Thuốc Nhỏ Mắt: Loại Nào Phù Hợp Nhất Với Bạn?
Có thể bạn quan tâm
Bởi Burt Dubow, OD, và Adam Debrowski
Có một loại thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ nào đó để làm giảm các triệu chứng của hầu hết các vấn đề về mắt — dù bạn bị khô mắt, bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc), đỏ mắt hay ngứa mắt.
Việc xác định loại thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ nào phù hợp nhất với bạn phụ thuộc vào loại tình trạng mắt mà bạn đang bị:
Khô mắt
Đỏ mắt
Nhiễm trùng (bệnh đau mắt đỏ)
Dị ứng
Ngứa
Đau nhức
Sưng
Chảy mủ (tiết dịch mắt)
Tất nhiên, nếu gặp phải bất kỳ trong số những trình trạng hoặc triệu chứng mắt này, xin ý kiến bác sĩ mắt của bạn luôn là giải pháp tốt nhất nhằm xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của vấn đề và phương pháp điều trị tốt nhất.
Thuốc nhỏ mắt không kê đơn so với thuốc nhỏ mắt kê đơn
Có thể phân chia thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ làm hai nhóm: thuốc nhỏ mắt không kê đơn và thuốc nhỏ mắt kê đơn (Rx).
Thuốc nhỏ mắt không kê đơn còn được gọi là thuốc nhỏ mắt "OTC". Có thể dùng thuốc không kê đơn trong nhiều trường hợp, và chúng rẻ hơn so với thuốc nhỏ mắt kê đơn.
Nhưng trước khi dùng thuốc nhỏ mắt OTC, hãy thăm khám với bác sĩ mắt để xác định loại thuốc nhỏ mắt nào phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Đừng đánh cược với đôi mắt của bạn!
Thuốc nhỏ mắt cho mắt khô
Thuốc nhỏ mắt bôi trơn, còn được gọi là nước mắt nhân tạo, có thể làm dịu mắt khô trong ngắn hạn khi mà nguyên nhân liên quan đến những tình huống tạm thời như mỏi mắt do dùng máy tính, ở ngoài trời trong điều kiện có gió và có nắng, và mệt mỏi.
Hầu hết thuốc nhỏ mắt bôi trơn OTC đều có tác dụng bằng cách thêm nhiều thành phần nước mắt đã có sẵn trong mắt bạn, để bổ sung cho nước mắt tự nhiên và làm mắt ẩm và dễ chịu hơn.
Đối với mắt khô, tốt nhất là tránh thuốc nhỏ mắt thông mũi. Bạn sẽ nhận diện được thuốc nhỏ mắt thông mũi bởi vì loại thuốc này thường được quảng cáo là làm giảm mắt đỏ.
Thuốc nhỏ mắt thông mũi làm cho mắt của bạn trông bớt đỏ hơn, nhưng nó cũng có thể làm cho các triệu chứng khô mắt nặng hơn trong thời gian dài.
Nếu vấn đề mắt khô của bạn nặng hơn, bạn có thể cần sử dụng gel hoặc thuốc mỡ bôi trơn. Bởi gel và thuốc mỡ dành cho mắt khô có thể gây mờ mắt trong thời gian ngắn sau khi bạn tra vào mắt nên hầu hết mọi người đều sử dụng gel hoặc thuốc mỡ trước khi đi ngủ.
Nếu thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ OTC không làm dịu mắt, chuyên gia chăm sóc mắt của bạn có thể cung cấp thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kê đơn và phép điều trị mắt khô bổ sung, chẳng hạn như nút ống lệ.
Thuốc nhỏ mắt dùng cho tình trạng đỏ mắt
Thuốc nhỏ mắt thông mũi, hoặc thuốc nhỏ mắt làm trắng, chứa các chất làm co mạch giúp loại bỏ mắt đỏ bằng cách làm co các mạch máu li ti trên phần trắng của mắt (củng mạc), làm chúng mờ đi.
Mặc dù thuốc nhỏ mắt thông mũi có hiệu quả trong việc loại bỏ tình trạng đỏ mắt, những lưu ý rằng chúng có thể che đi vấn đề nghiêm trọng bên dưới. Tốt nhất là đầu tiên luôn xin ý kiến của chuyên gia chăm sóc mắt để xác định nguyên nhân gây mắt đỏ.
