Thuốc Paracetamol 500mg Hộp 100 Viên-Nhà Thuốc An Khang

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
Paracetamol Phapharco 500mg giảm đau, hạ sốt (10 vỉ x 10 viên)
  • Giảm đau, hạ sốt, kháng viêm
  • Thuốc đau đầu, hạ sốt
Paracetamol Phapharco 500mg giảm đau, hạ sốt Paracetamol Phapharco 500mg giảm đau, hạ sốt Paracetamol Phapharco 500mg giảm đau, hạ sốt Paracetamol Phapharco 500mg giảm đau, hạ sốt đánh giá 10 vỉ x 10 viên Xem tất cả hình Đặc điểm nổi bật

Đặc điểm nổi bật

Hình ảnh sản phẩm

Hình ảnh sản phẩm

Hướng dẫn sử dụng

Hướng dẫn sử dụng

Thông tin sản phẩm

Thông tinsản phẩm

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Mọi thông tin dưới đây đã được Dược sĩ biên soạn lại. Tuy nhiên, nội dung hoàn toàn giữ nguyên dựa trên tờ Hướng dẫn sử dụng, chỉ thay đổi về mặt hình thức.

1. Thành phần

  • Dược chất: Paracetamol 500 mg.
  • Tá dược: Microcrystalline cellulose, tinh bột, povidon K90, glycerin, talc, magnesi stearat, DST, aerosil 200 vừa đủ.

2. Công dụng (Chỉ định)

  • Điều trị cơn đau từ nhẹ đến vừa bao gồm: đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, đau bụng kinh, đau họng, đau cơ xương, sốt và đau sau khi tiêm vắc xin, đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa, đau răng, đau do viêm khớp.
  • Hạ sốt.

3. Cách dùng - Liều dùng

  • Người lớn và trẻ em trên 16 tuổi: uống 1 - 2 viên/ lần, 4 - 6 giờ một lần; tối đa là 8 viên/ ngày.
  • Trẻ em từ 12 - 15 tuổi: uống 1 viên/ lần, 4 - 6 giờ một lần; tối đa là 4 viên/ ngày.
  • Không dùng thuốc tự điều trị quá 10 ngày đối với người lớn và quá 5 ngày đối với trẻ em.

- Quá liều

Biểu hiện

  • Nhiễm độc paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (ví dụ, 7,5 -10 g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.
  • Buồn nôn, nôn, và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2-3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc. Methemoglobin máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p-aminophenol; một lượng nhỏ sulfhemoglobin cũng có thể được sản sinh. Trẻ em có khuynh hướng tạo methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống paracetamol.
  • Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động, và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương: sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh, nông; mạch nhanh, yếu, không đều; huyết áp thấp và suy tuần hoàn. Trụy mạch do giảm oxy huyết tương đối và do tác dụng ức chế trung tâm, tác dụng này chỉ xảy ra với liều rất lớn. Sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều. Cơn co giật nghẹt thở gây tử vong có thể xảy ra. Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.
  • Dấu hiệu lâm sàng thương tổn gan trở nên rõ rệt trong vòng 2 đến 4 ngày sau khi uống liều độc. Aminotransferase huyết tương tăng (đôi khi tăng rất cao) và nồng độ bilirubin trong huyết tương cũng có thể tăng; thêm nữa, khi thương tổn gan lan rộng, thời gian prothrombin kéo dài. Có thể 10% người bệnh bị ngộ độc không được điều trị đặc hiệu đã có thương tổn gan nghiêm trọng; trong số đó 10% đến 20% cuối cùng chết vì suy gan. Suy thận cấp cũng xảy ra ở một số người bệnh. Sinh thiết gan phát hiện hoại tử trung tâm tiểu thùy trừ vùng quanh tĩnh mạch cửa. Ở những trường hợp không tử vong, thương tổn gan phục hồi sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Điều trị

  • Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều paracetamol. Có những phương pháp xác định nhanh nồng độ thuốc trong huyết tương. Tuy vậy, không được trì hoãn điều trị trong khi chờ kết quả xét nghiệm nếu bệnh sử gợi ý là quá liều nặng. Khi nhiễm độc nặng, điều quan trọng là phải điều trị hỗ trợ tích cực cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
  • Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan. N-acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải dùng thuốc giải độc ngay lập tức, càng sớm càng tốt nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol. Điều trị với N-acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol. Khi cho uống, hòa loãng dung dịch N-acetylcystein với nước hoặc đồ uống không có rượu để đạt dung dịch 5 % và phải uống trong vòng 1 giờ sau khi pha. Cho uống N-acetylcystein với liều đầu tiên là 140 mg/ kg, sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/ kg cách nhau 4 giờ một lần. Chấm dứt điều trị nếu xét nghiệm paracetamol trong huyết tương cho thấy nguy cơ độc hại gan thấp. Cũng có thể dùng N-acetylcystein theo đường tĩnh mạch: liều ban đầu là 150 mg/ kg, pha trong 200 ml glucose 5 %, tiêm tĩnh mạch trong 15 phút; sau đó truyền tĩnh mạch liều 50 mg/ kg trong 500 ml glucose 5 % trong 4 giờ; tiếp theo là 100 mg/ kg trong 1 lít dung dịch trong vòng 16 giờ tiếp theo. Nếu không có dung dịch glucose 5 % thì có thể dùng dung dịch natri clorid 0,9 %.
  • ADR của N-acetylcystein gồm ban da (gồm cả mày đay, không yêu cầu phải ngừng thuốc), buồn nôn, nôn, ỉa chảy, và phản ứng kiểu phản vệ.
  • Nếu không có N-acetylcystein, có thể dùng methionin. Nếu đã dùng than hoạt trước khi dùng methionin thì phải hút than hoạt ra khỏi dạ dày trước. Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối do chúng có khả năng làm giảm hấp thụ paracetamol.

4. Chống chỉ định

  • Người bệnh quá mẫn với paracetamol hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Suy gan nặng.

5. Tác dụng phụ

Phản ứng da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell, hoại tử biểu bì nhiễm độc, mụn mủ ban đỏ toàn thân cấp tuy hiếm xảy ra, nhưng có khả năng gây tử vong. Nếu thấy xuất hiện ban hoặc các biểu hiện khác về da, phải ngừng dùng thuốc và thăm khám thầy thuốc.

Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Nếu thấy sốt, bọng nước quanh các hốc tự nhiên, nên nghĩ đến hội chứng Stevens-Johnson, phải ngừng thuốc ngay. Quá liều paracetamol có thể dẫn đến tổn thương gan nặng và đôi khi hoại tử ống thận cấp. Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với paracetamol và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol đã gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Da: Ban.
  • Dạ dày - ruột: Buồn nôn, nôn.
  • Huyết học: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.
  • Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

  • Da: Hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Lyell, mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính.
  • Khác: Phản ứng quá mẫn.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Nếu xảy ra ADR nghiêm trọng, phải ngừng dùng paracetamol. Về điều trị, xin đọc phần: “Quá liều và cách xử trí”.

Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.

6. Lưu ý

- Thận trọng khi sử dụng

  • Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị, và khi dùng dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc. Tuy nhiên, dùng quá liều paracetamol là nguyên nhân chính gây suy gan cấp. Dùng nhiều chế phẩm chứa paracetamol (acetaminophen) đồng thời có thể dẫn đến hậu quả có hại (như quá liều paracetamol).
  • Phản ứng da nghiêm trọng, có khả năng gây tử vong bao gồm hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN), hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân (AGEP: Acute generalized exanthematous), hội chứng Lyell tuy hiếm nhưng đã xảy ra với paracetamol, thường không phụ thuộc vào tác dụng của các thuốc khác. Tuy các thuốc giảm đau và hạ sốt khác (như NSAID) có thể gây các phản ứng tương tự, mẫn cảm chéo với paracetamol không xảy ra. Người bệnh cần phải ngừng dùng paracetamol và đi khám thầy thuốc ngay khi thấy phát ban hoặc các biểu hiện khác ở da hoặc các phản ứng mẫn cảm trong khi điều trị. Người bệnh có tiền sử có các phản ứng như vậy không nên dùng các chế phẩm chứa paracetamol.
  • Đôi khi có những phản ứng da gồm ban dát sần ngứa và mày đay; những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch, và những phản ứng kiểu phản vệ có thể ít khi xảy ra. Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất p-aminophenol, đặc biệt khi dùng kéo dài các liều lớn. Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng paracetamol. Hiếm gặp mất bạch cầu hạt ở người bệnh dùng paracetamol.
  • Người bị phenylceton - niệu (nghĩa là, thiếu hụt gen xác định tình trạng của phenylalanin hydroxylase) và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể phải được cảnh báo là một số chế phẩm paracetamol chứa aspartam, sẽ chuyển hóa trong dạ dày - ruột thành phenylalanin sau khi uống.
  • Một số dạng thuốc paracetamol có trên thị trường chứa sulfit có thể gây phản ứng kiểu dị ứng, gồm cả phản vệ và những cơn hen đe dọa tính mạng hoặc ít nghiêm trọng hơn ở một số người quá mẫn.
  • Thường gặp ở người bệnh hen nhiều hơn ở người không hen.
  • Phải thận trọng khi dùng paracetamol cho người bị suy gan, suy thận, người nghiện rượu, suy dinh dưỡng mạn tính hoặc bị mất nước. Tránh dùng liều cao, dùng kéo dài và dùng theo đường tĩnh mạch cho người bị suy gan.
  • Phải dùng paracetamol thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù nồng độ cao ở mức nguy hiểm của methemoglobin trong máu.
  • Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol; nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
  • Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

