Thuốc Panadol Cảm Cúm: Thành Phần, Công Dụng, Liều Dùng
Có thể bạn quan tâm
- Starch maize
- Pre-gelatinised starch
- Polyethylene glycol
- Titanium Dioxide
- Povidone
- Eurocol Sunset yellow
- Sodium lauryl sulfate
- Quinoline yellow lake (El 04)
- Potassium sorbate
- Sunset yellow aluminium lake (E110)
- Stearic acid
- Talc
- Hydroxypropyl methylcellulose
- Microcrystalline cellulose
Thuốc Panadol Cảm Cúm có công dụng gì?
Thuốc Panadol Cảm Cúm có tác dụng cải thiện một số dấu hiệu bất thường do nhiễm virus cúm gây ra. Bao gồm các chứng đau và tình trạng xung huyết mũi. Ngoài ra, các đối tượng bị sốt cũng có thể sử dụng loại thuốc này để giảm sốt.
Chỉ định
Thuốc Panadol Cảm Cúm được chỉ định cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành có các biểu hiện đau, nóng sốt hay xung huyết mũi do bệnh cảm cúm gây ra.
Chống chỉ định
Những đối tượng không nên sử dụng Panadol Cảm Cúm bao gồm:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tuổi
- Người quá mẫn hoặc bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc
- Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ức chế monoamine oxidase hoặc đã dùng loại thuốc này trong 2 tuần gần đây.
- Đối tượng đang sử dụng các thuốc có cùng thành phần hoặc chứa chất gây kích thích giao cảm khác
- Phụ nữ mang thai: Nhiều nghiên cứu được thực hiện trên động vật cũng như trên người chưa tìm thấy bất kỳ tác hại nào cho sự phát triển của phôi thai cũng như sức khỏe của bà bầu trong thai kỳ. Mặc dù vậy, phụ nữ mang thai vẫn được khuyến cáo không nên sử dụng loại thuốc này để điều trị cảm cúm.
Thận trọng tham khảo ý kiến nhân viên y tế khi có ý định dùng thuốc Panadol Cảm Cúm cho các đối tượng sau:
- Người mắc bệnh Glaucoma góc đóng
- Bệnh nhân bị tiểu đường, suy giảm chức năng gan – thận nặng
- Người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp
- Các trường hợp bị cường giáp hoặc bướu Phaeochromocytoma
- Phụ nữ đang cho con bú
- Nam giới mắc chứng phì đại tuyến tiền liệt
- Người mắc bệnh mạch tắc nghẽn
Tác dụng phụ của thuốc Panadol Cảm Cúm
Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể về tác dụng phụ của thuốc Panadol Cảm Cúm. Tuy nhiên, thành phần tác dược Eurocol Sunset Yellow (E110) hay bất kỳ hoạt chất nào trong thuốc cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng sau khi sử dụng.
Các nhân viên y tế cũng nên cảnh báo cho người bệnh biết về những dấu hiệu phản ứng da nghiêm trọng có thể xảy ra sau khi điều trị bằng loại thuốc này. Chẳng hạn như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng Lyell hoặc hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN)…
Để đảm bảo an toàn, bạn không nên sử dụng thuốc Panadol Cảm Cúm nếu bị dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong thuốc. Nếu có phản ứng bất thường sau khi uống thuốc, chẳng hạn như dị ứng da, nổi mẩn ngứa, phát ban, khó thở… hãy thông báo cho bác sĩ điều trị của bạn biết ngay.
Bạn nên sử dụng Panadol Cảm Cúm như thế nào?
- Đọc kỹ bảng thành phần cũng như thông tin hướng dẫn cách sử dụng thuốc được nhà sản xuất đính kèm trong hộp thuốc.
- Uống thuốc đủ liều theo khuyến cáo của bác sĩ hay dược sĩ. Không dùng liều thấp hơn hoặc cao hơn so với liều quy định. Điều này sẽ khiến bạn không đạt được hiệu quả như mong đợi hoặc có nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc Panadol Cảm Cúm.
- Khoảng cách giữa hai liều dùng cách nhau tối thiểu 4 tiếng
- Không dùng thuốc quá 7 ngày khi chưa có sự cho phép của bác sĩ
- Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thuốc Panadol cảm cúm cũng như cách sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn thêm.
Từ khóa » Hắt Hơi Sổ Mũi Uống Panadol được Không
-
Tác Dụng, Cách Dùng Và Giá Panadol Cảm Cúm - Nhà Thuốc Long Châu
-
Thuốc Trị Cảm Cúm: Panadol Extra Cảm Cúm - Nhà Thuốc Long Châu
-
Thuốc Panadol đỏ Và Xanh Khác Nhau Thế Nào? | Vinmec
-
Góc Tư Vấn: Những Loại Thuốc Chữa Cảm Cúm Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Bí Quyết Trị Cảm Cúm đơn Giản! | Báo Dân Trí
-
9 điều Cần Ghi Nhớ Khi Uống Thuốc Cảm Cúm
-
Sự Khác Biệt Giữa Cảm Lạnh Và Cảm Cúm Là Gì? - Panadol
-
Cảm Lạnh Và Cảm Cúm - Khi Nào Cần Gặp Bác Sĩ - Panadol
-
Mấy Ngày Nay Bị đau đầu Xổ Mũi Nghẹt Mũi Hắt Xì Không à. Thuốc Thì ...
-
Panadol Cảm Cúm Extra - Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy
-
KHI BỊ CẢM CÚM SỬ DỤNG THUỐC THẾ NÀO CHO AN TOÀN VÀ ...
-
Thuốc điều Trị Cảm Cúm Cảm Lạnh Và Các Lưu ý Khi Dùng | Hapacol
-
Hắt Hơi Nhiều, Ngạt Mũi, Sổ Mũi: Uống Thuốc Cảm Cúm Là đúng Hay ...
-
Cẩn Thận Với Thuốc Phối Hợp - Báo Người Lao động