Thuốc Xịt Trị Loét Sanyrene: Giải Mã Thành Phần, Công Dụng Và Cách ...

Người cao tuổi hoặc người nằm liệt lâu ngày, chịu áp lực đè ép lớn khiến họ dễ gặp tổn thương loét tỳ đè. Những cơn đau đớn dai dẳng do loét ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Thậm chí, vết loét có thể đe dọa tính mạng nếu gặp biến chứng nhiễm trùng. Để xử lý loét tỳ đè, bệnh nhân cần được chăm sóc đúng cách và sử dụng thuốc chống loét phù hợp. Cùng chúng tôi tìm hiểu thuốc xịt trị loét Sanyrene, một sản phẩm chống loét đang được rất nhiều bệnh nhân tin dùng.

thuốc xịt loét Sanyrene

I. Tổng quan về thuốc xịt trị loét Sanyrene

1. Xuất xứ

Thuốc xịt trị loét Sanyrene có xuất xứ từ công ty Urgo của Pháp. Thương hiệu này nổi tiếng với các sản phẩm về chăm sóc vết thương như vết cắt, bỏng, trầy xước da, loét tỳ đè,…

2. Thành phần

Theo thông tin của nhà sản xuất, thuốc xịt trị loét Sanyrene có chứa thành phần:

  • Corpitolinol 60 : một loại glixeride có độ oxy hóa cao của các acid béo thiết yếu (acid linoleic 60%, Vitamin E (tocopherol acetate), chiếm 99%.
  • Tinh dầu hoa hồi: 1%.

Hợp chất Corpitolinol 60 có tác dụng làm tăng mức độ oxy hóa trên da và phân tán vào lớp sừng để đẩy mạnh quá trình hồi phục tế bào da ở lớp thượng bì. Từ đó, nó giúp bảo vệ độ bền cho da và ngăn ngừa tình trạng loét da. Trong đó:

  • Acid linoleic: là một loại acid béo omega – 6. Acid này có nhiều trong dầu hạt lanh, dầu cải, đậu lành, hoa quả và hạt óc chó.  Acid linoleic có vai trò chính trong việc ngăn chặn tình trạng mất nước cho da. Đồng thời, nó tham gia vào cấu trúc màng tế bào giúp duy trì tính toàn vẹn của da. Trong quá trình oxy hóa của các acid béo, đặc biệt là acid linoleic, dẫn tới sự hình thành prostaglandin: PGE1 và PGE2. Hai thành phần này có vai trò quan trọng trong phản ứng viêm và là yếu tố gây giãn mạch máu nhỏ.
  • Vitamin E: là một chất chống oxy hóa. Nó chống lại các gốc tự do được giải phóng từ phản ứng khử của các acid béo. Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng làm mềm da, thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương nhanh chóng.

Ngoài ra, trong dung dịch còn chứa tinh dầu hoa hồi 1% có vai trò tạo mùi hương cho sản phẩm. Mặt khác, acid shikimic trong dầu hoa hồi còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm.

3. Cơ chế tác dụng

hàng rào lipd

Acid béo thiết yếu (FFA) liên kết với ceramid ở lớp sừng

Khi xịt thuốc lên da, các phân tử acid linoleic được hấp thu trực tiếp vào bên trong da. Sau đó, chúng liên kết chặt chẽ với Ceramide – 1 ở lớp sừng. Tác động của quá trình oxy hóa bởi Corpitolinol 60 làm thay đổi tính chất của các acid béo không bão hòa, chủ yếu là acid linoleic. Các thành phần này tham gia vào quá trình điều hòa phân chia tế bào và biệt hóa lớp biểu bì (lớp da – thượng bì). Nhờ đó, tế bào lớp thượng bì dưới áp lực đè nén lớn được hồi phục nhanh hơn.

4. Dạng đóng gói và giá tiền

  • Dạng bào chế: dung dịch dùng ngoài.
  • Quy cách đóng gói: chai xịt 20ml.
  • Giá tham khảo: 170.000 – 180.000 đồng/ chai.

