Thuốc Kháng Viêm Betamethasone - Wimaty | Pharmog

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Betamethasone

Phân loại: Thuốc Corticosteroids.

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A07EA04; C05AA05; D07AC01; D07XC01; H02AB01; R01AD06; R03BA04; S01BA06; S01CB04; S02BA07; S03BA03.

Biệt dược gốc: CELESTONE

Biệt dược: WIMATY

Hãng sản xuất : Unison Laboratories Co., Ltd..

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Kem: 0,1%.

Thuốc dạng kem bôi, mịn, có màu trắng và không mùi.

Thuốc tham khảo:

WIMATY
Mỗi tuýp 15 gam có chứa:
Betamethasone …………………………. 15 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Viêm da cơ địa mức độ nhẹ tới vừa; Viêm da tiếp xúc; Viêm da hình đồng xu thể nhẹ; Lichen phẳng ở mặt và vùng nếp gấp; Lupus ba đỏ hình đĩa ở da mặt và vùng nếp gấp; Ban nhạt đa dạng;, Ngứa bộ phận sinh dục ngoài; Ngứa do lão suy; Vẩy nến ở mặt và vung nếp gẫp; Hói thể đốm, giai đoạn viêm khô; Các thể viêm da khác, mức độ vừa và nặng; Các bệnh da thể viêm khác, mưc độ vừa và nặng; u hạt hình khuyên; Sẹo, giảm ngứạ kèm theo; Lichen phẳng; Lichen đơn mãn tính; Lichen thể vân; Lupus ban đỏ, bán cấp, hình đĩa; Phù niêm vùng trước xưởng chày; hoại tử giống mỡ trong đái tháo đường; Bệnh Pemphigut; Bệnh vảy phấn hồng; Bệnh vảy nến; Bệnh sarcoid hoặc bỏng nắng.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dùng tại chỗ

Liều dùng:

Liều thường dùng ở người lớn:

Bôi lên da, 1 tới 3 lần mỗi ngày.

Liều thường dùng ở trẻ em:

Corticosteroid bôi trên da trẻ em dùng dưới dạng kem với nồng độ 0,01%, bôi 1 tới 2 lần mỗi ngày; hoặc dạng kem 0,1%, ngày bôi 1 lần.

4.3. Chống chỉ định:

Cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi gặp phải các vấn đề sau:

Dị ứng với corticosterọid

Nhiễm trùng tại nơi điều trị (có thể bị vượng bệnh nều không dùng kèm theo kháng sinh thích hợp)

Tiền sử teo da (có thể Vượng bệnh do đặc tính gây teo da của corticosteroid)

4.4 Thận trọng:

Cũng như các chế phẩm chứa corticosteroid dạng thoa có hoạt tính cao, nên ngưng điều trị khi rối loạn ở da đã được kiểm soát.

Theo các nghiên cứu lâm sàng, thời gian điều trị có thể từ vài ngày đến vài tuần, nhưng không nên kéo dài quá 4 tuần mà không có sự thăm khám lại bệnh nhân.

Ngưng sử dụng nếu bị kích ứng hay nhạy cảm với thuốc.

Trong trường hợp có nhiễm trùng, cần sử dụng kèm theo một thuốc kháng nấm hay kháng sinh. Nếu không có đáp ứng tốt tức thời, nên ngưng điều trị corticosteroid cho đến khi nhiễm trùng được kiểm soát đầy đủ.

Bất kỳ một tác dụng phụ nào do sử dụng corticosteroid đường toàn thân, kể cả suy thượng thận cũng có thể xảy ra với corticosteroid dạng thoa, đặc biệt là ở trẻ em và nhũ nhi.

Điều trị lâu dài với corticosteroid có thể gây ngăn cản sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em.

Không nên dùng betamethason thoa với băng kín vì sẽ làm tăng sự hấp thu toàn thân.

Sử dụng kéo dài các chế phẩm chứa corticosteroid có thể làm teo da hay mô dưới da. Nếu xảy ra, nên ngưng thuốc.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: Betamethasone Dipropionate/Valerate – B1/B3

US FDA pregnancy category: C

Thời kỳ mang thai:

Thận trọng khi sử dụng Betamethason cho phụ nữ có thai, phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc đối với người mẹ và phôi hoặc thai nhi.

Thời kỳ cho con bú:

Phụ nữ cho con bú tránh bôi thuốc lên vú khi cho con bú.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Các tác dụng không mong muốn của Betamethason liên quan cả đến liều và thời gian điều trị.

