Thuốc Xanh Methylen Có Những Tác Dụng Gì?
Có thể bạn quan tâm
1. Xanh Methylen là thuốc gì và có công dụng như thế nào?
Heinrich Caro chính là người đã lần đầu tiên điều chế ra loại thuốc này vào năm 1876. Từ đó, Xanh Methylen trở thành một loại thuốc quan trọng, thiết yếu, được sử dụng rộng rãi. Thuốc có thành phần chính là methylene blue và được đánh giá là lành tính, không gây nguy hiểm cho người sử dụng trong những trường hợp lỡ uống.
Xanh Methylene được điều chế theo dạng viên nén, dạng bôi, dạng tiêm.
Công dụng chính của thuốc chính là sát khuẩn, giải độc và nhuộm màu các mô. Đặc biệt, khi liên kết không hồi phục với axit nucleic của virus, thuốc có tác dụng phá vỡ phân tử virus khi chúng tiếp xúc với ánh sáng, từ đó điều trị rất hiệu quả các bệnh viêm nhiễm ngoài da phổ biến như herpes simplex, tình trạng chốc lở, viêm da mủ hay dùng thuốc để sát khuẩn đường niệu sinh dục.
Xanh methylen được hấp thu qua đường tiêu hóa và hầu hết là không màu. Nhưng khi để tiếp xúc với không khí, nước tiểu có thể chuyển thành màu xanh lá cây hoặc xanh da trời.
2. Cách sử dụng thuốc Xanh Methylen
Thuốc được dùng chủ yếu qua đường uống, đường tiêm và bôi ngoài da. Để đạt được hiệu quả sử dụng thuốc tối đa nhất, bạn nên tuân thủ theo những quy định sau:
Trẻ bị thủy đậu có thể dùng thuốc để bôi lên nốt phỏng đã vỡ.
Đối với những trường hợp dùng thuốc qua đường tiêm:
Liều lượng và cách dùng phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là nguyên tắc để người bệnh được đảm bảo an toàn khi tiêm.
Đối với những trường hợp dùng thuốc khi bôi ngoài da:
Trước hết, hãy nhờ bác sĩ tư vấn về những thông tin cần thiết về thuốc. Không nên tự ý sử dụng. Bệnh nhân cần được làm sạch vị trí bôi trên da. Sau đó, chấm và bôi thuốc nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh đã được làm sạch.
Đối với những trường hợp dùng viên nén:
Nếu dùng thuốc dưới dạng viên nén, bạn cần phải kết hợp với uống thật nhiều nước để dễ tiêu và đồng thời tránh tình trạng tiểu khó hay rối loạn tiêu hóa. Liều dùng cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Bệnh thân thường được chỉ định dùng liều 150 - 300 mg/ngày.
3. Tác dụng phụ của thuốc
Dù được coi là lành tính và không có nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng khi sử dụng thuốc, bệnh nhân vẫn nên lưu ý đến những tác dụng phụ dưới đây của Xanh Methylen:
Người bệnh có thể gặp tình trạng thiếu máu, chóng mặt khi dùng thuốc.
Nguy cơ gặp phải một số biểu hiện bất thường về đường tiêu hóa như buồn nôn, đau bụng, hay chóng mặt,...
Có thể gây ra tình trạng thiếu máu khi dùng thuốc trong thời gian dài.
Khi kết hợp với một số loại thuốc như iodid, dicromat, hay những chất oxy hóa, chất kiềm,… thuốc sẽ có những tương tác nhất định.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác như sốt, đau đầu, da có màu xanh, tan máu,…
Nếu thấy cơ thể có những biểu hiện do gặp phải tác dụng phụ của thuốc, bạn nên liên hệ với bác sĩ kê đơn thuốc để được tư vấn chi tiết, khắc phục hiệu quả và đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc
Xanh Methylen không được sử dụng cho phụ nữ có thai và và phụ nữ đang cho con bú.
Không sử dụng cho người thiếu hụt glucose - 6 phosphat dehydrogenase vì nó có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tan máu cấp cho những đối tượng này.
