Thuốc Làm Tan Nhanh Vết Bầm Tím Khi Trẻ Bị Ngã
Có thể bạn quan tâm
Vết bầm tím có thể sẽ xuất hiện rất nhiều trong cuộc đời mỗi người, ẩn sau đó là những câu chuyện về sự trưởng thành. Đối với trẻ em, những vết bầm thường xuất hiện khi các em bắt đầu biết đi, xuất hiện trong cuộc hành trình khám phá những vùng đất mới, những chưa từng tới, những trò chơi thú vị chưa từng được trải nghiệm.
Tuy nhiên, chắc hẳn không một bậc cha mẹ nào muốn dấu ấn của sự trưởng thành đó theo con mình mãi. Vì vậy, làm cách nào để xử lý vết bầm tím ở trẻ an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất luôn là mối quan tâm hàng đầu của phụ huynh.
1. Vết sưng bầm khi trẻ bị chấn thương nhẹ
Có nhiều nguyên nhân xuất hiện vết bầm tím ở trẻ. Hầu hết tất cả trẻ mới bắt đầu tập bò và tập đi thì thi thoảng sẽ xuất hiện những vết bầm tím trên người trẻ tại các vị trí khác nhau như cánh tay, chân, thậm chí cả vùng mặt của trẻ. Nếu trẻ lớn hơn, đặc biệt ở những trẻ hiếu động thì có thể có những chấn thương nhỏ thường xảy ra khi trẻ va đập vào đồ vật, nhào lộn, tranh giành với bạn bè...
Các vết này thường chậm tan, phải mất đến 2 tuần lễ da mới trở lại bình thường. Điều này thường làm các bé khó chịu, ấn vào bị đau, khi xuất hiện trên mặt gây mất thẩm mĩ.
Trẻ bị ngã bầm tím là vấn đề thường xuyên gặp phải
1.1 Mẹo dân gian giúp tan máu bầm khi trẻ bị ngã
1.1.1 Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh giúp bớt sưng, giảm tình trạng xuất huyết dưới da. Nếu áp dụng cách này thì cần thực hiện ngay khi nó còn là một vết đỏ. Khi trẻ bị va đập, bố mẹ hãy dùng chiếc khăn nhỏ bọc vài viên đá lạnh rồi day đi day lại vào phần cơ thể trẻ bị đau, sưng ngay. Việc này giúp làm dịu cơn đau, giảm vết sưng tím hiệu quả
1.1.2 Chườm ấm
Những vết sưng tím xuất hiện sau khi trẻ bị ngã là tổn thương bên trong làm cho máu khó lưu thông. Bố mẹ hãy dùng một chiếc khăn ấm chườm lên vết thương để giúp con giảm đau, giảm vết bầm. Đồng thời, xoa bóp nhẹ nhàng để máu được lưu thông, tan cục máu bầm.
1.1.3 Lăn trứng gà luộc còn nóng
Phương pháp này khá quen thuộc. Các cụ xưa nay vẫn hay truyền lại kinh nghiệm này để giúp làm giảm vết bầm. Mẹ hãy luộc chín 1 quả trứng, bóc vỏ rồi lăn lên vùng vết thương của bé. Kiên trì thực hiện biện pháp này cho đến khi vết bầm tan đi. Tuy nhiên, da bé rất mỏng manh nên phương pháp này cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ, tránh bị bỏng.
1.1.4 Nghệ tươi và phèn chua
Các này thực hiện rất đơn giản. Bạn hãy giã nát nghệ với phèn chua rồi đăp lên vùng da bị tổn thương. Nghệ tươi có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Sử dụng nghệ tươi giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm cho trẻ và giảm các triệu chứng tím bầm do té ngã.
1.2 Thuốc làm tan nhanh bầm tím khi trẻ bị ngã
Sau khi trẻ bị vấp ngã, tại vị trí va chạm sẽ nổi lên những khối máu tụ rất to, bé khóc lên làm cha mẹ xót xa, đau lòng. Để giúp bé giảm bớt sưng, đau, nhất là với những chấn thương có vết thương hở, dễ nhiễm khuẩn thì ba mẹ có thể cho bé uống các loại thuốc từ thảo dược an toàn để sớm ngăn chặn tình trạng này. Trong đó, Long huyết P/H là sự lựa chọn hàng đầu mà các bác sĩ thường khuyên dùng.
Long huyết P/H có thành phần từ cao khô huyết giác, có thể sử dụng cho trẻ từ 3 tuổi trở lên. Với những trẻ chưa nuốt được dạng viên nén, bố mẹ có thể bóc vỏ, hòa thuốc với bột, cháo. Thuốc có tác dụng tan bầm tím, chống viêm, kháng khuẩn, mau lành vết thương rất tốt. Thảo dược huyết giác nên bố mẹ có thể yên tâm cho trẻ sử dụng rất an toàn.
2. Bố mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi bệnh viện nếu kèm các triệu chứng khác
Trong trường hợp vết bầm tím kèm theo các dấu hiệu như sốt, vết bầm tím vùng gần mắt, thực hiện sơ cứu nhanh nhưng vết bầm không tan và rất đau, trẻ không cử động được, những biểu hiện bất thường khác thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.
Ngoài ra, dân gian cũng có một số cách như thoa dầu nóng hoặc bôi mật gấu rồi xoa bóp, nắn cho tan vết bầm. Nhưng thực tế việc làm này càng gây tổn thương các mao mạch nhiều hơn dẫn đến việc chảy máu trong nhiều hơn.
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu các cách để bố mẹ có thể áp dụng khi con trẻ bị ngã đập đầu, giúp con giảm nhanh vết sưng bầm. Mỗi mẹo đều đã được sưu tầm kỹ và có hiệu quả.
Hy vọng bài viết giúp ích được cho các bậc phụ huynh nhẹ nhàng hơn trong việc chăm sóc con trẻ.
Từ khóa » Bầm Tím Trán
-
Cách điều Trị Vết Bầm Tím Của Trẻ | Vinmec
-
Bé 6 Tháng Rưỡi Ngã Giường Bị Bầm Tím Trán, Không Tươi Tắn Có Nguy ...
-
Các Cách Làm Tan Nhanh Vết Bầm Tím Khi Bé Ngã???
-
Tình Trạng Vết Bầm Tím Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Tự Nhiên Bị Bầm Tím Mắt - Hello Bacsi
-
11 Cách Làm Tan Vết Bầm Tím Nhanh, đơn Giản, Hiệu Quả Tại Nhà
-
Trẻ Bị Ngã Đập Đầu- Cách Nhanh Nhất Để Giảm Vết Sưng Bầm
-
Bí Kíp Tan Máu Bầm đơn Giản - Xét Nghiệm Dr.Labo
-
Xuất Hiện Vết Bầm Tím Trên Da, Chuyên Gia Cảnh Báo Dấu Hiệu Cần đi ...
-
Bầm Tím Mắt Do Chấn Thương Nên Xử Lý Như Thế Nào?
-
8 Mẹo Hay Giúp Làm Giảm Các Vết Bầm Tím Trên Cơ Thể
-
️ Các Vết Bầm Tím Không Rõ Lý Do
-
Chớ Xem Thường Vết Bầm Tím Tự Phát Trên Da