Thước Lái ô Tô Là Gì? Các Lỗi Thường Gặp Và Cách Nhận Biết 2021
Có thể bạn quan tâm
Thước lái ô tô là bộ phận quan trọng của xe, góp phần đảm bảo an toàn khi di chuyển, tuy nhiên chưa được nhiều lái xe biết đến. Cùng Thành Vô Lăng tìm hiểu tất tật những thông tin hữu ích về thước lái ô tô qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
Thước lái ô tô là gì?
Thước lái ô tô là hệ thống kết nối chuyển động quay của vô lăng thành chuyển động quay của bánh trước xe ô tô. Lái xe có thể sử dụng vô lăng quay một đoạn ngắn để điều hướng chuyển động của xe một đoạn dài nhờ có thước lái ô tô.
Thước lái ô tô tiếng anh là steering gear.
Thước lái ô tô đóng vai trò quan trọng trong hai hệ thống lái được sử dụng phổ biến hiện nay là bánh răng – thanh răng (Rack-and-pinion) và trục vít – bánh vít (recirculating ball). Một số dòng xe đang sử dụng hệ thống này như Hyundai i10, Toyota Vios hay Innova, Mitsubishi,…
Trên các dòng xe đời mới thường được lắp đặt thêm bộ trợ lực cùng với hệ thống lái , giúp việc điều khiển khiển xe thuận lợi và an toàn hơn. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, thước lái xe hơi có thể bị hư hỏng, trục trặc (như hao mòn, biến dạng, chảy dầu,..) dẫn đến lệch tay lái xe, mòn lốp không đều, gây nguy hiểm khi lái. Chủ xe cần lưu ý kiểm tra để đảm bảo độ an toàn của xe.
Đọc thêm:
- Vậy có nên độ vô lăng hay không và độ bằng hình thức nào
- Những lưu ý khi chọn mua vô lăng siêu xe
- Cách khắc phục hiện tượng vô lăng bị lệch
Cấu tạo thước lái ô tô
Nếu vô lăng được kết nối trực tiếp với liên kết lái, hệ thống sẽ đòi hỏi lực lớn để di chuyển bánh trước. Do đó, để hỗ trợ người lái xe, hệ thống lái trợ lực được nhà sản xuất sử dụng. Thước lái ô tô biến chuyển động quay của vô lăng thành chuyển động thẳng tịnh tiến, rẽ trái, phải của bánh lái. Các bánh răng lái được bao trong một hộp gọi là hộp số lái.
Thước lái xe ô tô thường có hai dạng chính là cơ cấu thanh răng – bánh răng tịnh tiến, dạng còn lại là cơ cấu piston trợ lực thủy lực. Lực được tác động lên các tay đòn và khớp xoay bánh trước trên xe. Khi ta tác động lực lên vô lăng làm lệch tâm quay khớp bánh, xe được điều hướng theo hướng bẻ lái vô lăng.
Thước lái bao gồm những chi tiết sau:
- Khớp nối trục các đăng: khớp nối trục đàn hồi, giúp truyền lực và điều hướng quay các thanh nối trục vô lăng. Trục vít nối liền với thanh răng nhịp nhàng trên thước lái giúp thanh răng quay khi vô lăng quay. Nhờ khớp nối, các trục vít liên kết không cùng phương có thể khớp chuyển động với nhau.
- Trục quay vô lăng: gồm nhiều đoạn nhỏ được nối liền với nhau nhờ khớp nối, trở thành một trục kim loại cứng chạy từ vô lăng đến bánh răng.
- Thanh răng: dưới sự trợ giúp của các khớp cầu (rotuyn), kết nối với moay ơ tạo thành một hệ thống lái dẫn động hình thang. Khi thanh răng trượt tịnh tiến sang trái và phải, xe sẽ chuyển động ổn định, có sự kết nối nhịp nhàng giữa hai bánh xe ở các khúc cua.
- Tay đòn: truyền lực từ thanh răng tới các khớp bẻ lái.
- Khớp bẻ lái: tay đòn ngắn khớp với trục quay bánh xe, giúp truyền lực từ thước lái làm quay bánh theo ý muốn.
