Thuốc Sibelium: Tác Dụng, Hướng Dẫn Sử Dụng, Thận Trọng Khi Dùng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về Sibelium tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://chuyengiadaday.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Sibelium là thuốc gì? Thuốc Sibelium có tác dụng gì? Thuốc Sibelium giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Contents

  • 1 Thuốc Sibelium là thuốc gì?
  • 2 Thuốc Sibelium giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
  • 3 Thuốc Sibelium có tác dụng gì?
  • 4 Chỉ định của thuốc Sibelium
  • 5 Cách dùng – Liều dùng của thuốc Sibelium
  • 6 Chống chỉ định của thuốc Sibelium
  • 7 Thuốc Sibelium có tác dụng phụ không?
  • 8 Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
  • 9 Tương tác với các thuốc khác
  • 10 Xử lý các quá liều, quên liều

Thuốc Sibelium là thuốc gì?

Hộp thuốc Sibelium
Hình ảnh: Hộp thuốc Sibelium

Nhóm thuốc: Nhóm thuốc tác dụng lên thần kinh điều trị rối loạn tiền đình đau nửa đầu.

Dạng bào chế: Viên nang

Hàm lượng hoạt chất: hoạt chất chính Flunarizine dạng muối Flunarizine hydrochlorid hàm lượng 5mg cùng với các tá dược tinh bột ngô, hypromello, cellulose vi tinh thể, lactose monohydrate vừa đủ một viên.

Thuốc Sibelium giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc Sibelium được sản xuất bởi công ty Olic được đăng kí bởi công ty Jessen hiện nay được bán hầu hết nhà thuốc trên cả nước với mức giá 554 000 VND hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Đây là thuốc bán theo đơn, bạn nên mang theo đơn của bác sĩ đến các cơ sở nhà thuốc uy tín, đạt tiêu chuẩn để mua được các sản phẩm chính hãng tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không đạt được hiệu quả điều trị.

Thuốc Sibelium có tác dụng gì?

Thuốc Sibelium có hoạt chất chính là Flunarizine nhóm thuốc ức chế kênh calci có chọn lọc thông qua cơ chế ức chế kênh Calci ngăn không cho calci vào trong tế bào làm nồng độ calci trong tế bào giảm từ đó làm giảm triệu chứng đau nửa đầu, tuy nhiên flunarizine không có tác dụng trên tế bào cơ tim và tính dẫn truyền trên cơ tim.

Chỉ định của thuốc Sibelium

Chỉ định của thuốc Sibelium
Hình ảnh: Chỉ định của thuốc Sibelium

Nhờ tác dụng trên thần kinh làm giảm các triệu chứng của đau nửa đầu nên sibelium được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

Điều trị dự phòng cho bệnh nhân bị đau nửa đầu trong trường hợp bệnh nhân không dung nạp các thuốc khác.

Điều trị triệu chứng đau đầu, chóng mặt do bệnh nhân bị rối loạn tiền đình.

Điều trị rối loạn tuần hoàn nào, thiểu năng tuần hoàn máu não gây nên các triệu chứng mất trí nhớ, đau đầu, chóng mặt, kém tập trung.

Cách dùng – Liều dùng của thuốc Sibelium

Thuốc dạng viên nén bệnh nhân cần uống nguyên viên với một ít nước sôi để nguội không nghiền nát, nhai nát.

Nên sử dụng thuốc vào thời điểm trước khi đi ngủ, điều trị duy trì ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm.

Tùy vào tình trạng bệnh lý, lứa tuổi của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định riêng liều cho từng bệnh nhân, dưới đây là liều tham khảo:

Người lớn dưới 65 tuổi: sử dụng liều 5mg đến 10 mg(  từ 1 đến 2 viên ) trong ngày, điều trị trong vòng từ 4 đến 8 tuần. Nếu sau 8 tuần các triệu chứng không thuyên giảm thì bệnh nhân không dung nạp thuốc vì thế cần dừng thuốc và đổi thuốc khác.

