Thuốc Nước Giải độc Tiêu Ban Lộ - Thuốc Biệt Dược, Công Dụng, Cách ...
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc
- Nhà thuốc
- Phòng khám
- Bệnh viện
- Công ty
- Trang chủ
- Thuốc mới
- Cập nhật thuốc
- Hỏi đáp
thuốc Thuốc nước giải độc tiêu ban lộ là gì
thành phần thuốc Thuốc nước giải độc tiêu ban lộ
công dụng của thuốc Thuốc nước giải độc tiêu ban lộ
chỉ định của thuốc Thuốc nước giải độc tiêu ban lộ
chống chỉ định của thuốc Thuốc nước giải độc tiêu ban lộ
liều dùng của thuốc Thuốc nước giải độc tiêu ban lộ
Đóng gói:Hộp 1 chai 10 ml; hộp 1 chai 15ml thuốc nướcThành phần:
Kinh giới, Bạc hà, Cát căn, Ma hoàng, Sài hồ,bạch chỉ, cúc hoa, tô diệp SĐK:V132-H12-10Nhà sản xuất: | Cơ sở Hạnh Hoà - VIỆT NAM | Estore> |
Nhà đăng ký: | Estore> | |
Nhà phân phối: | Estore> |
Thông tin thành phần Kinh giới
Mô tả:Kinh giới là cây thảo cao 30-40cm hay hơn. Thân vuông, mọc đứng, có lông mịn. Lá mọc đối, phiến thuôn nhọn, dài 5-8cm, rộng 3cm, mép có răng cưa, cuống lá dài 2-3cm. Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt. Quả gồm 4 quả hạch nhỏ, nhẵn (quả bế tư). Cây ra hoa vào mùa hạ, mùa thu. Kinh giới là cây rau gia vị rất phổ biến ở Việt Nam. Rau kinh giới là món ăn kèm không thể thiếu với nhiều người khi ăn các món bún riêu, bún ốc, bún đậu mắm tôm, thịt luộc hay phở cuốn,… Bên cạnh đó, kinh giới cũng là cây thuốc được trồng phổ biến ở khắp nơi bởi sự hữu ích của nó trong điều trị bệnh.Phân bố: Kinh giới là một loại rau gia vị được trồng nhiều và phổ biến ở nước ta. Cây thuốc Kinh giớiBộ phận dùng: Đoạn ngọn cành mang lá, hoa, đã phơi hay sấy khô (Herba Elsholtziae ciliatae).Thu hái: Lúc trời khô ráo, cắt lấy đoạn cành có nhiều lá và hoa, đem phơi hoặc sấy ở 40o-50oC đến khô. Bào chế: Kinh giới rửa sạch, thái ngắn 2-3 cm để dùng sống, có thể sao qua hoặc sao cháy cho bớt thơm cay. Mô tả Dược liệu: Vị thuốc Kinh giới là đoạn thân cành dài 30-40 cm, thân vuông, có lông mịn, khi già biến thành màu nâu tía. Lá mọc đối hình trứng, dài 3-9 cm, rộng 2-5 cm, mép có răng cưa, gốc lá dạng nêm, men xuống cuống lá thành cánh hẹp, cuống dài 2-3 cm. Cụm hoa là một xim co có dạng bông ở đầu cành, dài 2-7 cm, rộng 1,3 cm. Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt. Quả bế nhỏ, thuôn, nhẵn bóng, dài 0,5 cm. Dược liệu mùi thơm đặc biệt, vị cay.Thành phần hoá học: Tinh dầu. Thành phần chính là neral (19,5 – 27,3%), geranial (19,5 – 27,3%). Tác dụng của Kinh giới: Phát hãn, giải thử, hoá thấp, lợi tiểu, tán hàn, thanh nhiệt, khu phong, chỉ ngứa.Tác dụng :Theo đó, kinh giới có vị cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh: phế (phổi) và can (gan), có tác dụng làm ra mồ hôi, thanh nhiệt, tán hàn (hết lạnh), khu phong (loại trừ gió), chỉ ngứa (làm giảm ngứa), tán ứ (làm tan ứ), phá kết. Khi sao đen, kinh giới có tác dụng chỉ huyết (cầm máu). Tác dụng giải biểu khu phong trừ thấp, cầm huyết, giải độc. Trị ngoại cảm phong hàn, phát sốt nhức đầu nghẹt mũi, ho, mẩn ngứa, ban sởi, mụn nhọt, xuất huyết. Kinh giới tuệ (hoa kinh giới) thường được hái vào mùa thu khi cây ra bông chớm nở khoảng 1/3, phơi nắng nhẹ dùng để làm thuốc. Chỉ định :Cảm mạo mùa hạ, say nắng, phát sốt không ra mồ hôi, ngực tức, bụng đau, nôn mửa, tiêu chảy, bệnh sởi, viêm thận, phù thũng, tiểu tiện bí, phong thấp, đau xương, đau mình, viêm họng, trúng gió, cấm khẩu, bại liệt, mụn nhọt, dị ứng.Chủ trị: Rong huyết, băng huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu, động thai ra máu.Kinh giới được dùng chữa cảm mạo, sốt, cúm, nhức đầu, hoa mắt, phong thấp, đau xương, đau mình, viêm họng, nôn mửa, sởi, lở ngứa, mụn nhọt. Kinh giới sao đen có thể chữa băng huyết, rong huyết, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu.Kinh giới còn dùng để chữa trúng phong, hàm răng cắn chặt, tay chân cứng đờ ở phụ nữ sau khi đẻ với liều dùng là từ 6 đến 16g dược liệu khô dưới dạng thuốc sắc, hãm hoặc bột. Ở Nhật Bản, tinh dầu kinh giới còn được dùng làm thuốc hạ nhiệt và lợi tiều.Liều lượng - cách dùng:Cách dùng, liều lượng: 10 - 16g (khô) hay 30g cây tươi một ngày. Dạng thuốc sắc, hãm, có khi giã nát dùng tươi.Các bài thuốc có kinh giới:+ Chữa ngoại cảm phong hàn: kinh giới 50g, gừng tươi 3 lát giã vắt nước cốt cho uống, bã gói túi vải đánh miết dọc cột sống.+ Chữa ho ra máu: kinh giới cả cây tươi một nắm giã nhỏ vắt một chén nước cốt uống.+ Chữa ho, nôn ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam: hoa kinh giới sao đen tồn tính, tán nhỏ bỏ lọ kín, mỗi lần dùng 4 - 6g uống với nước ấm.+ Chữa đau đầu mỏi gáy: lá kinh giới phơi khô cho vào gối, gối đầu.+ Chữa sổ mũi: kinh giới, húng quế mỗi vị 50 - 80g. Sắc uống.+ Trị phong ngứa mề đay dị ứng, ngứa gãi da khô sần, tay chân vảy nến tổ đỉa... (do huyết nhiệt): đơn bì, huyền sâm, xích thược, thiên hoa phấn, trần bì, liên kiều, kim ngân, bạch tiễn bì, ngưu bàng tử, kinh giới mỗi vị 12g; phòng phong 10g, khương hoạt 8g. Sắc uống.+ Trị cảm lạnh, ban sởi mới phát: bạc hà 8g, gừng 4g, tía tô 8g, cam thảo 4g, kinh giới 12g. Sắc uống.+ Trị cảm sốt, đau bụng, bụng đầy, nôn mửa: bạc hà 8g, cát căn 12g, gừng sống 3 lát, hành 4g, hoắc hương 12g, hương nhu 8g, tía tô 12g. Sắc uống.+ Trị ho ra máu lâu ngày không khỏi: kinh giới tươi lấy cả gốc rễ, ngọn rửa sạch, giã vắt lấy khoảng nửa bát con nước cốt, uống với bột kinh giới khô.- Chữa cảm lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi: Hoa kinh giới 4g, bạch chỉ 4g tán bột, uống mỗi lần 8g với nước nóng để ra mồ hôi dâm dấp.