Thuốc Kháng Viêm Ibuprofen + Paracetamol | Pharmog
Có thể bạn quan tâm
Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc kết hợp Ibuprofen + Paracetamol (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)
1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Ibuprofen + Paracetamol
Phân loại: Thuốc kháng viêm Non-steroid (NSAIDS). Dạng kết hợp.
Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC – (Over the counter drugs)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): M01AE51.
Biệt dược gốc:
Thuốc Generic: Para-Api Plus, Ecaxan, Dibulaxan, Budolfen, Hapacol AP, Hapacol pain, Lopenca, Hapacol đau nhức, Alecizan, Nady-axan, Agiparofen, Maxxpara, Amfadol Plus, Biragan aches, Paralmax Pain, Panalgan Giảm đau nhức, Ailaxon, Do-Parafen, Fepro, Ibucet, Richaxan, Skdol Fort, QBILacxan, SaViAlvic, Maxibumol, Maxibumol fort, Paindol extra, Alcixan, Travicol PA, Piantawic, Dolanol, Aralgicxan, Ibucapvic, Cetecoataxan, Cetecoataxan-F, Fencedol F, Fencedol, Protamol, Tatanol Extra, Mypara forte, Dozido, Donaklyn, Sibucap, Feparac, Fedip, Doaxan – S, Atalzan, Becoaloxan, Befaprofen, Ibucetamo, Glotasic extra, Partamol Extra, Aztalxan, Bitalvic, Aphaxan, Idolpalivic, Tana-Bupagic new, Taxanzan, Tana-Bupagic F, Alaxan, Brucet.
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén, viên nén bao phim hoặc viên nang, mỗi viên có chứa Ibuprofen 200mg, Paracetamol 325mg hoặc 500mg.
Thuốc tham khảo:
IBUCETAMO | ||
Mỗi viên nén có chứa: | ||
Ibuprofen | …………………………. | 200 mg |
Paracetamol | …………………………. | 325 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Video by Pharmog:
[VIDEO DƯỢC LÝ]
————————————————
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Giảm đau, kháng viêm trong các trường hợp cơ khớp đau do chấn thương, thấp khớp, viêm thần kinh như đau lưng, vẹo cổ, bong gân, căng cơ quá mức, gãy xương, trật khớp, đau sau giải phẫu…
Điều trị cảm sốt, nhức đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ quan vận động….
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Dùng uống. Uống thuốc ngay sau bữa ăn.
Liều dùng:
Người lớn: uống 1 viên mỗi 6 giờ khi cần, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Người cao tuổi: dùng liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể. Nên theo dõi thường xuyên tác dụng phụ của thuốc.
Bệnh nhân suy giảm chức năng gan và thận: tác dụng không mong muốn sẽ được giảm thiểu tối đa khi sử dụng liều thấp nhất có tác dụng.
Không dùng lâu hơn 10 ngày nếu không có hướng dẫn của bác sĩ..
4.3. Chống chỉ định:
Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc. Loét dạ dày-tá tràng tiến triển.
Suy gan hoặc suy thận nặng.
Lupus ban đỏ rải rác (nguy cơ bị phản ứng màng não nhẹ).
4.4 Thận trọng:
Khi bắt đầu điều trị, cần theo dõi thật kỹ sự bài tiết nước tiểu và chức năng thận ở bệnh nhân bị suy tim, xơ gan và hư thận, ở bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu, ở bệnh nhân bị suy thận mạn tính và đặc biệt ở người già.
Theo dõi những bệnh nhân đã có tiền sử loét dạ dày-tá tràng, thoát vị hoành hoặc xuất huyết tiêu hóa.
Cẩn thận khi sử dụng ở bệnh nhân có bệnh tim và tăng huyết áp.
Người điều khiển phương tiện giao thông và sử dụng máy móc cần lưu ý về nguy cơ bị chóng mặt khi dùng thuốc.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Các tác dụng khống mong muốn như chóng mặt, buồn ngủ, mỏi mệt và rối loạn thị giác có thể có khi uống các thuốc kháng viêm không steroid. Nếu bị ảnh hưởng, người bệnh không nên lái xe hoặc vận hành máy móc.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: NA
US FDA pregnancy category: NA
Thời kỳ mang thai:
Cẩn thận khi dùng trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Tuyệt đối không dùng trong quý ba của thai kỳ (nguy cơ nhiễm độc thai : ở thận và tim phổi thai nhi, với sự đóng sớm ống động mạch) và vào cuối thai kỳ (do nguy cơ xuất huyết ở mẹ và cả con do kéo dài thời gian chảy máu).
