Thuốc Lá - Hút Loại Nào Cũng Hại - Tin Tức Sự Kiện
Có thể bạn quan tâm
Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Nhưng với những người đã trót ghiền trong khói thuốc lá, có rất nhiều lý do để bao biện việc này.
TIN LIÊN QUANCó thật là hút ít, hút thuốc lá “nhẹ” hay hút thuốc lá có đầu lọc thì sẽ an toàn hơn? Những “nghi vấn” đó được giải đáp rất đầy đủ và khoa học qua bài viết dưới đây.
Không có “ngưỡng an toàn” khi hút thuốc lá
Hút thuốc lá cho dù chỉ là hút vài điếu mỗi ngày hoặc lâu lâu mới hút một lần cũng đều có hại cho sức khỏe. Như vậy trong hút thuốc lá không có cái gọi là “ngưỡng an toàn” nghĩa là không có một mốc mà hút dưới mốc đó thì an toàn cho sức khỏe.
Tuy nhiên do cơ thể mỗi người mỗi khác nên tác hại của thuốc lá trên mỗi người cũng ở nhiều mức độ khác nhau. Một số người hút thuốc lá bị tác hại do thuốc lá như ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất sớm, một số người khác xuất hiện bệnh chậm hơn, thậm chí có một số người hút thuốc lá đã 30 - 40 năm rồi mà cũng chưa xuất hiện các bệnh nặng do tác hại của thuốc lá.
Vấn đề là chúng ta không có cách nào để biết được ai là người nhạy cảm với thuốc lá: sẽ sớm bị tác hại do thuốc lá; ai là người ít nhạy cảm với thuốc lá: sẽ chậm bị tác hại do thuốc lá. Cho nên khuyến cáo đưa ra cho tất cả mọi người là cai thuốc lá càng sớm thì càng tốt.
Thuốc lá tẩu - thuốc lào - thuốc lá vấn có an toàn hơn thuốc lá điếu không?
Người hút tẩu hút “nông” hơn nhưng “nhặt” hơn sao cho phần thuốc ở đầu ống không bị tàn đi. Các chất sinh ung trong khói thuốc lá tiếp xúc nhiều, lâu niêm mạc vùng họng và miệng hơn là đi sâu vào trong phổi do vậy gây ung thư vòm hầu và miệng nhiều hơn.
Khói thuốc lào qua nước trước khi vào cơ thể. Hàm lượng hắc ín trong khói thuốc lào thấp hơn trong khói thuốc lá điếu, tuy nhiên do quá trình cháy ở hút thuốc lào xảy ra ở môi trường ít ôxy hơn vì thế lượng oxyde carbon (CO) lại cao hơn dễ gây ngộ độc CO hơn.
Thuốc lá vấn có hàm lượng nicotine và hắc ín nhiều gấp 3 - 6 lần so với thuốc lá điếu công nghiệp có cùng trọng lượng. Như vậy có thể nói thuốc lá vấn độc hại hơn thuốc lá điếu công nghiệp.
Hút xì gà còn nguy hại hơn thuốc lá điếu
Điếu xì gà khác với điếu thuốc lá ở chỗ kích thước lớn hơn và được bọc ở ngoài bằng chính lá của cây thuốc lá chứ không phải bằng giấy như trong điếu thuốc lá. Hút xì gà như vậy còn nguy hiểm hơn hút thuốc lá điếu vì lượng nicotine trong 1 điếu xì gà nhiều gấp 10 lần, amoniac nhiều gấp 20 lần, kim loại cadmium nhiều gấp 10 lần trong 1 điếu thuốc lá. Thuốc lá trong điếu xì gà cũng có nhiều hơn nitrate, là tiền chất của một chất sinh ung thư rất mạnh là N-nitrosamines.
Thuốc lá “nhẹ”, thuốc lá dành cho “nữ” có an toàn hơn thuốc lá điếu không?
Những loại thuốc lá “nhẹ”, dành cho “nữ” có lượng nicotine và hắc ín thấp hơn thuốc lá điếu thông thường vì thế các nhà sản xuất quảng cáo rằng các loại thuốc lá này an toàn hơn!
Tuy nhiên đây là một quảng cáo gây nhầm lẫn. Lượng chất độc đo được trong điếu thuốc lá khác với lượng chất độc đi vào cơ thể. Cách hút sâu và nông khác nhau dẫn đến lượng chất độc vào cơ thể nhiều ít khác nhau. Do lượng nicotine trong thuốc lá “nhẹ”, loại dành cho “nữ” thấp hơn thuốc lá điếu thông thường nên người hút thuốc lá sẽ tự động hút sâu hơn, nhặt hơn để bù trừ lượng nicotine thiếu, như vậy lượng chất độc có trong thuốc lá theo đó cũng vào cơ thể với lượng không hề kém hơn hút thuốc lá điếu thông thường.