- Thai kỳ và cho con bú

  • Chưa xác định tính an toàn của paracetamol dùng khi thai nghén liên quan đến ADR có thể có đối với phát triển thai. Do đó, chỉ nên dùng paracetamol ở người mang thai khi thật cần.
  • Nghiên cứu ở người mẹ cho con bú, dùng paracetamol không thấy có ADR ở trẻ nhỏ bú mẹ.

- Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Không ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc.

- Tương tác thuốc

  • Thuốc uống chống đông máu: uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Dữ liệu nghiên cứu còn mâu thuẫn nhau và còn nghi ngờ về tương tác này, nên paracetamol được ưa dùng hơn salicylat khi cần giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt cho người bệnh đang dùng coumarin hoặc dẫn chất indandion.
  • Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt (như paracetamol).
  • Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ gây độc cho gan của paracetamol.
  • Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan. Ngoài ra, dùng đồng thời isoniazid với paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này.
  • Nguy cơ paracetamol gây độc tính gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid. Thường không cần giảm liều ở người bệnh dùng đồng thời liều điều trị paracetamol và thuốc chống co giật; tuy vậy, người bệnh phải hạn chế tự dùng paracetamol khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.
  • Probenecid có thể làm giảm đào thải paracetamol và làm tăng thời gian nửa đời trong huyết tương của paracetamol. Isoniazid và các thuốc chống lao làm tăng độc tính của paracetamol đối với gan.

7. Thông tin thêm

- Đặc điểm

Viên nén hình tròn, màu trắng.

- Bảo quản

Nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30 °C, tránh ánh sáng.

- Hạn dùng

36 tháng kể từ ngày sản xuất.

- Nhà sản xuất

Dược và Vật tư Y tế Bình Thuận.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Vui lòng đọc kĩ thông tin chi tiết ở tờ rơi bên trong hộp sản phẩm.

Xem thêm

Mã: 230082

  • 34.000₫/Hộp
Hết hàng tạm thời chat-with-zalo Chat với dược sĩ Tư vấn thuốc và đặt hàng Gọi nhận tư vấn với dược sĩ 1900 1572 (8:00 - 21:30, 1000đ/phút)

Thuốc thay thế

  • Hapacol Blue 500mg giảm đau, hạ sốt 10 vỉ x 10 viên

    Hapacol Blue 500mg giảm đau, hạ sốt

    40.000₫ /Hộp Thêm vào giỏ thuốc
  • Hapacol Sủi 500mg giảm đau, hạ sốt 4 vỉ x 4 viên

    Hapacol Sủi 500mg giảm đau, hạ sốt

    32.000₫ /Hộp Thêm vào giỏ thuốc
  • Paracetamol Khahopharma 500mg giảm đau, hạ sốt 10 vỉ x 10 viên

    Paracetamol Khahopharma 500mg giảm đau, hạ sốt

    32.000₫ /Hộp 400₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc Mua thêm

    Paracetamol Khahopharma 500mg giảm đau, hạ sốt

    • 32.000₫/Hộp Thêm vào giỏ thuốc
    • 4.000₫/Vỉ Thêm vào giỏ thuốc
    • 400₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc
  • Travicol 500mg giảm đau, hạ sốt 10 vỉ x 10 viên