Tác dụng phụ tại chỗ: cảm giác nóng rát, ngứa, kích ứng, viêm nang lông, chứng tăng lông tóc, phát ban dạng trứng cá, giảm sắc tố, nhiễm trùng thứ phát, teo da, nổi vân da. Hiếm gặp viêm da dị ứng, mày đay, phù thần kinh mạch.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Đa số các tác dụng không mong muốn thường có thể phục hồi hoặc giảm thiểu bằng cách giảm liều; cách này thường ưa dùng hơn là ngừng thuốc. Dùng corticosteroid dạng uống kèm với thức ăn hạn chế được chứng khó tiêu hoặc kích ứng đường tiêu hóa có thể xảy ra. Người bệnh điều trị kéo dài với corticosteroid ở liều điều trị có thể phải hạn chế dùng natri và bổ sung kali trong quá trình điều trị. Vì corticosteroid làm tăng dị hóa protein, nên cần thiết phải tăng khấu phần protein trong quá trình điều trị kéo dài. Dùng calci và vitamin D có thể giảm nguy cơ loãng xương do corticosteroid gây nên trong quá trình điều trị kéo dài. Những người có tiền sử hoặc có yếu tố nguy cơ loét dạ dày phải được điều trị dự phòng bằng thuốc chống loét (thuốc kháng acid, hoặc đối kháng thụ thể H2 hoặc ức chế bơm proton). Người bệnh đang dùng corticoid mà bị thiếu máu thì cần nghĩ đến nguyên nhân có thể do chảy máu dạ dày.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Betamethason dễ được hấp thu khi dùng tại chỗ và có tác dụng toàn thân. Do đó có thể dẫn đến:

Betamethason làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan nếu dùng cùng với paracetamol liều cao hoặc trường diễn.

Betamethason làm tăng nồng độ glucose huyết, nên có thể cần thiết phải điều chỉnh liều của các thuốc chống đái tháo đường uống hoặc insulin.

Betamethason làm tăng khả năng loạn nhịp tim hay độc tính của digitalis kèm với hạ kali huyết khi dùng chung với glycosid digitalis.

Betamethason có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông của các thuốc chống đông loại coumarin nên có thể cần thiết phải điều chỉnh liều.

Betamethason có thể làm tăng nồng độ salicylat trong máu.

Betamethason phối hợp với thuốc kháng viêm không steroid hoặc rượu có thể làm tăng mức độ trầm trọng của loét đường tiêu hóa.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng làm tăng các rối loạn tâm thần do corticosteroid gây ra.

Phenobarbital, phenytoin, rifampicin hoặc ephedrin có thể làm tăng chuyển hóa và làm giảm tác dụng điều trị của Betamethason.

Estrogen có thể làm thay đổi chuyển hóa và mức liên kết protein của Betamethason, làm giảm độ thanh thải, tăng tác dụng điều trị và độc tính của Betamethason.

Thận trọng khi dùng phối hợp aspirin với Betamethason trong trường hợp giảm prothrombin huyết.

4.9 Quá liều và xử trí:

Triệu chứng: tác dụng do tăng corticosteroid không xuất hiện sớm trừ khi dùng liều cao liên tiếp. Các tác dụng toàn thân do quá liều có thể gặp như giữ natri và nước, tăng chứng thèm ăn, huy động calci và phospho kèm theo loãng xương, tăng đường huyết…

Xử trí: trường hợp quá liều cấp, cần theo dõi điện giải đồ huyết thanh và nước tiểu. Đặc biệt chú ý tới cân bằng natri và kali. Trường hợp nhiễm độc mạn, ngừng thuốc từ từ. Điều trị mất cân bằng điện giải nếu cần.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Betamethason là một corticosteroid tổng hợp, có tác dụng glucocorticoid rất mạnh kèm theo tác dụng mineralocorticoid không đáng kể. Khi dùng tại chỗ, Betamethason hiệu quả trong điều trị bệnh da đáp ứng với corticosteroid do có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, co mạch.

Cơ chế tác dụng:

Corticosteroid tại chỗ hoạt động như tác nhân kháng viêm thông qua nhiều cơ chế để ức chế phản ứng dị ứng giai đoạn muộn bao gồm giảm mật độ tế bào mast, giảm chemotaxis và kích hoạt bạch cầu ưa eosin, giảm sản xuất cytokine của tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân, tế bào mast và bạch cầu ưa eosin, và ức chế chuyển hóa axit arachidonic.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Mức độ hấp thu qua da phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tá dược, thể trạng da, băng kín.

Betamethason dễ được hấp thu khi dùng tại chỗ. Khi bôi, đặc biệt khi băng kín hoặc da bị tổn thương làm tăng khả năng hấp thu qua da, có thể có một lượng Betamethason được hấp thu đủ cho tác dụng toàn thân.

Betamethason ít liên kết rộng rãi với protein huyết tương.

Sau khi hấp thu qua da, Betamethason được chuyển hóa chủ yếu ở gan, sau đó bài tiết qua thận.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Tá dược: Cetomacrogol 1000, paraffin dạng lỏng, di-natri phosphate khan, Crodacol – cs, propylene glycol, citric acid, Germaben II, mỡ petrolatum trắng, nước tinh khiết.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Bảo quản ở nhiệt độ từ 2 – 30 °C trong bao bì kín. Tránh ánh sáng, lửa và không để đông lạnh.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

Từ khóa » Thuốc Bôi Wimaty