Thời kỳ cho con bú:
Cẩn thận khi dùng cho phụ nữ nuôi con bú.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, ói mửa, khó tiêu, đau dạ dày, đau thượng vị, xuất huyết ngấm ngầm hoặc lộ rõ, rối loạn vận động.
Rối loạn thần kinh: Nhức đầu, suy nhược, chóng mặt.
Phản ứng mẫn cảm: Ở da (nổi mẫn, ngứa), ở hệ hô hấp (đôi khi co thắt phế quản ở người dị ứng với aspirine và các thuốc chống viêm không stéroide khác), phù.
Rối loạn gan (hiếm): Tăng tạm thời transaminase.
Rối loạn thận: Tiểu ít, suy thận.
Rối loạn máu: Mất bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết. Trong một số rất hiếm trường hợp có thể có thiếu máu cả ba dòng, giảm bạch cầu trung tính và giảm bạch cầu. Rối loạn thị giác.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Dùng kèm ibuprofene với thuốc chống đông máu loại coumarine có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Dùng kèm với aspirine có thể hạ thấp nồng độ của ibuprofene trong máu và làm giảm hoạt tính chống viêm.
Dùng lâu dài paracetamol có thể làm tăng tác động giảm prothrombine huyết của thuốc chống đông máu.
4.9 Quá liều và xử trí:
Quá liều paracetamol thường có 4 giai đoạn vơi các dấu hiệu và triệu chứng sau:
Rối loạn ăn uống, buồn nôn, nôn, khó chịu, và ra mồ hôi nhiều.
Đau hoặc sờ vào thấy đau ờ vùng bụng trên bên phải; gan lớn biểu hiện bằng cảm giác đầy bụng, tăng men gan và bilirubin trong máu, thời gian prothrombin kéo dài, và đôi lúc có giảm lượng nước tiểu.
Triệu chứng rối loạn ăn uống, buồn nôn, nôn, khó chịu tái phát, dấu hiệu suy gan và có thể bị suy thận.
Hồi phục hoặc tiến triển đến suy gan hoàn toàn gây tử vong.
Triệu chứng thường gặp nhất của quá liều ibuprofen gồm đau bụng, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, lơ mơ. Các triệu chứng khác là nhức đầu, ù tai, ức chế hệ thần kinh trung ương, co giật. Nhiễm toan chuyển hóa, hôn mê, suy thận cấp, ngưng thở hiếm khi xảy ra.
Nếu bệnh nhân đã dùng thuốc quá liều đề nghị, hãy hỏi ỷ kiến bác sĩ ngay lập tức.
Điều trị gồm có súc rửa dạ dày. N-acetylcysteine là thuốc giải độc hiệu quả nếu được bắt đầu trong vòng 10 – 12 giờ sau khi uống quá liều; tuy nhiên N-acetylcysteine vẫn có tác dụng nếu được điều trị trong vòng 24 giờ.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Ibuprofen + Paracetamol kết hợp tác động giảm đau và kháng viêm của ibuprofene và tính chất giảm đau, hạ nhiệt của paracetamol. Ibuprofene ngăn cản sự sinh tổng hợp prostaglandine bằng cách ức chế hoạt động của enzyme cyclo-oxygenase, vì vậy làm giảm sự viêm. Trong khi ibuprofene có tác động ngoại biên, paracetamol lại có tác động trung ương-ngoại biên, vì vậy tạo nên liệu pháp giảm đau rất có hiệu quả:
Ngay ở nguồn các chất trung gian dẫn truyền cảm giác đau, Ibuprofen + Paracetamol ức chế sự phóng thích prostaglandin, vì vậy ức chế cảm giác đau.
Tại các thụ thể tiếp nhận cảm giác đau, Ibuprofen + Paracetamol ngăn cản sự nhạy cảm của các thụ thể tiếp nhận cảm giác đau đối với những chất trung gian dẫn truyền cảm giác đau được phóng thích, vì vậy ngăn cản cảm giác đau và cắt đứt chu trình.
Tại hệ thống thần kinh trung ương, Ibuprofen + Paracetamol nâng ngưỡng chịu đau chống lại các xung động của các dây thần kinh thụ cảm đau, làm mất tín hiệu dẫn đến sự co cơ, vì vậy cắt đứt hoàn toàn chu trình.