Các lỗi thường gặp với thước lái xe ô tô và cách nhận biết
Tay lái bị nặng
Tay lái bị nặng sẽ yêu cầu tác động lực lớn để điều khiển vô lăng, khiến cho lái xe bị mất sức. Khi đó, các bác cần xem lại lượng dầu còn đủ không và có thể bơm trợ lực lái. Nhiều trường hợp dầu trợ lực thấp hơn mức low có thể do bơm hỏng hóc, hao mòn, hở đường dầu tới thước lái.
Lái xe có thể tự kiểm tra lượng còn lại trong khoảng min và max để xác định dầu đủ để để hoạt động không. Nếu không, bảo dưỡng thước lái ô tô kịp thời tại các đơn vị bảo dưỡng xe là giải pháp hữu hiệu trong trường hợp này. Các garage sẽ giúp bạn châm thêm dầu hoặc kiểm tra chi tiết hơn nếu vẫn còn lỗi (có thể do bơm trợ lực, ống dẫn dầu, hoặc bề mặt bơm không đạt chuẩn).
Tay lái trả chậm
Lỗi này thường do hỏng hóc từ bơm trợ lực. Khi áp suất bơm và lượng dầu dẫn bị hụt sẽ khiến bơm trợ lực kém hiệu quả, thước lái tịnh tiến chậm đi khi lái xe đánh lái. Nhiều khả năng là do thước lái bị hở séc măng gây lọt dầu. Một số nguyên nhân cũng có thể gây ra hiện tượng trên như: thanh dẫn động, hoặc các đăng lái bị thiếu mỡ, bị mòn gây ma sát lớn khi dịch chuyển.
Tại các garage bảo dưỡng, thợ sẽ kiểm tra và bôi mỡ vào các đăng lái bị khô, thay thế các bộ phận bị hỏng hóc, bị hở. Hiện tượng trên có thể đi kèm với dấu hiệu tay lái nặng và nên được bảo dưỡng sớm.
Vành tay lái bị rơ
Sau một thời gian sử dụng, các khớp nối (khớp cầu, khớp trục trung gian, hoặc các trục các đăng) bị bào mòn làm giảm độ liên kết các bộ phận của hệ thống lái. Vì thế, chủ xe bảo dưỡng xe tại các gara. Thợ sẽ giúp các bác chỉnh lại bạc lái cho phù hợp, bôi thêm mỡ để các khớp lái hoạt động trơn tru hơn.
Hệ thống lái phát ra tiếng kêu
Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên do. Nếu xe kêu kèm theo tay lái nặng, hoặc trả lái khác thường thì có thể do thiếu dầu trợ lực, hoặc bơm trợ lực kém. Nếu đánh lái vẫn bình thường, tuy nhiên có tiếng kêu lục khục ở gầm xe thì rất có thể do bạc lái mòn, hoặc bị rơ.
Trường hợp xe của các bác có đai dẫn động riêng, khi các bác lái có tiếng kêu kít kít thì có thể do đai dẫn động bị trùng. Khi phát hiện thước lái ô tô bị kêu, các bác có thể xem mức dầu trợ lực còn đủ không và mang đến các garage uy tín để châm thêm nếu thiếu, hoặc căn chỉnh bạc lái, điều chỉnh dây đai dẫn động, hay thay thế nếu bạc lái hỏng hóc, chai mòn.
Thước lái ô tô bị chảy dầu
Lỗi trên thường gặp ở hệ thống trợ lực thủy lực. Nguyên nhân đa phần là do rò dầu từ phớt thước. Phớt thước thường có hạn sử dụng ngắn và chụp bụi lái dễ bị rách do nước, đai siết hai đầu rô tuyn lái không chặt, hoặc đôi khi bụi bẩn có thể gây hỏng phớt. Khi đó, các bác có thể mang xe đến các garage để được thay phớt thước, siết chặt hai đầu thước lái, hay thay thế chụp bụi để không lọt bụi bẩn, nước gây hại cho thước lái ô tô.
Xem ngay: Drift là gì? Hướng dẫn kỹ thuật drift cho người mới bắt đầu
Vì sao cần cân chỉnh thước lái?
Cân chỉnh thước lái là gì?
