Thuốc Statin điều Trị Mỡ Máu Là Gì? Tác Dụng Và Lưu ý Chớ Bỏ Qua

Thuốc statin điều trị mỡ máu là loại thuốc quen thuộc với người bị bệnh mỡ máu cao. Trong đó có nhiều người phải gắn liền với nó cả đời. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến cơ chế tác động, cách sử dụng và những tác dụng phụ của loại thuốc này.

4.9/5 - (57 bình chọn)
  1. 1. Thuốc statin điều trị mỡ máu là gì?
  2. 2. Phân loại statin
  3. 3. Dạng thuốc và hàm lượng
  4. 4. Liều lượng và thời điểm dùng thuốc
  5. 5. Tác dụng của thuốc statin trong điều trị mỡ máu
  6. 6. Chống chỉ định
  7. 7. Tác dụng phụ của thuốc statin 
  8. 8. Tương tác với statin điều trị mỡ máu
  9. 9. Thuốc statin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
  10. 10. Lưu ý khi sử dụng statin điều trị mỡ máu
  11. “Statin tự nhiên” cho người mỡ máu cao

1. Thuốc statin điều trị mỡ máu là gì?

Thuốc statin là một trong những loại thuốc tây điều trị mỡ máu cao phổ biến hiện nay. Statin thực chất là tên một nhóm thuốc có đuôi là statin như: atorvastatin, simvastatin, lovastatin, fluvastatin, pravastatin…

Nhóm thuốc này có khả năng ức chế enzym chủ chốt sản xuất ra cholesterol là HMG-CoA reductase. Do đó, nó được chỉ định để điều trị cho người tăng cholesterol máu, bị xơ vữa động mạch và dự phòng các biến chứng do xơ vữa động mạch gây ra.

Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng nói về cơ chế tác động của thuốc statin

TTƯT.Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng lý giải cơ chế tác động của thuốc statin trong điều trị bệnh mỡ máu

2. Phân loại statin

Theo healthline.com, có thể chia nhóm thuốc statin thành 2 loại:

  • Statin cường độ cao: atorvastatin, rosuvastatin. Loại thuốc này có khả năng giảm nồng độ LDL-cholesterol ≥ 50%
  • Statin cường độ trung bình: fluvastatin, lovastatin, pitavastatin, pravastatin, simvastatin. Thuốc có khả năng giảm nồng độ LDL-cholesterol khoảng 30 – 50%.

Mỗi trường hợp sẽ đáp ứng tốt hơn với loại statin này thay vì loại statin khác. Do đó, bác sĩ đôi khi sẽ cho người bệnh thử một số loại để xác định loại phù hợp.

3. Dạng thuốc và hàm lượng

Tên thuốc DẠNG THUỐC HÀM LƯỢNG
Lovastatin Viên nén bao phim 5, 10, 20
Simvastati Viên nén 10, 20, 40
Pravastatin Viên nén 10, 20, 40
Fluvastatin Viên nang 20, 40
Atorvastatin Viên nén bao phim 10, 20, 40

4. Liều lượng và thời điểm dùng thuốc

Tên thuốc LIỀU KHỞI ĐẦU (MG) LIỀU DUY TRÌ (MG)
Lovastatin 20 20 – 80 
Simvastati 5 – 10  5 – 40
Pravastatin 10 – 20  10 – 40
Fluvastatin 20 20 – 40
Atorvastatin 10 10 – 80

Quá trình tổng hợp cholesterol cơ thể đạt cao nhất vào ban đêm. Do đó, các statin có thời gian bán thải ngắn (Simvastatin và Pravastatin) nên được uống vào buổi tối. Các statin có thời gian bán thải dài hơn (Atorvastatin và Rosuvastatin) cho hiệu quả tương đương khi uống vào buổi sáng hoặc tối.

5. Tác dụng của thuốc statin trong điều trị mỡ máu

Thaythuocvietnam.vn cho rằng, nhóm thuốc statin mang đến nhiều tác dụng trong điều trị rối loạn lipid máu.

  • Giảm cholesterol toàn phần, giảm từ 18 – 55% lượng LDL-cholesterol, giảm từ 7 – 30% lượng triglycerid.
  • Tăng từ 5 – 15% lượng HDL-cholesterol (Cholesterol tốt).
  • Ức chế quá trình viêm nội mạc mạch máu, giảm sự tiến triển của xơ vữa động mạch.
  • Tăng tổng hợp nitric oxide của tế bào nội mạc. Nitric oxide giúp làm giãn mạch máu, thúc đẩy lưu thông máu.
  • Dự phòng xơ vữa động mạch

Thuốc statin điều trị mỡ máu

Xem thêmRối loạn lipid máu – Hệ lụy khôn lường

6. Chống chỉ định

Một số đối tượng không nên sử dụng thuốc statin điều trị mỡ máu:

  • Người bị các bệnh lý về gan như suy gan, xơ gan.
  • Có bệnh lý đường mật: sỏi mật, viêm tắc mật.
  • Người bị đau cơ, viêm đa cơ.
  • Người nghiện rượu bia.
  • Phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không sử dụng biện pháp tránh thai.
Chống chỉ định statin

Người mắc bệnh lý về mật không được dùng statin

7. Tác dụng phụ của thuốc statin 

Theo suckhoedoisong.vn, khi sử dụng statin, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Trong đó có những tác dụng phụ không đáng ngại nhưng cũng có một số nguy cơ gây nên những bệnh lý nguy hiểm.