- Phòng và trị bệnh phong ôn phát nóng, đau mình, nhức đầu: Kinh giới 12g, sắn dây 24g, sắc uống.- Chữa trúng phong cấm khẩu: Uống nước sắc kinh giới hòa với nước cốt gừng, nước cốt măng tre non đã hơ lửa và rượu, phần đều bằng nhau.- Chữa chóng mặt và trúng phong mình cứng, miệng câm, mắt trợn, tay chân đờ duỗi, thổ tả nguy cấp: Hoa kinh giới tán bột, mỗi lần uống 8g với đồng tiện, nếu là trúng phong thì uống với rượu.- Chữa đại tiện ra máu: Kinh giới sao tán nhỏ 8g uống với nước cơm.- Chữa lở sâu vào xương, tiểu buốt, ra mủ: Kinh giới tươi 120g, khúc khắc tươi 60g, kim cang tươi 40g, rung rúc tươi 40g, bồ cu vẽ tươi 40g, tầm gửi cây dâu tươi 40g, rễ cà pháo tươi 20g, mộc thông 12g, đỗ trọng 12g, kim ngân hoa 12g, phòng phong 8g, cam thảo 4g, xạ can 4g, lá táo 4g. Tất cả dược liệu sắc với 3 bát nước tới khi còn 1 bát, mỗi ngày uống làm 2 lần.- Chữa trĩ (5 bài thuốc): + Hoa kinh giới, hoàng bá, ngũ bội tử mỗi vị 12g, phèn phi 4g, sắc lấy từ 300 đến 400ml nước, ngâm hậu môn hàng ngày. + Kinh giới, hoa hòe, chỉ xác, ngải cứu mỗi vị lượng bằng nhau cho vào nước nấu sau đó thêm phèn chua, trước xông, sau rửa. + Kinh giới sao đen, hoa hòe sao đen, cỏ nhọ nồi sao, trắc bá diệp sao mỗi vị 16g; sinh địa, huyền sâm mỗi vị 12g, sắc uống ngày một thang. + Kinh giới sao đen 12g, đảng sâm 16g, hoài sơn 16g cùng với bạch truật, biển đậu, hà thủ ô, kê huyết đằng mỗi vị 12g, hoa hòe sao đen 8g, huyết chi 6g. Tất cả sắc uống, ngày một thang. + Kinh giới sao đen 12g, đảng sâm 16g; hoàng kì, bạch truật, sài hồ mỗi vị 12g; đương quy, thăng ma, địa du sao đen, hoa hòe sao đen mỗi vị 8g cùng trần bì 6g và cam thảo 4g. Tất cả sắc uống, ngày một thang.- Chữa cảm sốt, cúm (7 bài thuốc): + Kinh giới, thanh hao, kim ngân mỗi vị 80g; địa liền, cà gai, tía tô mỗi vị 40g cùng 20g gừng. Tất cả tán bột, sắc uống với liều từ 16 đến 20g một ngày. + Kinh giới, thạch cao, bạc hà mỗi vị 60g, phèn chua phi 30g, phác tiêu 15g. Tất cả tán bột, ngày uống từ 4 đến 8g, chia làm 2 lần. + Kinh giới tươi 50g, gừng sống 10g giã cùng giã nát, vắt lấy nước uống và dùng bã đánh dọc sống lưng. + Kinh giới (sao hơi vàng 20g), tía tô 10g, sắc với 300ml nước đến còn 150ml. Uống nóng kết hợp đắp chăn kín cho ra mồ hôi. + Hoa kinh giới, tía tô, hương nhu, ngải cứu, hoắc hương các vị bằng nhau sắc nhiều lần, cô thành cao đặc, sau đó viên bằng hạt ngô. Uống cùng nước lá tre (liều từ 7 đến 8 viên với người lớn và từ 2 đến 4 viên với trẻ nhỏ). Bài thuốc này cũng có thể dùng chữa lỵ nếu chiêu thuốc với nước sắc cây mơ lông. + Kinh giới, sả, tía tô, bạc hà, lá bưởi, mỗi thứ một nắm đun sôi, xông từ 5 đến 10 phút. + Kinh giới, lá tre, cúc tần, bạc hà, tía tô, cát căn đều 20g, cúc hoa 5g, địa liền 5g, làm thành thuốc bột hoặc viên, ngày uống từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 4 đến 6g.