Thuốc Trừ Sâu đục Thân - Cứu Tinh Của Cây Trồng - My Garden
Có thể bạn quan tâm
Sâu đục thân luôn là mối nguy hại tiềm tàng đối với cây trồng. Chúng có ảnh hưởng rất xấu đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng mang lại. Chính vì thế việc chủ động phòng tránh dịch bệnh bằng cách sử dụng thuốc trừ sâu đục thân là điều cần thiết.
Mục lục
- 1. Tác hại mà sâu đục thân mang lại
- 1.1. Sâu đục thân là gì?
- 1.2. Đặc điểm sinh lý của sâu đục thân
- 1.3. Tác hại của sâu đục thân
- 1.4. Thời điểm sâu đục thân gây hại nhiều nhất
- 1.5. Những cây trồng thường bị sâu đục thân tàn phá
- 2. Cách phòng trừ sâu đục thân cho cây trồng
- 2.1. Sử dụng thuốc trừ sâu đục thân
- 2.2. Vệ sinh vườn sạch sẽ
- 2.3. Chọn giống cây tốt
- 2.4. Chọn phân bón tốt
- 3. Các loại thuốc trừ sâu đục thân có hiệu quả cao
- 4. Nguyên tắc sử dụng thuốc trừ sâu đục thân
- 4.1. Sử dụng từ khi sâu còn non
- 4.2. Tuân thủ hướng dẫn sử dụng
- 4.3. Dùng đồ bảo hộ khi phun
- 4.4. Bảo quản thuốc trừ sâu cẩn thận
1. Tác hại mà sâu đục thân mang lại
1.1. Sâu đục thân là gì?
Sâu đục thân chỉ những con côn trùng hoặc nhện sống ký sinh ở thân cây, cành cây. Hầu hết chúng đều là những đối tượng gây hại cho cây trồng đặc biệt là cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn trái.
Một số loại sâu đục thân phổ biến như sâu đục thân bướm hai chấm, sâu đục thân năm vạch đầu nâu, sâu đục thân lúa, sâu đục thân xoài, sâu đục thân năm vạch đầu đen, sâu đục thân bướm cú mèo. Chúng ta có thể bắt gặp sâu đục thân ở tất cả các mùa trong năm.
Để diệt trừ những loại sâu này cần sử dụng thuốc diệt sâu đục thân sớm tránh gây tổn thất cho nền nông nghiệp.
1.2. Đặc điểm sinh lý của sâu đục thân
Con sâu đục thân trưởng thành thường sẽ chọn chồi, cành hay nhánh cây non để tấn công vì đó là những nơi còn yếu trên cây. Sau đó chúng sẽ bắt đầu đẻ những quả trứng hình bầu dục màu trắng sữa nối dài với nhau. Một con trùng có thể đẻ đến 200 quả trứng sâu trong suốt vòng đời của nó. Mất khoảng 7 ngày để từ trứng nở thành sâu non. Chúng tiếp tục sinh sống trong cây trồng bị hại cho đến khi chúng lột xác đủ khoảng 5 lần (35 ngày) thì sẽ chuyển sang giai đoạn nhộng. Từ nhộng chuyển sang con trưởng thành và rời khỏi cây trồng sẽ mất tầm 1 tuần.
1.3. Tác hại của sâu đục thân
Trong suốt quá trình sâu đục thân ký sinh trong cây trồng, chúng không ngừng mang đến rất nhiều các tác hại. Khi cây còn nhỏ, sâu đục vào nõn làm chết điểm sinh trưởng, cây trồng không thể phát triển bình thường. Khi cây lớn sâu đục lỗ vào thân tạo thành một đường hầm lớn dần theo kích thước của sâu đục thân làm cản trở quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng khiến cành bị sâu đục khô héo rồi chết dần. Cây trồng trở nên yếu ớt, khi gặp gió bão sẽ dễ dàng bị quật gãy.
Không chỉ làm hại ở thân và cành cây, sâu đục thân còn phá hoại cả hoa, trái và bắp của cây trồng. Chúng tàn phá làm chất lượng và năng suất nông sản giảm sút trầm trọng. Nếu không sử dụng thuốc trừ sâu đục thân để diệt trừ sớm loại sâu bệnh này thì người trồng cây có thể gánh chịu tổn thất nặng nề.
1.4. Thời điểm sâu đục thân gây hại nhiều nhất
Sâu đục thân là loài không ưa thời tiết nắng nóng nên chúng phát triển mạnh nhất là vào mùa mưa. Nhất là vào cuối mùa mưa, khi cây trồng bắt đầu mùa ra hoa, ra quả thì chúng hoạt động mạnh hơn cả. Thời điểm chúng tàn phá cây trong ngày là vào buổi sáng và ban đêm.