II. Công dụng của thuốc xịt trị loét Sanyrene

thuốc xit loét sanyrene

Thuốc xịt trị loét Sanyrene mang lại nhiều lợi ích cho da như:

  • Cải thiện hệ thống vi tuần hoàn: Tăng cường lưu thông máu ở vị trí loét tỳ đè.
  • Bảo vệ da trước các yếu tố nguy hại như vi sinh vật gây nhiễm trùng.
  • Hồi phục màng bảo vệ hydrolipid: cung cấp acid béo thiết yếu tham gia cấu trúc của màng bảo vệ.
  • Tăng sức đề kháng cho da, giảm tình trạng khô da và thúc đẩy quá trình tái tạo da.

Nhờ những lợi ích này, thuốc xịt Sanyrene được chỉ định cho bệnh nhân có nguy cơ bị loét tỳ đè. Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định khi vùng da màu đỏ bị chuyển thành màu trắng khi có lực tác động. Chỉ định cụ thể gồm có:

  • Phòng ngừa loét do tỳ đè.
  • Phòng ngừa và điều trị da bị ban đỏ do tỳ đè, cọ xát hoặc bị cắt.
  • Phòng và điều trị da khô, mất nước, da yếu, mỏng manh do điều kiện ẩm ướt và dinh dưỡng kém. Ví dụ: vùng da xung quanh vết loét, khô và đóng vảy trong bệnh loét tĩnh mạch.

III. Cách sử dụng thuốc xịt Sanyrene hiệu quả nhất

Để sử dụng thuốc xịt trị loét Sanyrene hiệu quả, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Làm sạch vùng da có nguy cơ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch kháng khuẩn.
  • Bước 2: Xịt một lượng dung dịch Sanyrene vừa đủ lên vùng da có nguy cơ bị loét do tỳ đè (đầu gối, phần xương cụt, gót chân). Liều lượng: Xịt 1 – 2 lần.
  • Bước 3: Dùng tay sạch xoa đều và nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút để thuốc thấm tốt.

Bạn nên sử dụng sản phẩm từ 3 – 4 lần/ ngày vào vùng da có nguy cơ và trước khi thay đổi tư thế cho bệnh nhân.

Thuốc xịt chống loét Sanyrene nên dùng ngay khi có nguy cơ loét tiến triển do tỳ đè, khi có ban đỏ hóa trắng do tỳ đè hoặc bất kỳ trường hợp theo như chỉ định ở trên. Bạn không nên sử dụng Sanyrene với mục đích phòng ngừa sau khi sử dụng các phương pháp điều trị hay phòng ngừa khác đối với loét do tỳ đè.

IV. Đánh giá ưu nhược điểm của thuốc xịt trị loét Sanyrene

1. Ưu điểm

1.1. Ngăn ngừa loét do tỳ đè hiệu quả

Thuốc xịt trị loét Sanyrene là sản phẩm dùng ngoài duy nhất đã được chứng minh hiệu quả bằng thử nghiệm lâm sàng GIPPS (Geriatric Incidence and Prevention of Pressure Sores). Đây là nghiên cứu lâm sàng đánh giá tỷ lệ mắc bệnh lão khoa và ngăn ngừa các vết loét do tỳ đè.  Kết quả của thử nghiệm cho thấy rằng sử dụng chế phẩm chứa corpitolinol 60 giảm đáng để tỷ lệ xuất hiện vết loét tỳ đè vùng xương chậu. Sử dụng thuốc xịt trị loét Sanyrene có thể giảm thiểu số lượng vết loét lên đến 50%.

Khả năng ngăn ngừa loét tỳ đè của thuốc xịt Sanyrene 

1.2. Dễ hấp thu trên da

Sản phẩm Sanyrene được bào chế dưới dạng dung dịch. Vì vậy, nó dễ dàng đi qua lớp màng bảo vệ hydrolipid trên da. Thuốc có khả năng thấm tốt nên phát huy được tác dụng hiệu quả.

1.3. Không gây đau và kích ứng da

Các thành phần trong thuốc xịt chống loét Sanyrene đều an toàn đối với da, thậm chí cả da nhạy cảm. Sản phẩm không chứa các thành phần dễ gây kích ứng da như chất bảo quản paraben. Hiện nay, chưa có báo cáo nào về trường hợp dị ứng với Sanyrene trong hơn 20 năm sử dụng tại các bệnh viện.

