Thuốc Loãng Xương Rất Nguy Hiểm Nếu Bạn Sử Dụng Sai Cách
Có thể bạn quan tâm
Người bệnh loãng xương nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện?
3:45 | 11/03Loãng xương ở người già: Thông tin về bệnh, cách phòng và điều trị
11:57 | 11/03Cảnh giác với chứng loãng xương ở người trẻ tuổi
11:36 | 11/03Loãng xương có nguy hiểm không? Bệnh gây ra hậu quả thế nào?
2:18 | 11/03Nên đo mật độ loãng xương ở đâu tốt? Mách bạn 10 địa chỉ uy tín
6:26 | 09/03Loãng xương là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
9:41 | 20/02Bệnh loãng xương có chữa khỏi hoàn toàn được không?
3:12 | 31/01Bị loãng xương uống thuốc gì? Các lưu ý khi sử dụng
4:57 | 31/019 Triệu chứng bệnh loãng xương ai cũng cần biết để điều trị kịp thời
3:00 | 31/01Các nguyên nhân gây bệnh loãng xương – Biết để tránh
Thuốc loãng xương rất nguy hiểm nếu bạn sử dụng sai cách Nguyễn Thị Hằng 8:17 - 31/01/2023Đánh giá bài viết
4.2/5 - (5 bình chọn)Đặt lịch hẹn
Thuốc loãng xương rất nguy hiểm nếu bạn sử dụng sai cách
Thuốc loãng xương rất nguy hiểm nếu bạn sử dụng sai cách
Đặt lịch
Để điều trị loãng xương, ngoài việc thay đổi lối sống thì thuốc chính là giải pháp cần thiết giúp duy trì mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng có lợi, thuốc loãng xương cũng luôn tồn tại những tác dụng phụ gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe hệ xương khớp.
Hầu hết các loại thuốc điều trị loãng xương đều có mục đích chung là làm chậm quá trình hủy xương, giúp giảm nguy cơ gãy xương do hậu quả của bệnh loãng xương. Thông thường, để cải thiện bệnh loãng xương, bác sĩ thường kê đơn Bisphosphonates cho bệnh nhân sử dụng. Một số thuốc thuộc nhóm Bisphosphonates như:
- Alendronate (Binosto, Fosamax)
- Axit zoledronic (Zometa, Reclast)
- Risedronate (Atelvia, Actonel)
- Ibandronate (Boniva)
- Denosumab (Xgeva, Prolia)
Ngoài ra, một số loại thuốc nội tiết tố như Raloxifene (Evista) cũng được phê duyệt cho bệnh nhân dùng để ngăn ngừa và điều trị chứng loãng xương. Hoặc người bệnh có thể sử dụng thuốc mới hơn để giảm nguy cơ loãng xương như Denosumab (Xgeva và Prolia). Tuy nhiên, không giống với bisphosphonate, denosumab có thể dùng cho những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận. Bên cạnh những thuốc nêu trên, người bị loãng xương do thuốc steroid hoặc do phụ nữ loãng xương do mãn kinh có thể sử dụng thuốc Teriparatide (Forteo) hoặc Abaloparatide (Tymlos) để điều trị bệnh.
Thuốc loãng xương nguy hiểm như thế nào?
Các loại thuốc trong nhóm Bisphosphonat, Abaloparatide và Teriparatide đều có công dụng giúp duy trì mật độ xương và làm giảm khả năng gãy xương. Không chỉ dừng lại ở đó, những loại thuốc này còn được sử dụng để điều trị bệnh ung thư di căn đến xương. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, việc sử dụng thuốc loãng xương sai có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
1. Gãy xương đùi và háng
Thông thường, thuốc chữa trị loãng xương, đặc biệt là nhóm thuốc Bisphosphonatest thường được chứng minh là an toàn trong 10 năm điều trị. Trên thực tế, việc sử dụng thuốc này dài hạn có thể gây nứt hoặc gãy xương háng và đùi. Chấn thương này thường gây đau nhức dữ dội ở háng và đùi. Theo thời gian, tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
2. Tăng nguy cơ thoái hóa xương hàm
Bisphosphonates cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa xương hàm. Đây có thể là một trong những tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên, chúng khiến vùng xương hàm lâu lành hoặc không lành sau một chấn thương nhỏ, chẳng hạn như nhổ răng sâu.
3. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và thực quản
Các thuốc điều trị loãng xương thường không hấp thụ tốt ở dạ dày. Chính vì vậy, sau khi uống thuốc bệnh nhân nên ngồi hoặc đứng trong vòng một giờ. Tuyệt đối không được nằm bởi thuốc Bisphosphonate có thể gây ợ chua, kích ứng niêm mạc dạ dày và thực quản. Về lâu dài, thuốc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, chẳng hạn như gây viêm loét dạ dày, viêm loét thực quản hoặc trào ngược acid thực quản.
4. Gây ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, đột quỵ
Nhóm thuốc Estrogen bao gồm Raloxifene giúp giảm nguy cơ gãy xương cột sống và cũng bảo vệ phụ nữ khỏi ung thư vú phụ thuộc Estrogen. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này không đúng liều hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ như chuột rút hoặc đau nhức ở chân. Ngoài ra, thuốc cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và gây đột quỵ. Chính vì vậy, thuốc nội tiết Raloxifene chống chỉ định ở những bệnh nhân đã bị đông máu như thuyên tắc phổi hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu.
Bên cạnh đó, thuốc nội tiết tố giúp tăng mức độ nhạy cảm của các thụ thể estrogen trên xương khi bạn về già. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường gây tác dụng phụ trên hệ thống nội tiết tố. Do đó, khi bệnh nhân sử kéo dài có thể gây ung thư vú hoặc ung thư nội mạc tử cung,…
Ngoài các tác dụng phụ nguy hiểm do dùng thuốc sai cách và sai liều nêu trên, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ nhẹ như:
- Chán ăn
- Buồn nôn
- Đau mắt
- Sưng bàn chân
- Ngất xỉu
- Mê sảng
- Mất ngủ
- Tiêu chảy hoặc co cứng bụng
- Chảy máu cam, chảy nước mũi
Dùng thuốc loãng xương như thế nào cho đúng?
Người bệnh nếu muốn sử dụng thuốc loãng xương đúng cách và tránh xa biến chứng, đầu tiên bệnh nhân nên tiến hành thăm khám. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị loãng xương cùng với liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người.
Chẳng hạn như đối với thuốc Actonel (Risedronate), Fosamax (Alendronate) thuộc nhóm Bisphosphonat, thuốc được dùng dưới dạng viên uống hàng ngày hoặc hàng tuần. Còn đối với Boniva (Ibandronate), thuốc được uống hàng tháng. Tuy nhiên, khi uống thuốc, người bệnh nên lưu ý những điểm sau đây để tránh tình trạng dùng sai gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nên uống cả viên khi bụng đói với ly nước đầy.
- Tuyệt đối không được nhai hoặc nghiền nát thuốc.
- Đồng thời không nên uống thuốc sau ăn hoặc uống thuốc với lượng nước ít.
- Mặt khác, không nên ăn uống gì sau khi uống thuốc khoảng 30 phút.
- Bên cạnh đó, không nên nằm mà phải ngồi hoặc đứng với tư thế thẳng trong vòng 30 phút sau khi sử dụng thuốc.
Trong trường hợp dùng Reclast (Axit zoledronic) dạng tiêm, thuốc sẽ được tiêm vào tĩnh mạch của người bệnh. Tuy nhiên, thuốc chỉ được tiêm khi có sự chỉ định và giám sát của chuyên viên y tế. Thông thường, liều tiêm của điều trị và phòng ngừa loãng xương thường không giống nhau. Reclast (Axit zoledronic) sẽ được tiêm vào tĩnh mạch mỗi năm một lần để điều trị loãng xương và hai năm một lần để ngăn ngừa.
Với các thuốc Estrogen, thuốc này chỉ được chỉ định dùng trong trường hợp bệnh loãng xương do sụt giảm hormone nữ nghiêm trọng. Thuốc chỉ được dùng theo từng đợt và không được uống kéo dài trong 3 tháng liên tục.