Cân chỉnh thước lái ô tô hay còn gọi là cân chỉnh hệ thống treo là hệ thống giúp liên kết xe với bánh xe. Ngoài điều chỉnh lốp hoặc mâm, điểm lưu ý nhất nằm ở điều chỉnh hướng và góc đặt bánh xe, nhằm đưa về thông số được quy định bởi hãng sản xuất, ảnh hưởng đến tiếp xúc của bánh xe với mặt đường, giữ bánh xe chuyển động song song và đồng bộ với nhau.
Đọc thêm: Cách bọc vô lăng khâu tay tại nhà.
Những lợi ích của việc cân chỉnh thước lái mang lại
- Giảm hiện tượng mòn không đều, tăng tuổi thọ cho lốp, hạn chế rách lốp: góc đặt bánh xe không đúng sẽ làm lốp nhanh mòn, nhanh hỏng trước hàng nghìn km.
- Giảm lực cản chạy xe, từ đó giảm tiêu hao nhiên liệu: do góc đặt bánh xe đều, bánh thẳng và song song nhau, sẽ làm giảm lực kéo, xe chạy trơn tru hơn.
- Giảm chi phí bảo dưỡng thay mới lốp, giảm bớt lốp thải ra môi trường.
- Giảm hiện tượng bất thường khi đánh lái, xe chạy thiếu ổn định, đảm bảo độ chính xác của hệ thống lái, giữ an toàn cho người trên xe. Người lái cũng cảm thấy an tâm và dễ chịu hơn do không có hiệu tượng rung giật từ bánh lái.
Khi nào cần cân thước lái ô tô?
Một số dấu hiệu đáng chú ý dưới đây có thể cho các bác biết cần đưa xe đi bảo dưỡng và kiểm tra thước lái ô tô sớm:
- Khi lái, xe của các bác bị lệch nhiều về một bên (trái hoặc phải) mặc dù đang đi trên địa hình bằng phẳng, thời tiết đẹp.
- Bề mặt lốp xe bị mòn lệch ở hai bên.
- Vô lăng vẫn xoay dù đang di chuyển theo đường thẳng.
- Vô lăng rung lắc, khó điều khiển khi xe cua hay rẽ hướng trái phải.
- Trong trường hợp xe bị va chạm hoặc sụp ổ voi, ổ gà, đụng các vật thể lạ.
- Khi mới thay thế lốp và muốn giữ tuổi thọ lốp được lâu dài.
- Khi mới thay thế các phụ tùng gầm xe, bộ phận của hệ thống đánh lái, hệ thống treo.
- Bảo dưỡng thước lái ô tô sau 6 tháng, hoặc di chuyển thêm được 15000 – 20000 km.
Đọc thêm: Vô lăng chơi game là gì?
Hướng dẫn cách chỉnh thước lái ô tô
Cách căn chỉnh thước lái ô tô là điều chỉnh góc đặt bánh xe theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, sao cho góc đặt chính xác. Điều chỉnh vô lăng ô tô hay còn gọi là điều chỉnh hệ thống treo ô tô thực chất là điều chỉnh góc đặt bánh xe, giúp kéo dài tuổi thọ của lốp ô tô, đảm bảo độ chính xác khi lái xe, lực cản khi vận hành nhỏ, lái xe an toàn.Cân chỉnh góc camber
Camber là góc nghiêng của bánh xe so với trục dọc khi nhìn từ phía trước. Quá nhiều camber có thể gây mòn lốp không đều. Vì vậy, góc camber dương là góc mà bánh xe nghiêng ra ngoài, và góc camber dương lớn sẽ làm cho lốp xe mòn nhiều ở mép ngoài. Góc camber âm là góc mà bánh xe nghiêng vào trong, góc camber âm lớn có thể gây mòn nhiều vành trong của lốp. Do đó, phải căn chỉnh góc camber phải bằng 0 thì cách chỉnh thước lái ô tô mới đúng.Cân chỉnh độ chụm
Độ chụm (góc toe) là hướng của lốp so với đường tâm khi nhìn từ trên xuống. Độ chụm lớn có thể gây mòn lốp không đều. Cho nên muốn chỉnh thước lái xe ô tô thì phải căn chỉnh góc toe chuẩn như sau đây: Do đó, độ chính xác dương là góc của hai bánh xe so với nhau. Quá nhiều điểm véo dương có thể gây mòn mép ngoài của lốp không đồng đều. Chốt âm là khi cả hai bánh xe đều hướng ra ngoài. Độ chụm âm quá nhiều có thể gây mòn mép trong của lốp không đồng đều. Vì vậy, góc đặt bánh xe phải được điều chỉnh theo tiêu chuẩn ban đầu để tránh tình trạng mòn lốp, lệch tay lái, giảm tuổi thọ lốp, gây nguy hiểm cho người lái.Cân chỉnh góc caster
Góc caster là góc của trục bánh lái khi nhìn từ bên hông xe. Góc caster dương có nghĩa là trục lái sẽ hướng về phía trước của xe. Góc caster âm có nghĩa là trục lái sẽ hướng về phía thân xe. Căn chỉnh góc caster giúp cân bằng khả năng đánh lái chính xác, ổn định và vào cua của xe. Trên đây là 3 cách chỉnh thước lái xe ô tô, mời các bác tham khảo bảng giá căn chỉnh tại một số Gara tại Hà Nội.Báo giá căn chỉnh thước lái ô tô tại gara?