Thuốc nhỏ mắt thông mũi có thể gây ra tình trạng khô và kích ứng, giãn đồng tử và những ảnh hưởng bất lợi khác nếu sử dụng quá thường xuyên.
Ngoài ra, mắt của bạn có thể hình thành giới hạn dung nạp với hiệu quả làm trắng mắt của những thuốc này, và mắt thậm chí đỏ nhiều hơn (được gọi là chứng sung huyết tái phát) khi thuốc hết tác dụng, qua đó ép bạn phải sử dụng thuốc ngày một nhiều.
Nếu mắt của bạn đỏ do mệt mỏi, khô, thiếu ngủ hoặc kích ứng toàn thân, một loại thuốc nhỏ mắt bôi trơn OCT có thể giúp bạn làm giảm tình trạng này một cách an toàn. Nếu mắt của bạn đỏ do dị ứng, thuốc nhỏ mắt bôi trơn cũng có thể giúp đáng kể bằng cách rửa trôi các dị ứng nguyên — chẳng hạn phấn hoa — ra khỏi mắt.
Thuốc nhỏ mắt dành cho mắt ngứa và mắt dị ứng
Thuốc nhỏ mắt kháng histamin được bào chế riêng biệt để điều trị ngứa do dị ứng. Thuốc nhỏ mắt dị ứng tác dụng bằng cách làm giảm histamin trong các mô mắt.
Dị ứng có thể gây ra các triệu chứng với mắt, chẳng hạn ngứa, đỏ, chảy nước mắt và mắt phồng, húp lên, đối với những triệu chứng này thì thuốc nhỏ mắt kháng histamin OTC cũng có thể hữu ích.
Một số thuốc nhỏ mắt thông mũi để điều trị mắt đỏ cũng có thuốc kháng histamin trong đó. Thuốc được dán nhãn điều trị ngứa mắt do dị ứng, nhưng thuốc nhỏ mắt thông mũi thường không được khuyên dùng trong dài hạn (xem phần thuốc nhỏ mắt điều trị đỏ mắt ở trên).
Nếu tình trạng ngứa nặng và không cải thiện sau khi dùng thuốc OTC, tốt nhất là bạn đi khám chuyên gia chăm sóc mắt để được kê thuốc nhỏ mắt và/hoặc thuốc uống.
Thuốc nhỏ mắt dành cho mắt đau nhức, sưng hoặc tiết dịch
Trước khi bạn cân nhắc dùng thuốc nhỏ mắt để giảm đau nhức, cần xác định nguyên nhân gây ra.
Thường thì mắt trở lên đau nhức do khô, căng thẳng, mệt mỏi hoặc chỉ đơn giản là hoạt động quá nhiều. Nhưng nếu bạn đau nhức mắt, hãy thăm khám chuyên gia chăm sóc mắt ngay để loại bỏ khả năng nhiễm trùng mắt nghiêm trọng.
Thuốc nhỏ mắt bôi trơn có thể giúp giảm kích ứng mắt do những căng thẳng về thị giác như khóc, tiết dịch mắt liên quan đến dị ứng và sưng do viêm và dị ứng.
Tuy nhiên, đối với "chảy mủ," hoặc tiết dịch mắt đặc, vàng nhạt do nhiễm trùng mắt gây ra, có thể phải cần thuốc nhỏ mắt kháng sinh kê đơn.
Thuốc nhỏ mắt dành cho bệnh đau mắt đỏ và các nhiễm trùng khác
Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là một trong những loại nhiễm trùng phổ biến nhất. Thuật ngữ "bệnh đau mắt đỏ" là thuật ngữ dùng chung cho một số loại viêm kết mạc khác nhau.
Có thể cần các loại thuốc nhỏ mắt khác nhau cho những loại viêm kết mạc khác nhau, do vậy, điều quan trọng là phải thăm khám với bác sĩ mắt của bạn để xác định phương pháp điều trị phù hợp.
Viêm kết mạc do vi khuẩn thường làm cho mắt bạn thực sự đỏ và đau nhức, kèm tiết dịch đặc, vàng, dính. Phải điều trị nhiễm trùng mắt do vi khuẩn bằng thuốc nhỏ mắt do bác sĩ của bạn kê đơn.