    Travicol 500mg giảm đau, hạ sốt

    50.000₫ /Hộp 500₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc Mua thêm

    Travicol 500mg giảm đau, hạ sốt

    • 50.000₫/Hộp Thêm vào giỏ thuốc
    • 500₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc
  • Công dụng Hạ sốt, giảm đau
  • Thành phần chính Paracetamol
  • Đối tượng sử dụng Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn
  • Thương hiệu Phapharco (Việt Nam) manu

    Công ty cổ phần Dược và Vật tư Y tế Bình Thuận (Phapharco) được thành lập vào năm 1981. Công ty có trụ sở chính tại số 192 đường Nguyễn Hội, phường Phú Trinh, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

    Phapharco là doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm. Lợi thế của công ty với quy mô sản xuất đạt tiêu chuẩn 3P: GMP-WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc ), GLP (Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc ), GSP (Thực hành tốt bảo quản thuốc), với hệ thống phân phối dạt 2P: GDP (Thực hành tốt phân phối thuốc), GPP (Thực hành tốt nhà thuốc).

    Xem chi tiết
  • Nhà sản xuất Dược và Vật tư Y tế Bình Thuận

    Dược và Vật tư y tế Bình Thuận thành lập ngày 26/07/2001 (Chuyển đổi từ Công Ty Dược và Vật Tư Y Tế Bình Thuận).

    Phapharco là doanh nghiệp chuyên:

    Sản xuất Dược phẩm, Thực phẩm chức năng, Mỹ phẩm.

    Kinh doanh Dược phẩm, Mỹ phẩm, Thực phẩm chức năng, Vắc Xin, Sinh phẩm y tế, Nguyên liệu sản xuất thuốc, Dược liệu và vật tư, dụng cụ và trang thiết bị y tế.

    Tính tới thời điểm hiện tại, Phapharco đã khai trương 4 chi nhánh.

    2005 Lợi thế của Công ty với quy mô sản xuất đạt tiêu chuẩn 3P: GMP-WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc), GLP (Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc), GSP(Thực hành tốt bảo quản thuốc)

    2009 Hệ thống phân phối đạt 2P: GDP (Thực hành tốt phân phối thuốc), GPP (Thực hành tốt nhà thuốc).

  • Nơi sản xuất Việt Nam
  • Dạng bào chế Viên nén
  • Cách đóng gói 10 vỉ x 10 viên
  • Thuốc cần kê toa Không
  • Hạn dùng 36 tháng kể từ ngày sản xuất
  • Số đăng kí VD-30635-18
Xem tất cả đặc điểm nổi bật Mã Qr Code Quà tặng vip

Quét để tải App

Logo Nhathuocankhang.comQuà Tặng VIP

Tích & Sử dụng điểm cho khách hàng thân thiết

Sản phẩm của tập đoàn MWG

Quà tặng víp google play Quà tặng víp Appstore Cam kết 100% thuốc chính hãng

Cam kết 100% thuốc chính hãng

Đủ thuốc chuyên toa bệnh viện

Miễn phí giao đơn hàng từ 150.000đ. Xem chi tiết

Giá tốt

Giao nhanh 2 giờ

Thuốc đau đầu, hạ sốt khác

  • Hapacol Blue 500mg giảm đau, hạ sốt 10 vỉ x 10 viên

    Hapacol Blue 500mg giảm đau, hạ sốt

    40.000₫ /Hộp Thêm vào giỏ thuốc
  • Panadol 500mg giảm đau, hạ sốt 10 vỉ x 12 viên

    Panadol 500mg giảm đau, hạ sốt

    120.000₫ /Hộp 1.000₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc Mua thêm

    Panadol 500mg giảm đau, hạ sốt

    • 120.000₫/Hộp Thêm vào giỏ thuốc
    • 1.000₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc
  • Sara 500mg trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa 20 vỉ x 10 viên

    Sara 500mg trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa

    160.000₫ /Hộp 800₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc Mua thêm

    Sara 500mg trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa

    • 160.000₫/Hộp Thêm vào giỏ thuốc
    • 800₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc
  • Glotadol 500 hạ sốt, giảm các cơn đau từ nhẹ đến vừa 10 vỉ x 10 viên