Thực tế, việc căn chỉnh thước lái ô tô khá đơn giản, thời gian cân chỉnh ngắn chỉ kéo dài từ 30ph – 1h. Chi phí sửa thước lái ô tô trung bình trong khoảng từ 350 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng, chênh lệch theo các dòng xe phổ thông hay cao cấp, mức giá khuyến mãi riêng của từng garage ở các thời điểm khác nhau. Các bác có thể tham khảo bảng giá thước lái xe ô tô trên đây.
Sau quá trình cân chỉnh sẽ giúp phục hồi thước lái ô tô về hiện trạng ban đầu, giúp xe chạy an toàn hơn.
Lưu ý: Khi thước lái gặp vấn đề, các bác nên đem xe ra gara kiểm tra để thợ check xem nên căn chỉnh hay thay thước lái ô tô. Hầu hết đều chỉ cần sửa thước lái ô tô mà thôi. Trừ khi bị va chạm quá năng mới cần phải thay.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về mà Thanhvolang.com muốn chia sẻ tới các bác, hy vọng các bác có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích để chăm sóc và giữ gìn xế hộp luôn mới
Bài viết liên quan Vô lăng siêu xe đẹp 2022 | Thành Vô LăngDưới đây là những vô lăng siêu xe tốt nhất bạn có thể mua vào năm 2021 để tăng sức ...
Lưu ý khi độ nội thất ô tô 2021Những dòng xe tầm trung hay giá rẻ thường bị lược bỏ một số bộ phận để giảm giá thành. ...
5 kinh nghiệm khi mua phụ kiện ô tô bạn nên biếtSố lượng người sở hữu xe hơi ngày càng tăng lên kéo theo nhu cầu sở hữu những phụ kiện ...
Vô lăng chơi game – Nâng tầm trải nghiệm chơi gameVô lăng chơi game chắc hẳn là món đồ ưa chuộng mà nhiều tín đồ mê game đua xe mong muốn ...
5/5 (1 Review)Từ khóa » Thước Tay Lái Là Gì
-
Thước Lái ô Tô Là Gì? Những điều Cần Lưu ý đối Với Thước Lái
-
Thước Lái Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt ... - Ô Tô Hoàng Long
-
Thước Lái ô Tô Là Gì - Lốp Xe
-
Thước Lái Ô Tô Là Gì – Lợi Ích Của Việc Cân Chỉnh Thước Lái
-
Thước Lái Là Gì? Dấu Hiệu Thước Lái ô Tô đang Gặp Vấn đề
-
5 Dấu Hiệu Thước Lái ô Tô Bị Hư Hỏng Và Cách Xử Lý
-
Các Dấu Hiệu Cho Thấy Thước Lái ô Tô Gặp Vấn đề - Bridgestone
-
Những Lưu ý Khi Cân Chỉnh Thức Lái - độ Chụm Bánh Xe ô Tô
-
Thước Lái ô Tô Kêu Lục Cục Và Cách Xử Lý | DPRO Việt Nam
-
Thước Lái ô Tô Là Gì? Và Các Vấn đề Xoay Quanh Nó - Viettelnet
-
Thước Lái Là Gì? Thước Lái ô Tô Có Tác Dụng Gì? Tham Khảo Sửa Chữa ...
-
Thước Lái Bị Rơ: Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục
-
Thước Lái ô Tô Là Gì? Cách Cân, Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Lỗi