Thuốc Nào điều Trị Viêm Da Môi Bong Vảy? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Nẻ môi do viêm da môi bong vảy với các đặc điểm thường gặp như có dát đỏ, mụn nước, đóng vảy tiết, khô, nứt, bong vảy…
Nếu bong vảy nhẹ thường không rõ nguyên nhân, nhưng dễ tái đi tái lại. Khi bong vảy bề mặt môi sẽ đỏ và hơi rát hoặc đau nhẹ.
Nếu bong vảy mãn tính, thường do nguyên nhân nội sinh (có sẵn các vấn đề như viêm da cơ địa…). Nếu có mẩn cảm với ánh nắng mặt trời hoặc có thói quen liếm môi… thì tình trạng thường xuyên xảy ra hơn. Hoặc nguyên nhân ngoại sinh (như viêm da tiếp xúc dị ứng, kích ứng).
Ngoài ra cũng có trường hợp kết hợp của cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Nhiều trường hợp dẫn đến viêm môi bong vảy là do dị ứng với một số thành phần có trong son môi hoặc kem đánh răng, dung dịch súc miệng... Tình trạng này khiến môi viêm đỏ rõ rệt, có vảy dày hết lớp này đến lớp khác và được gọi chung là viêm môi dị ứng bong vảy.
Nẻ môi do thuốc chữa vảy nến, có nên dừng?
Nẻ môi, phòng và trị thế nào?
Nếu tình trạng viêm môi bong vảy kéo dài dễ dẫn đến nứt nẻ, khô môi, chảy máu. Một số trường hợp viêm môi kèm theo nứt kẽ mép có thể gây khó khăn trong việc ăn uống, nói cười giao tiếp của người bệnh.
Về việc dùng thuốc điều trị, đối với trường hợp mức độ nhẹ, có thể sử dụng các thuốc mục đích để dưỡng ẩm, như: son dưỡng ẩm chứa các thành phần như dầu khoáng, các loại dầu thực vật, bơ hạt mỡ, vitamin E, kẽm Oxyd, nitrat bạc… bôi nhiều lần trong ngày.
Đồng thời, thực hiện các thói quen trong sinh hoạt hằng ngày, như: Uống nhiều nước (1,5 -2 lít/ngày); vệ sinh môi sau ăn; hạn chế các đồ ăn nhiều gia vị cay nóng; hạn chế liếm môi, không tự cạy bóc vảy...
Đối với các trường hợp nghi ngờ dị ứng với son môi hay thức ăn thì hãy để ý kỹ để xác định và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân này.
Đối với viêm môi bong vảy mãn tính thì cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nếu đó là biểu hiện của bệnh về da nào thì cần tích cực điều trị bệnh đó trước.Có phải nẻ môi do thuốc?
Ngoài ra, vẫn bôi các loại kem (như trên) để giữ cho môi không bị khô, hạn chế tróc vảy. Đồng thời bôi một số chế phẩm có thành phần steroid hoạt phổ nhẹ như: Fobancort, fucicort, eumovate, chlorocide H... 2 lần/ngày trong 1-2 tuần. Đối với viêm môi bong vảy mãn tính dai dẳng có thể chiếu laser...
Đối với các trường hợp mức độ nặng hơn như có sưng môi, có mụn nước hoặc chảy dịch thì trường hợp này sẽ cần các điều trị kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu; đồng thời kết hợp bổ sung thêm vitamin nhóm B, C...
Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:
Giải đáp thắc mắc về phòng COVID-19.
Từ khóa » Bong Vẩy
-
Viêm Da Bong Vảy Là Bệnh Gì? - Vinmec
-
Viêm Da Bong Vảy - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Da Tróc Vảy Là Gì? Hình Ảnh, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị
-
Da Bị Khô Tróc Vảy Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì - Sở Y Tế Nam Định
-
Cách Trị Da Mặt Bị Khô Tróc Vảy Trắng Bằng Phương Pháp Dân Gian
-
Môi Bong Vảy Có Thể Là Biểu Hiện Của Một Bệnh Nghiêm Trọng
-
Nguyên Nhân Bệnh Hội Chứng Bong Vảy Da Do Tụ Cầu - Medlatec
-
Da Mặt Tróc Vảy Trắng Phải Xử Lý Thế Nào? - Vietcare Solutions
-
5 Nguyên Nhân Khiến Da Mặt Khô Tróc Vảy Là Bệnh Gì? Và Cách ...
-
Từ Vết Bọng Nước Nhỏ, Trẻ Mắc Hội Chứng Gây Bong Vảy Da Toàn Thân
-
Em Bị Viêm Môi Bong Vẩy Hơn Một Năm Nay Mà Không Khỏi, Em đã đi ...
-
Da Mặt Bị Bong Vẩy
-
Da Mặt Bị Bong Vẩy
-
Vết Thương đã Bong Vẩy