Ibuprofen + Paracetamol cung cấp tác động giảm đau rất tốt do công thức giảm đau phối hợp : – điều trị một cách hiệu quả triệu chứng viêm khớp dạng thấp cấp tính và mạn tính, viêm xương khớp.
Điều trị hiệu quả chứng viêm không thuộc khớp và các cơn đau không có nguồn gốc nội tạng.
Làm giảm hiệu quả các cơn đau có nguồn gốc cơ xương và các cơn đau do chấn thương. Sự kết hợp của ibuprofene và paracetamol ở liều điều trị thấp nhất thì khi sử dụng sẽ an toàn hơn là khi sử dụng hai viên riêng rẽ mà vẫn cho hiệu quả giảm đau cao hơn. Ngoài ra, Ibuprofen + Paracetamol còn làm giảm những tác dụng phụ không mong muốn như ù tai, chóng mặt, giảm thính lực, bồn chồn, sự bào mòn hay xuất huyết của niêm mạc đường tiêu hóa hoặc những mô khác, buồn ngủ, nôn mửa, đau đầu và các chứng tương tự thường gặp khi sử dụng các loại thuốc giảm đau phối hợp khác.
Cơ chế tác dụng:
Paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt bằng cách ức chế sự tổng hợp prostaglandin. Thuốc giảm đau bằng cách làm tăng ngưỡng chịu đau và hạ sốt thông qua tác động trên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi. Ở liều điều trị, tác dụng giảm đau và hạ sốt của paracetamol tương đương với acetylsalicylic acid. Paracetamol không ảnh hưởng bất lợi trên – chức năng tiểu cầu và sự đông máu.
Ibuprofen là một dẫn xuất từ acid propionic, có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ sốt. Tác dụng điều trị của thuốc, như một chất chống viêm không steroid (NSAID), ibuprofen có tác dụng ức chế enzyme cyclooxygenase, kết quả là làm giảm sự tổng hợp prostaglandin. Ibuprofen được đánh giá là loại thuốc an toàn nhất trong số các chất chống viêm không steroid. Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm đau tốt trong điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên.
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Paracetamol
Paracetamol hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 30 phút đến 60 phút sau khi uống. Khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương. Paracetamol được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Độ thanh thải thận là khoảng 10 mL/phút, ít phụ thuộc vào tốc độ dòng tiểu và không phụ thuộc vào pH.
Ibuprofen
Ibuprofen dược hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa và nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 1 – 2 giờ sau khi uống. Ibuprofen được gắn kết mạnh với protein huyết tương và thời gian bán hủy khoảng 2 giờ. Thuốc nhanh chóng được bài tiết qua nước tiểu, khoảng 1% được bài tiết trong nước tiểu ở dạng không thay đổi và khoảng 14% ở dạng ibuprofen liên hợp.
5.3. Hiệu quả lâm sàng:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4. Dữ liệu tiền lâm sàng:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
….
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
HDSD Thuốc.
7. Người đăng tải /Tác giả:
Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.
Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM
Từ khóa » Thuốc Hạ Sốt Paracetamol Và Ibuprofen
-
Thuốc Acetaminophen Và Ibuprofen Là Gì? | Vinmec
-
Paracetamol Và Ibuprofen | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Phân Loại Và Cách Sử Dụng Thuốc Hạ Sốt Trẻ Em | Vinmec
-
[PDF] Giảm đau Cho Trẻ Em – Paracetamol Và Ibuprofen
-
Hạn Chế Dùng Thuốc Hạ Sốt Aspirin, Ibuprofen Cho Trẻ
-
Những Nguyên Tắc Cơ Bản Khi Sử Dụng Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ
-
Dược Sĩ Chỉ Cách Sử Dụng Thuốc Hạ Sốt An Toàn Trong Mùa Dịch
-
Chú ý Khi Uống Ibuprofen Xen Kẽ Paracetamol - Sức Khỏe Tươi Trẻ
-
Sự Khác Nhau Giữa Acetaminophen Và Ibuprofen - Suckhoe123
-
Giải đáp Câu Hỏi Thường Gặp Về Thuốc Hạ Sốt
-
Thuốc Hạ Sốt Ibuprofen Cho Trẻ Em: Nên Dùng Loại Nào Và Những Lưu ...
-
Sốt Cao Liên Tục Khó Hạ, Có Nên Dùng Thuốc Phối Hợp? - Dân Trí
-
Không Nên Tự Dùng Ibuprofen Hạ Sốt Cho Trẻ