Thuốc Polyform đặt Phụ Khoa - Chỉ định, Liều Dùng Và Tác Dụng Phụ
Có thể bạn quan tâm
Top 5 Bác Sĩ Chữa Phụ Khoa Giỏi Đáng Tin Cậy Tại Thuốc Dân Tộc
5:37 | 29/11Trung Tâm Thuốc Dân Tộc: Hành Trình Lan Tỏa Giá Trị Nhân Ái Vì Sức Khỏe Cộng Đồng
3:46 | 22/11Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Vinh Dự Nhận Giải Thưởng “Gương Người Tốt – Việc Thiện Năm 2024”
3:59 | 19/11Thuốc Dân Tộc phối hợp Trạm Y Tế phường Nhân Chính tổ chức khám sức khỏe tri ân kỷ niệm 14 năm thành lập
4:39 | 19/11Một Chuyến Đi Đầy Ý Nghĩa: Trao Hy Vọng Cho Những Trái Tim Kiên Cường
4:19 | 05/11Nguồn Gốc Bài Thuốc Nhị Thập Huyết Mạch Khang Của Thuốc Dân Tộc
5:21 | 05/11Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Đồng Hành Chăm Sóc Sức Khỏe Tim Mạch Cho Người Dân Tại Xã Duy Tiên, Hà Nam
4:01 | 02/11Người Bệnh Nói Gì Sau Khi Sử Dụng Bài Thuốc Nhị Thập Huyết Mạch Khang Chữa Mỡ Máu Cao?
11:50 | 02/11Bài Thuốc Nhị Thập Huyết Mạch Khang Chữa Mỡ Máu Cao Có Hiệu Quả Không?
5:06 | 30/10Nhị Thập Huyết Mạch Khang Chữa Mỡ Máu Bao Lâu Thì Khỏi, Chi Phí Bao Nhiêu?
Thuốc Polyform là thuốc gì? Võ Ngọc Như 2:11 - 02/06/2023Đánh giá bài viết
4/5 - (1 bình chọn)Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sản – Trưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà NộiĐặt lịch hẹn
Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Polyform là thuốc kháng sinh thuốc nhóm Aminoglycosid được chỉ định dùng tại chỗ để điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, viêm âm đạo,…
- Tên biệt dược: Polyform
- Phân nhóm thuốc: Thuốc phụ khoa
- Dạng bào chế: Viên nang mềm đặt âm đạo
Thông tin cần biết về Polyform
Polyform là thuốc đặt phụ khoa xuất xứ từ Công ty Kolmar Pharma Co., Ltd. – Hàn Quốc. Tại Việt Nam thuốc được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm DOHA.
1. Thành phần
Thành phần chính của Polyform bao gồm:
- Neomycin sulfat thuộc nhóm thuốc chống ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm.
- Nystatin được chỉ định kháng nấm Candida ở miệng, đường ruột và nấm Candida ở âm đạo.
- Polymycin B sulfat được chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn da, niêm mạc, tai ngoài,…do vi khuẩn gây ra.
- Tá dược vừa đủ cho một viên thuốc
2. Chỉ định
Polyform được chỉ định cho các trường hợp sau:
- Nhiễm khuẩn ngoài da
- Nhiễm nấm Candida âm đạo
- Viêm âm đạo do vi khuẩn
Một số chỉ định và công dụng khác của thuốc có thể không được đề cập trong bài viết này. Do đó, nếu người bệnh và bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc cần sử dụng thuốc với mục đích khác, xin vui lòng liên hệ với nhà sản xuất hoặc nhân viên y tế.
Tìm hiểu thêm: Thuốc đặt phụ khoa Canvey – Tác dụng, liều dùng
3. Chống chỉ định
Không dùng thuốc Polyform cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Phụ nữ có thai, nghi ngờ có thai không nên sử dụng thuốc.
4. Cách dùng – Liều lượng
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu hướng dẫn quá mơ hồ hoặc không rõ ràng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn hoặc dược sĩ kê đơn. Thông tin chúng tôi đề cập trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của nhân viên y tế.
Cách dùng:
- Vệ sinh vùng kín và tay sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc nước muối pha loãng.
- Người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi xổm. Kẹp viên thuốc bằng ngón tay giữa và ngón tay trỏ sau đó đưa viên thuốc từ từ sâu vào âm đạo.
- Nằm thư giãn trong khoảng 15 đến 30 phút. Không vận động hoặc đúng dậy ngay khi vừa đặt thuốc để tránh viên thuốc rơi ra ngoài.
- Vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đặt thuốc.
- Đặt thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ để thuốc có hiệu quả tốt nhất.
- Polyform là thuốc kê theo đơn. Do đó, tiếp tục sử dụng thuốc theo liệu trình. Không tự ý ngưng thuốc khi chưa nhận được sử đồng ý của bác sĩ kê đơn.
Xem chi tiết: Cách đặt thuốc vào âm đạo trị bệnh phụ khoa
Liều lượng:
- 1 viên / lần, 1 – 2 lần / ngày
- Thời gian điều trị: Theo chỉ định của bác sĩ.