    Glotadol 500 hạ sốt, giảm các cơn đau từ nhẹ đến vừa

    70.000₫ /Hộp 700₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc Mua thêm

    Glotadol 500 hạ sốt, giảm các cơn đau từ nhẹ đến vừa

    • 70.000₫/Hộp Thêm vào giỏ thuốc
    • 700₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc
  • Paralmax 500mg giảm đau, hạ sốt từ nhẹ đến vừa 10 vỉ x 12 viên

    Paralmax 500mg giảm đau, hạ sốt từ nhẹ đến vừa

    66.000₫ /Hộp 550₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc Mua thêm

    Paralmax 500mg giảm đau, hạ sốt từ nhẹ đến vừa

    • 66.000₫/Hộp Thêm vào giỏ thuốc
    • 550₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc
  • Partamol Tab. 500mg Stella trị các triệu chứng đau từ nhẹ đến vừa 10 vỉ x 10 viên

    Partamol Tab. 500mg Stella trị các triệu chứng đau từ nhẹ đến vừa

    55.000₫ /Hộp 550₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc Mua thêm

    Partamol Tab. 500mg Stella trị các triệu chứng đau từ nhẹ đến vừa

    • 55.000₫/Hộp Thêm vào giỏ thuốc
    • 550₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc
  • Travicol 500mg giảm đau, hạ sốt 10 vỉ x 10 viên

    Travicol 500mg giảm đau, hạ sốt

    50.000₫ /Hộp 500₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc Mua thêm

    Travicol 500mg giảm đau, hạ sốt

    • 50.000₫/Hộp Thêm vào giỏ thuốc
    • 500₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc
  • Paracetamol Khahopharma 500mg giảm đau, hạ sốt 10 vỉ x 10 viên

    Paracetamol Khahopharma 500mg giảm đau, hạ sốt

    32.000₫ /Hộp 400₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc Mua thêm

    Paracetamol Khahopharma 500mg giảm đau, hạ sốt

    • 32.000₫/Hộp Thêm vào giỏ thuốc
    • 4.000₫/Vỉ Thêm vào giỏ thuốc
    • 400₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc
  • Hapacol 650 giảm đau, hạ sốt 10 vỉ x 5 viên

    Hapacol 650 giảm đau, hạ sốt

    25.000₫ /Hộp Thêm vào giỏ thuốc
  • Acemol 325mg giảm đau, hạ sốt 40 viên

    Acemol 325mg giảm đau, hạ sốt

    11.000₫ /Chai Thêm vào giỏ thuốc
  • Hapacol 650 giảm đau, hạ sốt 10 vỉ x 10 viên

    Hapacol 650 giảm đau, hạ sốt

    65.000₫ /Hộp Thêm vào giỏ thuốc
  • Paracetamol Imex 325mg giảm nhức đầu, nhức răng, đau nhức bắp thịt 10 vỉ x 10 viên

    Paracetamol Imex 325mg giảm nhức đầu, nhức răng, đau nhức bắp thịt

    40.000₫ /Hộp 500₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc Mua thêm

    Paracetamol Imex 325mg giảm nhức đầu, nhức răng, đau nhức bắp thịt

    • 40.000₫/Hộp Thêm vào giỏ thuốc
    • 500₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc
  • Hapacol 325 giảm đau, hạ sốt 10 vỉ x 10 viên

    Hapacol 325 giảm đau, hạ sốt

    21.000₫ /Hộp 210₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc Mua thêm

    Hapacol 325 giảm đau, hạ sốt

    • 21.000₫/Hộp Thêm vào giỏ thuốc
    • 210₫/Viên Thêm vào giỏ thuốc
  • Glotadol 325mg giảm đau, hạ sốt 200 viên

    Glotadol 325mg giảm đau, hạ sốt

    90.000₫ /Hộp 200 viên Thêm vào giỏ thuốc
Xem tất cả Thuốc đau đầu, hạ sốt khác
  • Hình ảnh
  • Đặc điểm nổi bật
  • Thông tin sản phẩm
  • Công dụng Hạ sốt, giảm đau
  • Thành phần chính Paracetamol
  • Đối tượng sử dụng Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn
  • Thương hiệu Phapharco (Việt Nam) manu

    Công ty cổ phần Dược và Vật tư Y tế Bình Thuận (Phapharco) được thành lập vào năm 1981. Công ty có trụ sở chính tại số 192 đường Nguyễn Hội, phường Phú Trinh, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

    Phapharco là doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm. Lợi thế của công ty với quy mô sản xuất đạt tiêu chuẩn 3P: GMP-WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc ), GLP (Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc ), GSP (Thực hành tốt bảo quản thuốc), với hệ thống phân phối dạt 2P: GDP (Thực hành tốt phân phối thuốc), GPP (Thực hành tốt nhà thuốc).