Thuốc chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, nếu dùng lâu dài nó có thể tăng phá hủy hồng cầu và gây ra tình trạng thiếu máu.
Những người bị suy thận không được sử dụng thuốc.
Thuốc rất hữu hiệu đối với bệnh nhân bị thủy đậu, nhưng cần phải sử dụng đúng cách. Khi bị thủy đậu, nhiều người nghĩ rằng cần bôi thuốc vào các nốt phỏng càng sớm càng tốt. Nhưng thực tế là, bôi thuốc khi nốt phỏng chưa vỡ không có tác dụng và không cần thiết mà còn khiến người bệnh e ngại vì nhìn da rất nhem nhuốc. Chỉ nên bôi khi các nốt thủy đậu đã vỡ. Lúc này thuốc sẽ có tác dụng trực tiếp giúp làm se nốt vỡ và ngăn ngừa bội nhiễm, sát trùng để nốt phỏng khô nhanh hơn.
Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhiều bà mẹ thường quá lo lắng và nghĩ đến việc sử dụng thuốc xanh methylen để bôi vào những mụn nước nổi cho trẻ. Nhưng đây là một sai lầm, thuốc không có tác dụng mà còn khiến cho bác sĩ khó nhận biến tình trạng mụn và một số biểu hiện trên da của trẻ, gây khó khăn khi chẩn đoán và điều trị.
5. Cách tẩy rửa thuốc hiệu quả
Khi sử dụng thuốc Xanh Methylen vào những vùng da trên cơ thể sẽ gây mất thẩm mỹ. Vậy làm thế nào để tẩy sạch thuốc trên da khi khỏi bệnh? Đây cũng chính là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Lời khuyên dành cho bạn: Khi vết thương mới lành, bạn không nên nóng vội và sử dụng một số chất tẩy rửa như xà phòng để tẩy hết màu thuốc. Vì hành động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vết thương của bạn.
Nên rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm, sau đó dùng khăn mềm sạch và lau nhẹ nhàng. Thuốc sẽ nhạt dần và sau vài lần rửa sẽ sạch sẽ. Nhưng bạn lưu ý, không được kỳ vào quá mạnh.
Để thuốc có hiệu quả cao, bạn cũng cần lưu ý đến việc bảo quản. Nên để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc. Để thuốc ở những nơi quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm tác dụng của thuốc bị ảnh hưởng nhiều.
Bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc Xanh Methylen mà cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đồng thời phải thực hiện đúng hướng dẫn theo kê đơn của bác sĩ để đảm bảo quá trình điều trị bệnh hiệu quả.
Bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số 1900 56 56 56 để được tư vấn trực tiếp.
Từ khóa » Thuốc Bôi Blue
-
Thuốc Flucinar Là Thuốc Gì? Công Dụng Và Cách Sử Dụng | Vinmec
-
Flucinar Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Những điều Cần Biết Về Thuốc Mỡ Flucinar - YouMed
-
Flucinar Là Thuốc Gì? Công Dụng, Liều Dùng
-
Thuốc Flucinar - Công Dụng, Cách Dùng, Giá Bán & Lưu ý
-
Các Nguy Cơ Khi Dùng Thuốc Flucina Bôi Ngoài Da | VIAM
-
Thuốc Methylene Blue: Công Dụng, Liều Dùng Và Cách Sử Dụng
-
Công Dụng, Tác Dụng Phụ & Cảnh Báo Của Blue Gel
-
Các Nguy Cơ Khi Dùng Thuốc Flucina Bôi Ngoài Da
-
Thuốc Mỡ Flucinar 15gram
-
Thuốc Blue-Emu Lidocaine :Công Dụng, Chỉ định Và Lưu ý Khi Dùng
-
Kem Bôi Ngoài Da (Blue) - Viêm Da Cơ địa, Chàm, Hắc Lào, Nấm Da ...
-
7+ Thuốc Kem Bôi Viêm Da Cơ địa Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn, Dịu Nhẹ