cải xanh) sẽ giúp đôi mắt khỏe mạnh và được các nhà khoa học khuyên dùng.
Sau nhiều cuộc nghiên cứu, các chuyên gia nhận định tinh chất Broccophane (chứa trong viên uống bổ mắt Wit) có khả năng kích thích sản sinh Thioredoxin, bảo vệ và nuôi dưỡng võng mạc và thủy tinh thể từ bên trong. Từ đó, giúp hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện các chứng khô mắt, đau nhức mắt, chảy nước mắt sống, hỗ trợ tăng cường thị lực, giúp giảm mỏi mắt và xây dựng “hàng rào” bảo vệ chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
Wit – “tấm khiên” bảo vệ mắt sáng khỏe vượt trội.
Đánh giá từ chuyên gia Đỗ Như Hơn: “Nghiên cứu mới nhất từ các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra, tinh chất Broccophane thiên nhiên đem lại hiệu quả cao trong việc tăng cường Thioredoxin – một loại protein đặc biệt cho mắt. Nhờ đó, Broccophane giúp hỗ trợ bảo vệ mắt trước các yếu tố gây hại, đặc biệt là ánh sáng xanh, làm chậm quá trình lão hóa mắt, hạn chế đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm, ngăn ngừa mù lòa.”
Khi có ý định dùng kháng sinh trị đau mắt đỏ, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn cụ thể, từ đó giúp cho quá trình chữa bệnh được nhanh chóng. Nếu trong gia đình có người bị bệnh đau mắt đỏ, người thân nên hạn chế tiếp xúc, không dùng chung đồ vật cá nhân như khăn lau, thuốc nhỏ mắt… để tránh nguy cơ lây bệnh.
Đánh giá bài viếtTừ khóa » đau Mắt đỏ Thì Dùng Thuốc Gì
-
Lưu ý Khi Sử Dụng Thuốc Trị đau Mắt đỏ | Vinmec
-
Các Thuốc Dùng Trị đau Mắt đỏ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Đau Mắt đỏ Nhỏ Thuốc Gì Nhanh Khỏi Nhất - Tiền Phong
-
Đau Mắt đỏ Nhỏ Thuốc Gì? Lưu ý Khi Sử Dụng Từ Bác Sĩ
-
Bệnh đau Mắt đỏ Nhỏ Thuốc Gì Cho Mau Khỏi?
-
Đau Mắt đỏ Nên Tra Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi?
-
6 Cách Chữa đau Mắt đỏ Tại Nhà Hiệu Quả, Nhanh Khỏi Nhất
-
Bệnh đau Mắt đỏ Và Những điều Bạn Nên Biết
-
Bệnh đau Mắt đỏ: Nguyên Nhân, Phương Pháp điều Trị Và Cách ...
-
Phòng Và Chữa Bệnh đau Mắt đỏ đúng Cách
-
Những Cách Trị đỏ Mắt Hiệu Quả, An Toàn Thường được áp Dụng Hiện ...
-
Đau Mắt đỏ | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Bệnh đau Mắt đỏ Kiêng Gì để Mau Khỏi? | TCI Hospital
-
Thuốc Trị đau Mắt đỏ - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
-
Trẻ Bị đau Mắt đỏ: Nguyên Nhân Và Cách Chữa - Huggies
-
Bệnh đau Mắt đỏ ở Trẻ Em Cha Mẹ Cần Lưu ý
-
Đau Mắt đỏ Lây Qua đường Nào Và Cách Phòng Tránh