5. Bảo quản
Bảo quản thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhiệt độ thích hợp là từ 20 – 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp. Không lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.
Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.
Thuốc hết hạn sử dụng cần được xử lý theo quy định. Không được bỏ thuốc xuống bồn cầu, bồn rửa hoặc cống thoát nước.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Polyform
Polyform có thể không phù hợp với một số đối tượng sử dụng. Do đó người bệnh nên lưu ý một số vấn đề trước khi dùng thuốc.
1. Thận trọng
Người có bệnh thận hoặc gan cần thận trọng khi sử dụng thuốc Polyform.
Mặc dù chưa có thông báo chính thức về tác dụng của thuốc đối với bào thai và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên sử dụng Polyform có thể gây hại cho thai nhi, do đó phụ nữ mang thai chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Chưa có báo cáo về việc Polyform có đi qua sữa mẹ hay không. Do đó, cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc cho đối tượng này.
2. Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của Polyform bao gồm:
- Tăng phản ứng mẫn cảm như viêm da, ngứa
- Chóng mặt
- Nóng rát, khó chịu tại vị trí tiếp xúc
- Sốc phản vệ
- Xuất huyết tại vùng kín
Đây không phải là tất cả tác dụng phụ của Polyform. Do đó người bệnh nên chủ động thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn gặp tác dụng không mong muốn sau khi sử dụng thuốc.
3. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi tính chất và hoạt động của thuốc. Do đó, để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên chủ động thông báo cho bác sĩ biết về danh sách các loại thuốc đang sử dụng. Danh sách này bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thực phẩm chức năng và viên uống bổ sung.
Các loại thuốc và hoạt chất có thể tương tác với Polyform bao gồm:
- Phenoxymethyl penicilin
- Digoxin
- Nitrogen
- Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương
- Thuốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai hoặc bao cao su tránh thai
Đây không phải là danh sách tất cả các loại thuốc và hoạt chất có thể tương tác với Polyform. Liên hệ với bác sĩ kê đơn hoặc nhân viên y tế để biết thêm thông tin chi tiết.
4. Xử lý khi quên liều hoặc quá liều
Quên liều:
- Nếu quên một liều, hãy đặt thuốc ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên, trong trường hợp gần đến giờ sử dụng thuốc tiếp theo, hãy cho qua liều đã quên và sử dụng thuốc theo liều khuyến cáo.
- Không dùng gấp đôi liều để bù vào phần đã quên.
Quá liều:
- Nếu ai đó vô tình sử dụng thuốc quá liều, hãy gọi cho cấp cứu.
- Mang theo toa thuốc, vỏ hoặc nhãn hiệu thuốc mà người bệnh đã sử dụng khi đến bệnh viện.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Đặt Phụ Khoa Cho Bà Bầu – Sản Phẩm Tốt, Những Điều Cần Biết
- Sau Khi Đặt Thuốc Phụ Khoa Có Hiện Tượng Gì? Lưu Ý Gì Khi Dùng?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!
Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ươngHủy trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
- 0
- Liên hệ nhanh
- 0 Hỏi đáp
- Chia sẻ
- Chia sẻ Facebook
- Chia sẻ Zalo
Chuyên gia tư vấn
Bạn đang gặp vấn đề gì??? Nam khoa Mề đay Viêm da Bệnh trĩ Dạ dày Tai – Mũi – Họng Xương khớp Mất ngủ Phụ khoa Mỡ máu Đại tràng Gửi câu hỏi Gọi điện HN (024) 7109 6699 HCM (028) 7109 6699 Đặt lịch khámTổng đài tư vấn bệnh học
Kết nối với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc của bạn, để lại số điện thoại để được tư vấn Gọi lại cho tôiHotline tư vấn
Hà Nội (024) 7109 6699 Gọi Hồ Chí Minh 028 7109 6699 GọiTừ khóa » đặt Là Thuốc Gì
-
Thuốc đặt Là Gì? Ưu Nhược điểm, Quy Trình Bào Chế Thuốc đặt
-
Thuốc đặt âm đạo: Công Dụng Và Hướng Dẫn Cách Dùng - Hello Bacsi
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc đặt âm đạo - FAMILY HOSPITAL
-
Thuốc đặt Poanvag Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Đặt Thuốc Phụ Khoa đúng Cách Như Thế Nào? - Vinmec
-
Thuốc đặt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thuốc đặt: Dùng Sao Cho đúng - Tuổi Trẻ Online
-
Những Chú ý Khi Dùng Thuốc đặt âm đạo - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Cách Sử Dụng Viên đặt Phụ Khoa "chuẩn Không Cần Chỉnh"
-
Top 19 Loại Thuốc Chữa Viêm âm đạo Phổ Biến Hiện Nay
-
Thuốc đặt Vanober - Thuốc điều Trị Viêm Nhiễm âm đạo
-
Thuốc đặt âm đạo: Không Dùng Bừa Bãi!
-
[CẨM NANG] Cách đặt Thuốc Viêm âm đạo đúng Và Hiệu Quả