1.5. Những cây trồng thường bị sâu đục thân tàn phá
Các cây dễ bị sâu đục thân làm hại nhất là cây lúa, các loại cây thuộc họ có múi như cam, chanh, bưởi, quýt,.. và các loại cây cảnh như mai, đào, lộc vừng,…
2. Cách phòng trừ sâu đục thân cho cây trồng
2.1. Sử dụng thuốc trừ sâu đục thân
Trong số các biện pháp phòng trừ sâu đục thân thì việc sử dụng thuốc trừ sâu đục thân là cho tác dụng nhanh và hiệu quả mang lại mạnh nhất. Thuốc có thể tác động đến sâu đục thân theo nhiều cách khác nhau.
Tác động đến đường ruột: Chúng ta phun hoặc rắc thuốc trừ sâu đục thân lên thức ăn của chúng như lá, cành cây để khi sâu ăn phải sẽ chết do bị phá hủy đường tiêu hóa.
Tác động tiếp xúc: Chúng ta có thể phun thuốc trừ sâu đục thân vào thời điểm sâu đang hoạt động mạnh như buổi sáng hoặc chiều tối để thuốc có thể tiếp xúc trực tiếp lên cơ thể của sâu bệnh, sau đó ngấm vào người chúng tạo ra độc tố và giết chết sâu đục thân.
Tác động xông hơi: Thuốc trừ sâu đục thân còn có thể bốc hơi vào không khí và giết chết sâu bệnh qua con đường hô hấp của chúng.
Tác động thấm sâu: Sau khi được phun lên lá và thân cây, thuốc trừ sâu đục thân có loại sẽ ngấm sâu vào bên trong mô cây trồng và giết chết những con sâu ẩn nấp sâu trong thân cây.
Tác động lưu dẫn: Một số loại thuốc trừ sâu đục thân lưu dẫn khi được phun lên cây hoặc tưới vào gốc cây thì thuốc sẽ dịch chuyển đến các bộ phận khác của cây trồng tạo thành nguồn độc cho sâu khi chúng ăn dinh dưỡng trong cây.
Tác động gây ngán: Một số loại thuốc trừ sâu đục thân có tác dụng gây ngán cho sâu, khiến chúng bỏ ăn và chết dần.
Tác động xua đuổi: Thuốc trừ sâu còn có thể gây mùi xua đuổi sâu phải đi nơi khác, không thể sống ký sinh trên cây trồng được nữa.
2.2. Vệ sinh vườn sạch sẽ
Bên cạnh việc sử dụng thuốc trừ sâu đục thân thì sau khi thu hoạch mỗi mùa vụ thì bạn nên gom các bộ phận hoặc toàn bộ cây trồng chết lại và đem đi tiêu hủy vì bên trong đó có thể chứa những nầm bệnh gây hại cho cây trồng. Ngoài ra bạn nên xới đất lên để diệt sâu bệnh ẩn nấp trong đất và dọn sạch cả những loài cỏ dại mọc xung quanh. Vườn thoáng và sạch sẽ không có điều kiện cho lũ sâu phát triển.
2.3. Chọn giống cây tốt
Giống cây tốt sẽ mang các đặc điểm nổi trội bao gồm sức đề kháng khỏe, phòng tránh được các loại sâu bệnh kể cả sâu đục thân. Vì vậy công đoạn chọn giống cây cũng vô cùng quan trọng. Tốt nhất là nên dùng giống thế hệ F1 sẽ mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
2.4. Chọn phân bón tốt
Phân bón tốt không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà còn giúp cây tăng sức đề kháng, trở nên khỏe mạnh khiến sâu bệnh không có cơ hội tấn công, đẻ trứng trên cây. Vì vậy việc chọn phân bón, giống cây đều quan trọng như việc sử dụng thuốc trừ sâu đục thân vậy.
3. Các loại thuốc trừ sâu đục thân có hiệu quả cao
Thuốc trừ sâu bao gồm 4 loại là thuốc trừ sâu hóa học, thuốc trừ sâu sinh học, thuốc trừ sâu thảo mộc và các chế phẩm sinh học. Do sâu đục thân thường làm hại đến các loài cây thân gỗ, cây cảnh chứ không phải rau xanh nên chúng ta có thể dùng bất cứ loại thuốc diệt sâu đục thân nào trong 4 loại đã kể trên.