Viêm kết mạc do vi-rút là tình trạng lây nhiễm. Một số loại bệnh đau mắt đỏ do vi-rút sẽ tự khỏi, nhưng một số loại sẽ gây đỏ mắt, chảy nước mắt, đau nhức mắt, kèm theo tiết dịch mắt trong hoặc hơi trắng. Mắt bạn cũng có thể mờ.
Nếu bạn bị viêm kết mạc do vi-rút, thuốc nhỏ mắt bôi trơn OTC có thể giúp mắt có cảm giác tốt hơn, giống như chườm lạnh hoặc túi đá lạnh. Nhưng nếu các triệu chứng trở nặng, bạn phải thăm khám với bác sĩ mắt để được điều trị thêm.
Viêm kết mạc do dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đỏ mắt và thường gây ngứa mắt, mí mắt sưng, chảy nước mắt và mắt đỏ ngầu. Bệnh đau mắt đỏ do dị ứng không lây nhiễm.
Trong hầu hết các trường hợp, thuốc nhỏ mắt kháng histamin và thuốc nhỏ mắt bôi trơn OTC đều có thể giúp làm giảm bệnh. Dùng thuốc kháng histamin OTC cũng có thể có tác dụng.
Nếu các triệu chứng nặng hơn, chuyên gia chăm sóc mắt có thể cần kê thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống mạnh hơn.
Nếu bạn đang dùng một loại thuốc nhỏ mắt để làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng mắt, không bao giờ được chạm tay vào đầu lọ mà bạn nhỏ thuốc vào mắt. Bạn có thể làm lọ thuốc nhiễm bẩn, từ đó có thể làm lây lan nhiễm trùng.
Thuốc nhỏ mắt và kính áp tròng
Thuốc nhỏ mắt giữ ẩm được điều chế riêng cho kính áp tròng và có thể làm bạn bớt khô mắt và khó chịu liên quan đến việc đeo kính áp tròng.
Nếu bạn chọn dùng thuốc nhỏ mắt bôi trơn tiêu chuẩn khi đeo kính áp tròng, hãy hỏi chuyên gia chăm sóc mắt xem loại kính áp tròng của bạn có tương thích với loại thuốc nhỏ mắt bạn đang cân nhắc mua không.
Không giống thuốc nhỏ mắt giữ ẩm, nhiều thuốc nhỏ mắt — OTC hoặc kê đơn — không dành cho người đeo kính áp tròng, và bạn có thể cần tháo kính áp tròng trước khi nhỏ thuốc vào mắt.
Trang được xuất bản trong Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021
Lên lịch kiểm tra
Tìm bác sĩ mắtCác bài báo khác
Cách vệ sinh kính
Từ khóa » đau Mắt đỏ Dùng Thuốc Gì Tốt Nhất
-
Các Thuốc Dùng Trị đau Mắt đỏ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Đau Mắt đỏ Nhỏ Thuốc Gì Nhanh Khỏi Nhất - Tiền Phong
-
Lưu ý Khi Sử Dụng Thuốc Trị đau Mắt đỏ | Vinmec
-
Đau Mắt đỏ Nhỏ Thuốc Gì? Lưu ý Khi Sử Dụng Từ Bác Sĩ
-
10 Loại Thuốc Nhỏ Đau Mắt Đỏ Tốt Nhất, Lời Khuyên Từ Chuyên Gia
-
6 Cách Chữa đau Mắt đỏ Tại Nhà Hiệu Quả, Nhanh Khỏi Nhất
-
Bé Bị đau Mắt đỏ Dùng Thuốc Gì Là Tốt Nhất?
-
Đau Mắt đỏ Nên Tra Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi?
-
Viêm Kết Mạc Nên Dùng Thuốc Gì Và Cách Chăm Sóc Mắt đúng
-
Phòng Và Chữa Bệnh đau Mắt đỏ đúng Cách
-
Những Cách Trị đỏ Mắt Hiệu Quả, An Toàn Thường được áp Dụng Hiện ...
-
Bệnh đau Mắt đỏ Và Những điều Bạn Nên Biết
-
Bệnh đau Mắt đỏ Kiêng Gì để Mau Khỏi? | TCI Hospital
-
Thuốc Trị đau Mắt đỏ - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
-
4 Cách Chữa đau Mắt đỏ Nhanh Khỏi Nhất Và 6 điều Cần Chú ý Tại Nhà
-
Đau Mắt đỏ | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Đau Mắt đỏ Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?