    Xem chi tiết
  • Nhà sản xuất Dược và Vật tư Y tế Bình Thuận

    Dược và Vật tư y tế Bình Thuận thành lập ngày 26/07/2001 (Chuyển đổi từ Công Ty Dược và Vật Tư Y Tế Bình Thuận).

    Phapharco là doanh nghiệp chuyên:

    Sản xuất Dược phẩm, Thực phẩm chức năng, Mỹ phẩm.

    Kinh doanh Dược phẩm, Mỹ phẩm, Thực phẩm chức năng, Vắc Xin, Sinh phẩm y tế, Nguyên liệu sản xuất thuốc, Dược liệu và vật tư, dụng cụ và trang thiết bị y tế.

    Tính tới thời điểm hiện tại, Phapharco đã khai trương 4 chi nhánh.

    2005 Lợi thế của Công ty với quy mô sản xuất đạt tiêu chuẩn 3P: GMP-WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc), GLP (Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc), GSP(Thực hành tốt bảo quản thuốc)

    2009 Hệ thống phân phối đạt 2P: GDP (Thực hành tốt phân phối thuốc), GPP (Thực hành tốt nhà thuốc).

  • Nơi sản xuất Việt Nam
  • Dạng bào chế Viên nén
  • Cách đóng gói 10 vỉ x 10 viên
  • Thuốc cần kê toa Không
  • Hạn dùng 36 tháng kể từ ngày sản xuất
  • Số đăng kí VD-30635-18

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Mọi thông tin dưới đây đã được Dược sĩ biên soạn lại. Tuy nhiên, nội dung hoàn toàn giữ nguyên dựa trên tờ Hướng dẫn sử dụng, chỉ thay đổi về mặt hình thức.

1. Thành phần

  • Dược chất: Paracetamol 500 mg.
  • Tá dược: Microcrystalline cellulose, tinh bột, povidon K90, glycerin, talc, magnesi stearat, DST, aerosil 200 vừa đủ.

2. Công dụng (Chỉ định)

  • Điều trị cơn đau từ nhẹ đến vừa bao gồm: đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, đau bụng kinh, đau họng, đau cơ xương, sốt và đau sau khi tiêm vắc xin, đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa, đau răng, đau do viêm khớp.
  • Hạ sốt.

3. Cách dùng - Liều dùng

  • Người lớn và trẻ em trên 16 tuổi: uống 1 - 2 viên/ lần, 4 - 6 giờ một lần; tối đa là 8 viên/ ngày.
  • Trẻ em từ 12 - 15 tuổi: uống 1 viên/ lần, 4 - 6 giờ một lần; tối đa là 4 viên/ ngày.
  • Không dùng thuốc tự điều trị quá 10 ngày đối với người lớn và quá 5 ngày đối với trẻ em.

- Quá liều

Biểu hiện

  • Nhiễm độc paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (ví dụ, 7,5 -10 g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.
  • Buồn nôn, nôn, và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2-3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc. Methemoglobin máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p-aminophenol; một lượng nhỏ sulfhemoglobin cũng có thể được sản sinh. Trẻ em có khuynh hướng tạo methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống paracetamol.
  • Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động, và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương: sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh, nông; mạch nhanh, yếu, không đều; huyết áp thấp và suy tuần hoàn. Trụy mạch do giảm oxy huyết tương đối và do tác dụng ức chế trung tâm, tác dụng này chỉ xảy ra với liều rất lớn. Sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều. Cơn co giật nghẹt thở gây tử vong có thể xảy ra. Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.
  • Dấu hiệu lâm sàng thương tổn gan trở nên rõ rệt trong vòng 2 đến 4 ngày sau khi uống liều độc. Aminotransferase huyết tương tăng (đôi khi tăng rất cao) và nồng độ bilirubin trong huyết tương cũng có thể tăng; thêm nữa, khi thương tổn gan lan rộng, thời gian prothrombin kéo dài. Có thể 10% người bệnh bị ngộ độc không được điều trị đặc hiệu đã có thương tổn gan nghiêm trọng; trong số đó 10% đến 20% cuối cùng chết vì suy gan. Suy thận cấp cũng xảy ra ở một số người bệnh. Sinh thiết gan phát hiện hoại tử trung tâm tiểu thùy trừ vùng quanh tĩnh mạch cửa. Ở những trường hợp không tử vong, thương tổn gan phục hồi sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Điều trị

  • Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều paracetamol. Có những phương pháp xác định nhanh nồng độ thuốc trong huyết tương. Tuy vậy, không được trì hoãn điều trị trong khi chờ kết quả xét nghiệm nếu bệnh sử gợi ý là quá liều nặng. Khi nhiễm độc nặng, điều quan trọng là phải điều trị hỗ trợ tích cực cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
  • Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan. N-acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải dùng thuốc giải độc ngay lập tức, càng sớm càng tốt nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol. Điều trị với N-acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol. Khi cho uống, hòa loãng dung dịch N-acetylcystein với nước hoặc đồ uống không có rượu để đạt dung dịch 5 % và phải uống trong vòng 1 giờ sau khi pha. Cho uống N-acetylcystein với liều đầu tiên là 140 mg/ kg, sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/ kg cách nhau 4 giờ một lần. Chấm dứt điều trị nếu xét nghiệm paracetamol trong huyết tương cho thấy nguy cơ độc hại gan thấp. Cũng có thể dùng N-acetylcystein theo đường tĩnh mạch: liều ban đầu là 150 mg/ kg, pha trong 200 ml glucose 5 %, tiêm tĩnh mạch trong 15 phút; sau đó truyền tĩnh mạch liều 50 mg/ kg trong 500 ml glucose 5 % trong 4 giờ; tiếp theo là 100 mg/ kg trong 1 lít dung dịch trong vòng 16 giờ tiếp theo. Nếu không có dung dịch glucose 5 % thì có thể dùng dung dịch natri clorid 0,9 %.
  • ADR của N-acetylcystein gồm ban da (gồm cả mày đay, không yêu cầu phải ngừng thuốc), buồn nôn, nôn, ỉa chảy, và phản ứng kiểu phản vệ.
  • Nếu không có N-acetylcystein, có thể dùng methionin. Nếu đã dùng than hoạt trước khi dùng methionin thì phải hút than hoạt ra khỏi dạ dày trước. Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối do chúng có khả năng làm giảm hấp thụ paracetamol.

4. Chống chỉ định

  • Người bệnh quá mẫn với paracetamol hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Suy gan nặng.

5. Tác dụng phụ

Phản ứng da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell, hoại tử biểu bì nhiễm độc, mụn mủ ban đỏ toàn thân cấp tuy hiếm xảy ra, nhưng có khả năng gây tử vong. Nếu thấy xuất hiện ban hoặc các biểu hiện khác về da, phải ngừng dùng thuốc và thăm khám thầy thuốc.

Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Nếu thấy sốt, bọng nước quanh các hốc tự nhiên, nên nghĩ đến hội chứng Stevens-Johnson, phải ngừng thuốc ngay. Quá liều paracetamol có thể dẫn đến tổn thương gan nặng và đôi khi hoại tử ống thận cấp. Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với paracetamol và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol đã gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Da: Ban.
  • Dạ dày - ruột: Buồn nôn, nôn.
  • Huyết học: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.
  • Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

  • Da: Hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Lyell, mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính.
  • Khác: Phản ứng quá mẫn.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Nếu xảy ra ADR nghiêm trọng, phải ngừng dùng paracetamol. Về điều trị, xin đọc phần: “Quá liều và cách xử trí”.

Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.