1.4. Thúc đẩy quá trình hồi phục và tái tạo da

Thuốc xịt trị loét Sanyrene cung cấp các acid béo thiết yếu tham gia vào cấu trúc màng hydrolipid. Các acid béo này đảm bảo sự liên kết chặt chẽ của lớp màng bảo vệ. Vì vậy, việc hàn gắn tổn thương diễn ra nhanh chóng. Đồng thời, acid linoleic và vitamin E có vai trò duy trì độ ẩm cần thiết giúp da giữ được cấu trúc ổn định. Từ đó, chúng đẩy nhanh tốc độ quá trình tái tạo da và hạn chế vết loét lan rộng sang vùng da xung quanh.

1.5. Dạng dùng dễ sử dụng và không gây tổn thương da

Thiết kế chai xịt rất dễ sử dụng và mang theo. Bên cạnh đó, chai xịt cũng có thể giúp bệnh nhân kiểm soát được liều dùng của thuốc tốt hơn.

Cũng trong nghiên cứu GIPPS đã chỉ ra rằng với các sản phẩm dạng kem dưỡng cần có sự tác động ngoài như dùng lực xoa bóp để thuốc thấm tốt hơn. Tuy nhiên, thao tác này nên hạn chế sử dụng vì chúng có thể gây tổn thương cho da. Với dung dịch Sanyrene chỉ cần xoa nhẹ nhàng đã thúc đẩy quá trình thẩm thấu thuốc diễn ra nhanh hơn.

2. Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của xịt trị loét Sanyrene là không dùng được trong trường hợp vùng da bị tổn thương nặng. Thuốc chỉ có tác dụng yếu đối với vết loét sâu rộng và có dấu hiệu nhiễm trùng. Xịt chống loét Sanyrene giúp phục hồi lớp bảo vệ hydrolipid của da. Hàng rào bảo vệ này có vai trò ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh và cân bằng độ ẩm cho da. Khả năng kháng khuẩn của dung dịch Sanyrene còn hạn chế vì vậy chỉ được dùng để phòng ngừa cho bệnh nhân có nguy cơ loét do tỳ đè.

Với các vết loét nặng, tổn thương đã thâm nhập vào sâu trong da và có nhiều tế bào chết và mô hoại tử, thuốc xịt trị loét Sanyrene hầu như không có tác dụng. Những vết loét sâu là nơi khu trú của nhiều vi sinh vật gây bệnh và khó bị tiêu diệt. Đồng thời, tổn thương nặng rất khó phục hồi dù được cung cấp các acid béo cần thiết cho quá trình sửa chữa.

chua-vet-loet-cho-nguoi-liet chữa vết loét cho người liệt

Thuốc xịt Sanyrene không cho hiệu quả với những vết loét từ độ 2 trở lên 

Vì vậy, thuốc xịt trị loét không được sử dụng cho bệnh nhân loét do tỳ đè trong trường hợp: 

  • Tổn thương da hở hoặc mụn rộp – loét tỳ đè giai đoạn 2.
  • Tổn thương hạ bì và lớp mỡ dưới da – loét tỳ đè giai đoạn 3.
  • Hoại tử hoàn toàn lớp da, tổn thương lan tới lớp cơ, xương – Loét tỳ đè giai đoạn 4.

>>> Xem bài viết: Phân độ loét tỳ đè ở bệnh nhân nằm liệt lâu năm

V. Những lưu ý khi sử dụng thuốc xịt trị loét Sanyrene 

Khi sử dụng thuốc xịt trị loét Sanyrene, bạn cần lưu ý:

  • Làm sạch vùng da có nguy cơ loét bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch kháng khuẩn: Dizigone, Povidone iod,….
  • Xoa bóp nhẹ nhàng để thuốc thấm tốt và cải thiện tuần hoàn tại vùng da có nguy cơ bị loét.
  • Không nên băng kín vết thương vì nó có thể phá vỡ cấu trúc lớp màng bảo vệ.
  • Không dùng sản phẩm cho vùng da tổn thương hở.

Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng các biện pháp hỗ trợ phòng ngừa loét da như: cho bệnh nhân vận động nhẹ nhàng và thay đổi tư thế, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ giảm áp lực,… Bên cạnh đó, bệnh nhân nằm liệt cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin hữu ích về thuốc xịt trị loét Sanyrene. Nếu có thắc mắc nào liên quan về bệnh loét do tỳ đè, hãy liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE: 19009482 để được dược sĩ tư vấn và giải đáp kịp thời.

Từ khóa » Chai Xịt Chống Loét