- Chữa chảy máu cam, băng huyết: Hoa kinh giới sao đen 15g, nước 200ml sắc tới khi còn 100ml. Uống từ 2 đến 3 lần trong ngày.- Chữa trẻ lên sởi và chứng lở ngứa: Kinh giới và kim ngân (cả hoa, lá, cành) mỗi vị từ 15 đến 20g, sắc uống.- Chữa hậu môn, trực tràng lở loét, đại tiện ra máu: Kinh giới là lá trắc bá (sao sém) mỗi vị từ 15 đến 20g, sắc uống. Kết hợp ngâm bên ngoài với nước bồ kết.- Chữa rốn trẻ sơ sinh bị ướt không khô: Kinh giới nấu nước rửa.- Chữa ban chẩn (Ban là những hình to thành mảng, sắc đỏ hoặc tím, không nổi cao lên mặt da, Chẩn là những hình nhỏ như hạt tấm, sắc hồng hoặc tím, nổi cao trên mặt da): Kinh giới và lá dâu mỗi vị 6g, lá bạc hà, kim ngân, sài đất mỗi vị 4g. Tất cả sắc uống, ngày một thang.- Chữa mất tiếng: Kinh giới, tang diệp, tang bạch bì, địa cốt bì, mỗi vị 12g, tử tô, bán hạ chế mỗi vị 8g cùng trần bì 6g. Sắc uống, mỗi ngày một thang.Chống chỉ định :Một số trường hợp không nên dùng kinh giới là những người tự ra mồ hôi nhiều.Thông tin thành phần Bạc Hà
Mô tả:
Cây thuốc Bạc hà là cây thảo, sống lâu năm. Thân mềm, hình vuông. Loại thân ngầm mang rễ mọc bò lan, loại thân đứng mang lá, cao 30-40cm, có khi hơn, mầu xanh lục hoặc tím tía. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng. Cuống ngắn. Mép lá khía răng đều. Hoa nhỏ, mầu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc tụ tập ở kẽ lá thành những vòng nhiều hoa. Lá bắc nhỏ, hình dùi. Đài hình chuông có 5 răng đều nhau. Tràng có ống ngắn. Phiến tràng chia làm 4 phần gần bằng nhau, có 1 vòng lông ở phía trong. 4 nhụy bằng nhau, chi nhụy nhẵn. Quả bế có 4 hạt. Các bộ phận trên mặt đất có lông gồm lông che chở và lông bài tiết tinh dầu.Mùa hoa quả vào tháng 7 - 10. Cây thuốc Bạc hà Phân biệt: Bạc hà có rất nhiều loại, thường trong điều trị có hai loại: (1) Bạc hà Việt Nam hay Bạc hà nam như vừa mô tả ở trên. (2) Bạc hà Âu châu hay Bạc hà cay (Mentha piperita L) đó là cây thảo sống lâu năm, thân vuông ít hoặc không có lông. Lá mọc đối, hình bầu dục nhọn, mép khía răng, cụm hoa mọc thành bóng dầy đặc ở ngọn cành. Phần dùng làm thuốc: Dùng toàn bộ phận ở trên mặt đất. Mô tả dược liệu: Dược liệu Bạc hà là thân khô màu vàng nâu hoặc tím nâu, hình vuông có nếp nhăn dọc, chất cứng rễ gãy có đốt mắt rõ ràng, lá mọc đối màu vàng nâu hoặc màu xanh lục nâu, teo nhăn rất khó nhìn ra nguyên hình, có mùi thơm mãnh liệt, tính chạy suốt, không dùng lá úa có sâu. Bào chế: + Lấy lá Bạc hà khô, tẩm nước, để vào chỗ râm mát, khi lá cây mềm, cắt ngắn từng đoạn, phơi trong râm cho khô để dùng (Trung Dược Đại Từ Điển). + Rửa qua, để ráo nước, cắt ngắn chừng 2cm, phơi trong râm cho khô (Dược Liệu Việt Nam). Thành phần hóa học: Trong Bạc hà có: Menthol, Menthone, Menthyl Acetate, Camphene, Limonene, Isomenthone, Pinene, Menthenone, Rosmarinic acid, d-Neomenthol, Ethyl - n - Amylketone, Piperitone, Piperitenone, Pulegone (Trung Dược Học). Hoạt chất chủ yếu trong Bạc hà là tinh dầu Bạc hà. Tỉ lệ tinh dầu trong Bạc hà thường từ 0,5-1% có khi lên đến 1,3-1,5%. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu gồm: Mentola C10H19OH có trong tinh dầu với tỉ lệ 40-50% (Trung quốc) hoặc 70-90% (Nhật Bản). Menton C19H18O chừng 10-20% trong tinh dầu Bạc hà Trung quốc (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). Bạc hà tím Việt Nam trồng ở Mondavi cho hàm lượng tinh dầu là 1,82% (1980), 3% (1981 - 1982), bao gồm 23 thành phần trong đó đã xác định được: a Pinen 0,41%, b Pinen 0,72%, Myrcen 0,47%, Limonen 4,5%, P.Cymol 0,09%, Oetanol 3 - 3,2%, Menthol 5,8%, (-) Menthol 10,1%, Menthyl Acetat 1,6%, (+) Pulegon 24,9%, Piperiton 4%, Piperiton Oxyd 16%, Piperitenon Oxyd 21,5% (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). Tinh dầu Mentha Arvensis di thực vào Việt Nam chứa Sabinen, Myrcen, - a Pinen, Limonen, Cineol, Methylheptenon, Menthol, Isomenthol, Menthyl Acetat, Neomenthol, Isomenthol, Pulegon (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).Tác dụng :+ Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Bạc hà có tác dụng ức chế đối với virus ECHO và Salmonella Typhoit (Trung Dược Học). + Tác dụng trên cơ trơn: Menthol và Menthone có tác dụng ức chế trên ruột thỏ, Menthone có tác dụng mạnh hơn (Trung Dược Học). + Ức chế đau: Tinh dầu Bạc hà và Menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). + Sát khuẩn mạnh: dùng trong những trường hợp ngứa của 1 số bệnh ngoài da, bệnh về tai, mũi, họng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). + Ức chế hô hấp, tuần hoàn: đối với trẻ em ít tuổi, tinh dầu Bạc hà và Menthol bôi vào mũi hoặc cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới ngừng thở và tim ngưng đập hoàn toàn. Người ta đã nhận xét thấy 1 số trường hợp chết do nhỏ mũi 1 giọt dầu Menthol 1% hoặc bôi vào niêm mạc mũi loại thuốc mỡ có Menthol. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu Bạc hà hoặc dầu cù là cho trẻ nhỏ ít tuổi, nhất là trẻ mới đẻ (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). + Tác động đến nhiệt độ cơ thể: Bạc hà, tinh dầu Bạc hà hoặc Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). + Liều lớn có tác dụng kích thích tủy sống, gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). + Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn trong thí nghiệm In Vitro đối với các chủng vi khuẩn tả Vibrio Choreia Elto, Vibrio Choreia Inaba, Vibrio Choreia Ogawa (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). + Tinh dầu Bạc hà có tác dụng ức chế thần kinh trung ương do tác dụng chủ yếu của Menthol (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). + Tinh dầu Bạc hà làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non. Các chất Menthol và Menthone ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột xuống, có tác dụng làm gĩan mao mạch (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).Chỉ định :+ Khứ uế khí, phát độc hãn, phá huyết, chỉ lỵ, thông lợi quan tiết (Dược Tính Luận).+ Chủ tặc phong, phát hãn. Trị bụng đầy trướng do ác khí, hoắc loạn, ăn không tiêu, hạ khí (Đường Bản Thảo).+ Dẫn thuốc vào doanh, vệ. Trị âm dương độc, thương hàn đầu đau (Thực tính bản thảo).+ Trừ tặc phong, kích thích tiêu hóa. Trị trúng phong mất tiếng, nôn ra đờm, ngực, bụng đầy, hạ khí, đầu đau (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). + Thông các khớp, lạc. Trị cảm, đầu não đau, trẻ nhỏ bị phong đờm (Bản Thảo Đồ Kinh).+ Trị trẻ nhỏ sốt cao co giật, nóng trong xương, dùng làm thuốc phát hãn (Bản Thảo Diễn Nghĩa).+ Thanh lợi đầu mặt (Đông Viên Dược Tính Phú).+ Sơ Can khí. Trị Phế thịnh, vai lưng đau, cảm phong hàn ra mồ hôi (Thang Dịch Bản Thảo). + Uống vào có tác dụng phát hãn, trừ phong nhiệt ở tạng Tâm (Thực Liệu Bản Thảo). + Trị trung phong, điên giản, thương táo, uất nhiệt (Bản Thảo Thuật).+ Giải uất thử. Trị răng đau, ho nhiệt, chỉ huyết lỵ, thông tiểu tiện (Y Lâm Toản Yếu).+ Tiêu mục ế [trừ mắt có màng mộng] (Bản Thảo Tái Tân).+ Trị thương hàn đầu đau, hoắc loan, thổ tả, ung nhọt, ngứa (Trấn Nam Bản Thảo).+ Thanh nhiệt, hóa đờm, tiêu tích thực. Trị đầu đau do phong tà, các bệnh nóng âm ỉ(Nam Dược Thần Hiệu).+ Phá huyết, chỉ lỵ, tiêu thực, hạ khí, thanh đầu, thanh mắt, thông quan, khai khiếu. Trị phong nhiệt ngoài da, hư lao, nóng trong xương, trẻ nhỏ bị phong đờm, kinh phong, sốt cao, hoắc loạn. Rắn cắn, mèo cắn, ong chích và bệnh thương hàn lưỡi trắng đều dùng Bạc hà hòa mật mà xát vào (Dược Phẩm Vậng Yếu).+ Phát nhiệt, giải biểu, khu phong, giảm đau, tuyên độc, thấu chẩn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).+ Tuyên tán phong nhiệt, thanh đầu, thanh mắt, thấu chẩn. Trị cảm phong nhiệt, phong thấp mới phát, họng đau, miệng lở, ban sởi, mề đay phong ngứa, ngực sườn đầy tức (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).