Hiện nay, trên thị trường cũng có rất nhiều loại thuốc trừ sâu đục thân được rao bán khiến cho khách hàng khó có thể đưa ra lựa chọn cuối cùng. Để giúp bạn có thể bớt đi sự lo lắng chọn thuốc trừ sâu nào tốt, chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn những loại thuốc trừ sâu hiện đang được sử dụng phổ biến nhất do có chất lượng tốt:
- Thuốc trừ sâu Shieldkill 200SC
- Thuốc trừ sâu sinh học Radiant 60SC
- Thuốc trừ sâu Sieulitoc 500EC
- Chế phẩm sinh học EM-DP
Đừng quên tham khảo: Thuốc trừ sâu công dụng cao
4. Nguyên tắc sử dụng thuốc trừ sâu đục thân
4.1. Sử dụng từ khi sâu còn non
Giai đoạn sâu còn non là lúc chúng mẫn cảm với thuốc trừ sâu đục thân nhất. Vì thế bạn cần sớm sử dụng thuốc để tiêu diệt sâu bệnh khi chúng chưa làm hại quá nhiều đến cây trồng. Nếu để đến giai đoạn trưởng thành và hóa nhộng thì thuốc ảnh hưởng đến chúng sẽ ít hơn, mùa màng lúc đó cũng đã bị phá hoại quá nhiều.
4.2. Tuân thủ hướng dẫn sử dụng
Hướng dẫn sử dụng của thuốc trừ sâu đục thân sẽ có sử dụng sản phẩm vào thời điểm nào, tỉ lệ pha với nước bao nhiêu, dùng liều lượng như thế nào là đủ. Người dùng cần làm theo những hướng dẫn đó để đảm bảo mình không lạm dụng thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra việc tuân thủ hướng dẫn sử dụng sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn cho người dùng.
4.3. Dùng đồ bảo hộ khi phun
Thuốc trừ sâu ít nhiều sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người vì thế để đảm bảo an toàn khi phun thuốc cần mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, găng tay và mắt kính. Sau khi phun xong thì vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ và giặt đồ bảo hộ rồi đem phơi nắng.
4.4. Bảo quản thuốc trừ sâu cẩn thận
Một số loại thuốc diệt sâu đục thân sinh học, thảo mộc và các chế phẩm sinh học sẽ yêu cầu điều kiện bảo quản phức tạp hơn thuốc trừ sâu hóa học vì thế bạn nên lưu ý khi bảo quản chúng. Đặc biệt phải giữ thuốc ở nơi cao, thoáng mát, tránh xa tầm tay của trẻ em.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến thuốc trừ sâu đục thân thì mời bạn liên hệ với MY GARDEN theo thông tin sau để được hỗ trợ:
Địa chỉ:
Cơ sở 1: số 615 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: Số 113 đường Khương Đình, P. Thượng Đình, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội
Cơ sở 3: Số 1 đường Trần Nguyên Đán, KĐT Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội
Cơ sở 4: Số 119/1/2 phố Hồ Đắc Di, khu tập thể quân đội Nam Đồng, Q. Đống Đa, TP Hà Nội (trong chợ Nam Đồng)
Số điện thoại: 0243 999 8190
Hotline & Zalo: 0916 818 526
Facebook: mygardenvietnam
Email: mygardenvietnam@gmail.com
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Trả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.
Bình luận
Tên
Trang web
Từ khóa » Cách Trị Sâu đục Thân Trên Cây ăn Quả
-
Các Loại Sâu đục Thân Cành Hại Cây Trồng Và Cách Phòng Trị Hiệu Quả
-
10+ Mẹo Diệt Trừ Sâu Đục Thân Trên Cây Trồng Hiệu Quả Nhất
-
Sâu đục Thân Và Cách Phòng Trị Sâu đục Thân Cây Bưởi
-
[HƯỚNG DẪN] Cách Diệt Sâu đục Thân Hiệu Quả Trên Cây Trồng
-
Sâu đục Thân Do đâu? Nguyên Nhân Và Cách Diệt Trừ Dứt điểm
-
Sâu đục Thân Và Cách Diệt Trừ Hiệu Quả - Niên Giám Nông Nghiệp
-
"Giải Cứu" Cây Bưởi Bị Sâu đục Thân Gây Hại | VTC16 - YouTube
-
Cách "tận Diệt" Sâu đục Thân Hại Cây Hồng Xiêm | VTC16 - YouTube
-
Trừ Sâu Bọ đục Thân Trên Cây ăn Quả Có Múi - Nông Nghiệp Nhật Bản
-
Cách Diệt Trừ Sâu đục Cành Sapô (hồng Xiêm)
-
Biện Pháp Phun Thuốc Trừ Sâu đục Thân Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
-
Thuốc Trừ Sâu đục Thân Số Cây Bưởi Cây ăn Quả - Sendo
-
Cách Chữa Bệnh Sâu đục Thân Cho Cây Mít Hiệu Quả - AgriDrone
-
Bọ Cánh Cứng, Sâu đục Thân, đục Cành, đục Gốc