6. Lưu ý

- Thận trọng khi sử dụng

  • Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị, và khi dùng dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc. Tuy nhiên, dùng quá liều paracetamol là nguyên nhân chính gây suy gan cấp. Dùng nhiều chế phẩm chứa paracetamol (acetaminophen) đồng thời có thể dẫn đến hậu quả có hại (như quá liều paracetamol).
  • Phản ứng da nghiêm trọng, có khả năng gây tử vong bao gồm hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN), hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân (AGEP: Acute generalized exanthematous), hội chứng Lyell tuy hiếm nhưng đã xảy ra với paracetamol, thường không phụ thuộc vào tác dụng của các thuốc khác. Tuy các thuốc giảm đau và hạ sốt khác (như NSAID) có thể gây các phản ứng tương tự, mẫn cảm chéo với paracetamol không xảy ra. Người bệnh cần phải ngừng dùng paracetamol và đi khám thầy thuốc ngay khi thấy phát ban hoặc các biểu hiện khác ở da hoặc các phản ứng mẫn cảm trong khi điều trị. Người bệnh có tiền sử có các phản ứng như vậy không nên dùng các chế phẩm chứa paracetamol.
  • Đôi khi có những phản ứng da gồm ban dát sần ngứa và mày đay; những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch, và những phản ứng kiểu phản vệ có thể ít khi xảy ra. Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất p-aminophenol, đặc biệt khi dùng kéo dài các liều lớn. Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng paracetamol. Hiếm gặp mất bạch cầu hạt ở người bệnh dùng paracetamol.
  • Người bị phenylceton - niệu (nghĩa là, thiếu hụt gen xác định tình trạng của phenylalanin hydroxylase) và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể phải được cảnh báo là một số chế phẩm paracetamol chứa aspartam, sẽ chuyển hóa trong dạ dày - ruột thành phenylalanin sau khi uống.
  • Một số dạng thuốc paracetamol có trên thị trường chứa sulfit có thể gây phản ứng kiểu dị ứng, gồm cả phản vệ và những cơn hen đe dọa tính mạng hoặc ít nghiêm trọng hơn ở một số người quá mẫn.
  • Thường gặp ở người bệnh hen nhiều hơn ở người không hen.
  • Phải thận trọng khi dùng paracetamol cho người bị suy gan, suy thận, người nghiện rượu, suy dinh dưỡng mạn tính hoặc bị mất nước. Tránh dùng liều cao, dùng kéo dài và dùng theo đường tĩnh mạch cho người bị suy gan.
  • Phải dùng paracetamol thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù nồng độ cao ở mức nguy hiểm của methemoglobin trong máu.
  • Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol; nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
  • Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

- Thai kỳ và cho con bú

  • Chưa xác định tính an toàn của paracetamol dùng khi thai nghén liên quan đến ADR có thể có đối với phát triển thai. Do đó, chỉ nên dùng paracetamol ở người mang thai khi thật cần.
  • Nghiên cứu ở người mẹ cho con bú, dùng paracetamol không thấy có ADR ở trẻ nhỏ bú mẹ.

- Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Không ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc.

- Tương tác thuốc

  • Thuốc uống chống đông máu: uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Dữ liệu nghiên cứu còn mâu thuẫn nhau và còn nghi ngờ về tương tác này, nên paracetamol được ưa dùng hơn salicylat khi cần giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt cho người bệnh đang dùng coumarin hoặc dẫn chất indandion.
  • Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt (như paracetamol).
  • Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ gây độc cho gan của paracetamol.
  • Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan. Ngoài ra, dùng đồng thời isoniazid với paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này.
  • Nguy cơ paracetamol gây độc tính gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid. Thường không cần giảm liều ở người bệnh dùng đồng thời liều điều trị paracetamol và thuốc chống co giật; tuy vậy, người bệnh phải hạn chế tự dùng paracetamol khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.
  • Probenecid có thể làm giảm đào thải paracetamol và làm tăng thời gian nửa đời trong huyết tương của paracetamol. Isoniazid và các thuốc chống lao làm tăng độc tính của paracetamol đối với gan.

7. Thông tin thêm

- Đặc điểm

Viên nén hình tròn, màu trắng.

- Bảo quản

Nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30 °C, tránh ánh sáng.

- Hạn dùng

36 tháng kể từ ngày sản xuất.

- Nhà sản xuất

Dược và Vật tư Y tế Bình Thuận.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Vui lòng đọc kĩ thông tin chi tiết ở tờ rơi bên trong hộp sản phẩm.

Bạn vui lòng chờ trong giây lát... Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Thuốc Hạ Sốt Paracetamol 500mg Giá Bao Nhiêu