+ Phát hãn, trừ phong nhiệt, thanh đầu, thanh mắt, sơ uất khí ở Can. Trị cảm phong nhiệt, bệnh thời tiết nóng sốt không ra mồ hôi, mắt đỏ, răng đau, họng đau do phong hỏa, ban sởi không mọc ra được (Đông Dược Học Thiết Yếu). Bài thuốc:+ Trị mắt toét: Bạc hà, ngâm với nước Gừng 1 đêm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, hòa với nước đã đun sôi, rửa mắt ((Minh Mục Kinh Nghiệm Phương).+ Thanh phần trên, hóa đờm, lợi hầu, cách, trị phong nhiệt: Bạc hà, tán bột, trộn mật làm hoàn, to như hạt súng (Khiếm thực), mỗi lần ngậm 1 hoàn (Giản Tiện Đơn Phương).+ Trị lao hạch hoặc nhọt độc gây đau, nhọt vỡ mủ: Bạc hà 1 nắm to (20-30g), Tạo giáp 10 trái, (dài 1 xích 2 thốn), bỏ vỏ đen, tẩm dấm, nướng cho vàng, tán bột. Lấy 200ml rượu ngâm 3 đêm, phơi khô, lại tẩm 3 đêm, sấy khô, tán bột làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên trước bữa ăn, trẻ nhỏ giảm nửa liều (Bạc Hà Hoàn - Thánh Huệ Phương).+ Trị lở ngứa do phong khí: Bạc hà, Thuyền thoái . Lượng bằng nhau, mỗi lần dùng 4g với rượu ấm (Vĩnh Loại Kiềm Phương).+ Trị lỵ ra máu: Bạc hà, sắc uống (Phổ Tế Phương).+ Trị chảy máu cam không cầm: Bạc hà tươi, vắt lấy nước cốt, hoặc Bạc hà khô, lấy nước chưng lên, thấm vào vải (bông), nhét vào mũi (Bản Sự Phương).+ Trị ong chích: Bạc hà gĩa, đắp lên chỗ tổn thương (Tất Hiệu Phương).+ Trị hỏa độc sinh ra lở loét, hỏa độc khí nhập vào trong làm cho 2 bắp chân lở loét chảy nước: Bạc hà, vắt lấy nước bôi (Y Thuyết).+ Trị tai đau: Bạc hà tươi, ép lấy nước nhỏ vào tai (Mân Trần Bản Thảo). + Trị cảm giai đoạn đầu kèm phong nhiệt, biểu chứng: Bạc hà 8g, Thuyền thoái (bỏ chân) 12g, Thạch cao 24g, Cam thảo 6g, sắc uống (Thanh Giải Thang - Trung dược học).+ Trị sốt cao, sợ nóng, mồ hôi không ra được, miệng khát, bứt rứt, đêm nằm không yên: Thạch cao (sống) 40g, Bạc hà diệp 20g, Tán bột, mỗi lần uống 2-4g với nước nóng, ngày 3 lần (Thạch Cao Bạc Hà Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).+ Trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt: Bạc hà 4g, Cát cánh 8g, Kinh giới 12g, Phòng phong 8g, Cương tằm 12g, Cam thảo 8g, sắc uống (Tổng Phương Lục Vị Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).+ Trị ban sởi giai đoạn đầu chưa phát, mề đay, phong ngứa: Bạc hà 4g, Ngưu bàng tử 12g, Thuyền thoái 4g, Cam thảo 4g. Sắc uống thì sởi mọc ra (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị đầu đau, mắt đau do phong nhiệt: Bạc hà 6g, Cúc hoa 10g, Tang diệp 10g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).+ Trị răng đau do phong hỏa: Bạc hà lá 10g, Cúc hoa 10g, Bạch chỉ 6g, Hoa tiêu 2g, Tổ ong 10g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).Liều lượng - cách dùng:+ Uống trong: 4-8g dưới dạng thuốc hãm. + Gĩa ép lấy nước hoặc sắc lấy nước bôi.+ Tinh dầu và Menthol, mỗi lần 0,02 - 0,20ml, một ngày 0,06 - 0,6ml.Tính vị:+ Vị cay the, tính mát (Trung Dược Học).