Người lớn trên 65 tuổi: Sử dụng liều 5mg trong ngày điều trị trong vòng từ 4 đến 8 tuần.

Trẻ em trên 12 tuổi dùng liều 5mg một ngày. Thời gian điều trị không quá 6 tháng.

Trẻ em dưới 12 tuổi: Không khuyến cáo dùng cho nhóm đối tượng này do chưa rõ về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng.

Chống chỉ định của thuốc Sibelium

Vỉ thuốc Sibelium
Hình ảnh: Vỉ thuốc Sibelium

Bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.

Bệnh nhân có tiền sử bị bệnh parrkinson.

Bệnh nhân có tiền sử và triệu chứng của hội chứng ngoại tháp.

Bệnh nhân có dấu hiệu hay tiền sử bệnh trầm cảm.

Thuốc Sibelium có tác dụng phụ không?

Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh có thể gây ra các tác dụng phụ thường thấy như những cơn buồn ngủ nhẹ thoáng qua, bệnh nhân tăng cân, them ăn.

Dùng điều trị kéo dài có thể gây các triệu chứng trầm cảm, hội chứng ngoại tháp với các biểu hiện như mất cân bằng, giảm vận động, người cứng đơ tay chân run, hội chứng này thường dễ gặp hơn trên nhóm bệnh nhân cao tuổi.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp như hạ huyết áp, hồi hộp đánh trống ngực, rối loạn hệ tiêu hóa như rối loạn dạ dày ruột, tắc ruột, tăng tiết mồ hôi và nổi phát ban.

Trên đây không phải là tất cả các tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi có bất kì triệu chứng bất thường nào.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc

Bệnh nhân lớn tuổi gia tăng nguy cơ bị hội chứng ngoại tháp hơn ở người trẻ, thận trọng sử dụng đối với nhóm bệnh nhân này đặc biệt bệnh nhân có tiền sử hạ huyết áp.

Chưa có báo cáo lâm sàng về nguy cơ và lợi ích khi sử dụng nhóm thuốc này trên phụ nữ có thai và cho con bú, nhưng có nghiên cứu trên động vật có thể ảnh hưởng đến thai nhi và gây quái thai vì vậy không nên sử dụng trên nhóm đối tượng này.

Các triệu chứng trầm cảm hay ngoại tháp thường xuất hiện muộn và kéo dài khi sử dụng thuốc có khi phải dùng đến liệu pháp điều trị bằng thuốc Parkinson.

Tương tác với các thuốc khác

Có thể xảy ra tương tác khi sử dụng cùng các thuốc sau đây:

Rượu và các chất ức chế tâm thần có thể ảnh hưởng thần kinh khi sử dụng đồng thời.

Các thuốc chẹn thụ thể M hệ phó giao cảm có thể ảnh hưởng là tăng các tác dụng phụ của thuốc đặc biệt là làm tăng nguy cơ bí tiểu, khô miệng.

Các thuốc an thần sử dụng cùng có thể làm tăng nguy cơ mất tập trung làm giảm cảnh giác phản xạ của cơ thể.

Thuốc tránh thai sử dụng cùng có thể bị giảm tác dụng.

Xử lý các quá liều, quên liều

Khi bệnh nhân bị quá liều cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y té gần nhất để nhanh chóng xử lý. Đối với trường hợp quá liều này cần cho bệnh nhân uống than hoạt để giảm hấp thu và điều trị triệu chứng cho bệnh nhân, không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Khi quên một liều bệnh nhân cần sử dụng sớm nhất ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian nhớ liều sử dụng gần với thời gian dùng liều tiếp theo thì nên bỏ qua liều đã quên và dùng đúng đủ liều tiếp theo như bình thường, không được tự ý gấp đôi để bù liều.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ khóa » Thuốc Sibelium Trị Bệnh Gì