Còn với nhóm thuốc Fortical (Calcitonin), đây là nhóm thuốc bổ sung nên không dùng riêng lẻ. Bên cạnh đó, thuốc có tác dụng điều hòa chuyển hóa canxi nên chống chỉ định sử dụng ở những người mắc hội chứng cường giáp.
Người bệnh có thể gặp nhiều rủi ro về vấn đề sức khỏe nếu không biết cách sử dụng thuốc điều trị loãng xương đúng liều, đúng cách và đúng thời gian. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Bị loãng xương uống thuốc gì để giảm các triệu chứng?
- 10 loại sữa tốt cho người bị loãng xương, nên uống mỗi ngày
Đánh giá bài viết
4.2/5 - (5 bình chọn)Cập nhật lúc: 2:11 PM , 11/06/2024
Chia sẻTin liên quan
Bị loãng xương uống thuốc gì? Các lưu ý khi sử dụng
Loãng xương là một trong những vấn đề xương khớp thường gặp cùng với quá trình lão hóa chung của cơ thể. Căn bệnh này khiến cho xương trở nên...Người bệnh loãng xương nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện?
Theo các bác sĩ thì chế độ ăn có vai trò rất quan trọng đối với việc cung cấp dưỡng...
Bị loãng xương uống thuốc gì? Các lưu ý khi sử dụng
Loãng xương là một trong những vấn đề xương khớp thường gặp cùng với quá trình lão hóa chung của...
9 Triệu chứng bệnh loãng xương ai cũng cần biết để điều trị kịp thời
Loãng xương được xem là căn bệnh có nguy cơ tiềm ẩn cao. Bởi, vào những giai đoạn đầu trước...
Nên đo mật độ loãng xương ở đâu tốt? Mách bạn 10 địa chỉ uy tín
Đo mật độ loãng xương là một trong những biện pháp kiểm tra để điều trị và phòng các bệnh...
Bệnh loãng xương có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bệnh loãng xương chỉ diễn ra âm thầm và không có triệu chứng cụ thể. Khi bệnh đã nặng, cơ...
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!
Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ươngHủy trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
- 0
- Liên hệ nhanh
- 0 Hỏi đáp
- Chia sẻ
- Chia sẻ Facebook
- Chia sẻ Zalo
Chuyên gia tư vấn
Bạn đang gặp vấn đề gì??? Nam khoa Mề đay Viêm da Bệnh trĩ Dạ dày Tai – Mũi – Họng Xương khớp Mất ngủ Phụ khoa Mỡ máu Đại tràng Gửi câu hỏi Gọi điện HN (024) 7109 6699 HCM (028) 7109 6699 Đặt lịch khámTổng đài tư vấn bệnh học
Kết nối với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc của bạn, để lại số điện thoại để được tư vấn Gọi lại cho tôiHotline tư vấn
Hà Nội (024) 7109 6699 Gọi Hồ Chí Minh 028 7109 6699 GọiTừ khóa » Thuốc Loãng Xương Truyền
-
Lưu ý Khi Sử Dụng Thuốc Aclasta 5mg điều Trị Loãng Xương | Vinmec
-
MEDLATEC: Điều Trị Loãng Xương Trong 15 Phút, Hiệu Quả 12 Tháng
-
ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG: UỐNG HAY TRUYỀN? - Saigon-ito
-
Lưu ý Khi Sử Dụng Dịch Truyền Aclasta Trong điều Trị Loãng Xương
-
Top 15 Loại Thuốc Trị Loãng Xương Tốt Nhất Phổ Biến Hiện Nay
-
điều Trị Loãng Xương Bằng Phương Pháp Truyền Tĩnh Mạch Hiệu Quả ...
-
Acid Zoledronic (Aclasta 5mg -100 Ml): Vai Trò Trong điều Trị Loãng ...
-
Aclasta Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
1. Định Nghĩa Loãng Xương
-
Thuốc Aclasta 5mg/100ml - Thuốc điều Trị Loãng Xương
-
Chữa Chứng Loãng Xương Bằng Truyền Dịch - Công An Nhân Dân
-
[PDF] BỘ Y TẾ - CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
-
Quy Trình Truyền Acid Zoledronic (Aclasta) - Điều Trị Đau Clinic