+ Vị cay the, tính mát, có mùi thơm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).Qui kinh:+ Vào kinh Phế, Can (Trung Dược Học).+ Vào kinh Phế, Can (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).Chống chỉ định :+ Người mới bị ngứa, không dùng. Bị đổ mồ hôi do hư không dùng (Dược Tính Luận). + Uống nhiều hoặc uống lau ngày sẽ bị lạnh người; âm hư gây ra sốt, ho, tự ra mồ hôi: không dùng (Bản Thảo Phùng Nguyên). + Bạc hà vị cay, thơm, phá khí, vì vậy, uống lâu ngày sẽ làm tổn Phế, thương Tâm, bị hư yếu (Bản Thảo Tùng Tân). + Uống nhiều thì tổn Tâm, Can. Dùng lâu, dùng nhiều thì tiết hết Tâm khí, hao âm, tổn dương. Bệnh mới khỏi: kiêng dùng vì sợ bằng ra mồ hôi gây vong dương. Chứng nội thương, biểu hư, âm hư đều cấm dùng. Bệnh nặng mới khỏi mà ăn vào thì ra mồ hôi không dứt: kiêng dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Người gầy yếu, suy nhược toàn thân, táo bón, huyết áp cao, trẻ em dưới 1 tuổi: không nên dùng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ |
Tiêu ban thuỷ
SĐK:V855-H12-10
Tỵ viêm hoàn
SĐK:V311-H12-10
Hồng khôi Viêm xoang hoàn
SĐK:V968-H12-10
Thanh can tiêu độc Trung Thiên
SĐK:V803-H12-10
ích phế hoàn
SĐK:V156-H12-10
Phong ngứa hoàn
SĐK:V431-H12-10
Thuốc trị nhức răng Đồng Tiên
SĐK:V741-H12-10
Thuốc gốcOseltamivir
Oseltamivir
Dequalinium
Dequalinium chloride
Semaglutide
Semaglutide
Apixaban
Apixaban
Sotalol
Sotalol hydrochloride
Tolvaptan
Tolvaptan
Palbociclib
Palbociclib
Axitinib
Axitinib
Fluticasone
Fluticasone propionate
Cefdinir
Cefdinir
Mua thuốc: 0868552633Trang chủ | Tra cứu Thuốc biệt dược | Thuốc | Liên hệ ... BMI trẻ em |
- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn |
Thông tin Thuốc và Biệt Dược - Giấy phép ICP số 235/GP-BC. © Copyright Thuocbietduoc.com.vn - Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com |
Từ khóa » Tiêu Ban Lộ
-
Thiên Hòa Ban Lộ ( Tiêu Ban Lộ Hiệu Con Nai đen) Chai 15ml Của Thiên ...
-
Tiêu Ban Lộ Nai Đen - Chợ Thuốc Bắc Sài Gòn
-
Thuốc Tiêu Ban Lộ Là Gì? Tác Dụng, Liều Dùng & Giá Bán Chai 40ml
-
GIẢI NHIỆT TIÊU BAN LỘ
-
Tiêu Ban Lộ Tm Giải Nhiệt, Giảm Phát Ban, Chai 100ml - Chợ Sỉ Thuốc
-
(12 Chai) Tiêu Ban Lộ Hiệu Con Nai đen ( Tên Mới Thiên Hòa Ban Lộ)
-
Khi Bị Thủy đậu Uống Tiêu Ban Lộ Có Tốt Không? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Thuốc Giải Nhiệt Tiêu Ban Lộ: Liều Dùng & Lưu ý, Hướng Dẫn Sử Dụng ...
-
5 ưu điểm Vàng Của Tiêu Ban Giải độc Thang Giúp Trị Mề đay Tái Phát
-
Giải Nhiệt Tiêu Ban Lộ: Liều Dùng & Lưu ý, Hướng Dẫn Sử Dụng, Tác ...
-
Song Long Thanh Ban Lộ - Hỗ Trợ Các Chứng Ban, Nóng, Trái Rạ, Cảm ...
-
Thuốc Tiêu Ban Lộ Trị Bệnh Gì, Thuốc Nước Giải Độc Tiêu Ban Lộ
-
Tiêu Ban Lộ Con Nai Đen 15ml - Thực Phẩm Chức Năng Sức Khỏe