  • Đau nhức chân tay, chuột rút.
  • Tiêu cơ vân
  • Đau đầu, giảm trí nhớ
  • Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy
  • Mất ngủ
  • Phát ban
  • Đục thủy tinh thể
  • Đái tháo đường
  • Tăng men gan
  • Suy thận cấp dẫn tới tử vong

Đối tượng có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ của statin:

  • Trên 80 tuổi
  • Bệnh nhân tiểu đường type 1 và 2
  • Có khung cơ thể nhỏ
  • Người vừa trải qua phẫu thuật

8. Tương tác với statin điều trị mỡ máu

Một số loại thuốc và thực phẩm có khả năng tương tác với statin gây giảm dược tính, làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Mayoclinic.org đã liệt kê ra một số loại sau:

  • Thuốc điều trị nhịp tim không đều Amiodarone
  • Thuốc hạ cholesterol khác: Gemfibrozil
  • Thuốc kháng sinh và chống nấm: Clarithromycin, Itraconazole
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Cyclosporine
  • Nước bưởi: gây cản trở hoạt động của các enzym phân hủy statin trong hệ tiêu hóa.
Tương tác với thuốc statin điều trị mỡ máu

Thuốc Amiodarone ương tác với Statin

9. Thuốc statin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Người bệnh có thể mua thuốc statin điều trị mỡ máu ở tất cả các hiệu thuốc. Tuy nhiên thuốc chỉ được bán theo đơn của bác sĩ.

Thuốc hạ mỡ máu statin có nhiều loại. Mỗi loại có mức giá khác nhau tùy địa điểm bán và thời điểm.

10. Lưu ý khi sử dụng statin điều trị mỡ máu

Để sử dụng an toàn các thuốc điều trị mỡ máu nói chung và statin nói riêng cần chú ý:

  • Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Dùng đúng liều, không được tự ý bỏ thuốc.
  • Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về những loại thuốc mình đang sử dụng để tránh gây tương tác thuốc.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường, đặc biệt là đau cơ phải báo cho bác sĩ điều trị ngay.
  • Kiểm tra hàm lượng cholesterol máu theo định kỳ, thường là sau mỗi 3 – 4 tuần điều trị. Nếu thuốc không phát huy hiệu quả sau 2 tháng dù đã tối ưu hóa liều dùng thì bác sĩ sẽ chỉ định thay thuốc hoặc kết hợp với thuốc khác.
  • Kết hợp với lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh, rèn luyện thể lực điều độ. Giảm cân một cách khoa học nếu thừa cân. Bổ sung rau quả, thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo có nguồn gốc thực vật. Không uống rượu bia, nước ngọt có ga.

Tham khảo cơ chế của thuốc statin tại video:

Thông tin về thuốc statin điều trị mỡ máu trên đây không thay thế chỉ định của bác sĩ. Để biết thêm những thông tin có liên quan tới bệnh mỡ máu, vui lòng liên hệ Hotline 0343.44.66.99 hoặc Click “Đồng ý“ để chat trực tiếp với chuyên gia của chúng tôi.

“Statin tự nhiên” cho người mỡ máu cao

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, Statin mặc dù cho hiệu quả điều trị nhanh nhưng không tác động đến căn nguyên gây bệnh, chỉ số mỡ máu dễ tăng lại khi dừng uống. Hơn hết, hiện vẫn chưa có phương pháp đặc trị các tổn thương cơ do Statin gây ra trừ việc ngưng dùng thuốc. Do vậy, các liệu pháp tự nhiên có thể được cân nhắc giúp hỗ trợ giảm Cholesterol máu. Từ đó cho phép giảm liều hoặc thay thế các thuốc kê đơn nhóm Statin.

Theo Báo Sức khỏe đời sống – Cơ quan Ngôn luận của Bộ Y tế, những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra tinh chất Bergamot chiết xuất từ Cam Địa Trung Hải được ví như “Statin tự nhiên” hỗ trợ hạ mỡ máu an toàn.

Trong thành phần Bergamot chứa Neohesperindin và Narigin có cấu trúc tương tự Statin giúp ức chế enzyme tổng hợp Cholesterol tại gan. Từ đó, hỗ trợ giảm đồng thời cả 3 chỉ số mỡ xấu là Cholesterol toàn phần, Triglyceride và LDL-Cholesterol mà không gây tác dụng phụ.

Chiết xuất từ Cam Bergamot đã mở ra hướng đi mới trong điều trị mỡ máu cao. Các sản phẩm chứa chiết xuất Cam Bergamot không chỉ giúp hỗ trợ giảm mỡ máu, bảo vệ gan, phòng ngừa các biến chứng mà còn an toàn cho người sử dụng.

XEM THÊM: 

  • Bài thuốc dân gian giảm mỡ máu – Đơn giản, dễ thực hiện
  • Mỡ máu Tâm Bình: Thành phần, công dụng và liều dùng
  • Giảm mỡ máu – hạ cholesterol tại nhà – [Bật mí top 10+] Bài thuốc dân gian hiệu quả dễ sử dụng

Từ khóa » Thuốc Atorvastatin Mỡ Máu