Thuốc lá có đầu lọc có an toàn hơn thuốc lá không đầu lọc?
Đầu lọc được các nhà sản xuất quảng cáo là có thể làm giảm lượng hắc ín đi vào trong phổi. Đầu lọc được cấu tạo bởi các thành phần như cellulose acetate, than họat tính và đôi khi nhựa trao đổi ion.
Đối với các chất ở dạng hạt trong khói thuốc lá, đầu lọc chỉ ngăn lại được những hạt có đường kính lớn mà thôi. 100% hạt có đường kính nhỏ và 50% hạt có đường kính trung bình (khỏang 100nm) vẫn đi vào cơ thể thông qua đầu lọc; đối với các chất ở dạng khí trong khói thuốc lá thì đương nhiên đầu lọc không ngăn được, trong khi đó trong số hơn 4.000 chất độc trong khói thuốc lá có đến 3.000 chất là ở trạng thái khí!
Hơn nữa, tương tự như trường hợp hút thuốc lá “nhẹ”, loại dành cho “nữ”, người hút thuốc lá có khuynh hướng tự điều chỉnh một cách vô thức cách thức hút để đạt được nồng độ nicotine như cách hút thông thường, và do đầu lọc tạo thành một kháng lực nên người hút càng dùng lực hút vào mạnh hơn nữa và hậu quả là lượng chất độc thực sự đi vào cơ thể không hề giảm, ngược lại còn tăng hơn.
Đầu lọc vàng đi sau khi hút thuốc lá không có nghĩa là chất độc đã được lọc lại. Thực vậy khi tiếp xúc với không khí, nicotine sẽ biến đổi thành oxyde nicotine có màu vàng. Người hút rít càng nhiều chừng nào thì đầu lọc sẽ càng vàng và lượng nicotine và hắc ín đi vào cơ thể càng nhiều. Màu vàng không chứng tỏ được là đầu lọc phát huy hiệu quả mà chỉ chứng minh được là lượng nicotine, hắc ín cùng các chất độc khác đã qua đầu lọc vào cơ thể càng nhiều mà thôi.
Hồng Vân (Theo báo Sức khỏe và đời sống)
ad syt ad
Các tin khác- Thông báo thuốc giả Theophylline 200mg
- Không sử dụng thuốc giả Tetracyclin TW3 và Clorocid TW3
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 5/1/2025
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 4/1/2025
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 3/1/2025
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 2/1/2025
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » đầu Lọc Thuốc Lá để Làm Gì
-
Thuốc Lá Có đầu Lọc Có An Toàn Hơn Không?
-
Đầu Lọc Thuốc Lá – Có Lợi Hay Có Hại?
-
Đầu Lọc Thuốc Lá Có Tác Dụng Gì? Được Bán ở đâu?
-
Tái Chế đầu Lọc Thuốc Lá - Bộ Thông Tin Và Truyền Thông
-
Đầu Lọc Thuốc - Cố Long
-
Đầu Lọc Thuốc Lá Giúp Giảm Độc Tố Lên Tới 76% | TobaCare
-
Sự Thật Chết Người đằng Sau Những Mẩu đầu Lọc Thuốc Lá - Tiền Phong
-
Đầu Lọc Của Thuốc Lá Có Tác Dụng Gì?
-
Những Ngộ Nhận Về đầu Lọc Thuốc Lá - Báo Cần Thơ Online
-
Hé Lộ Bí Mật đằng Sau Việc Sử Dụng đầu Lọc để Giảm Tác Hại Của ...
-
Đầu Lọc Thuốc Lá Không Giúp Giảm Tác Hại
-
Làm Thế Nào để Giải Quyết Vấn Nạn đầu Lọc Thuốc Lá - RMIT Vietnam
-
Đầu Mẩu Thuốc Lá Nhỏ Nhưng Nguy Hại
-
Tái Chế đầu Lọc Thuốc Lá
-
Thuốc Lá Có đầu Lọc Có An Toàn Hơn Không? | VIAM
-
Khoảng 4.500 Tỷ đầu Lọc Thuốc Lá đầu độc Hành Tinh Mỗi Năm
-
Chết Người Như Chơi Vì đầu Lọc Thuốc Lá