Thuốc Xổ (thuốc Nhuận Tràng) Và Một Vài Lưu ý Khi Sử Dụng

Hầu hết những người bị táo bón được bác sĩ kê cho thuốc nhuận tràng, hay còn gọi là thuốc xổ. Ngoài ra, một số loại lá, củ có tác dụng nhuận tràng cũng được mọi người sử dụng rộng rãi. Đây là loại thuốc quen thuộc nhưng không phải vì thế mà chúng ta sử dụng tùy tiện. Việc lạm dụng thuốc xổ có thể dẫn đến một số hậu quả không tốt cho quá trình điều trị bệnh.

Hãy tích lũy cho mình nhng thông tin về thuốc xổ (thuốc nhuận tràng) cũng như cách sử dụng chúng để có được hiệu quả tốt nhất, tránh nhiều rủi ro về sức khỏe nhé.

Nhiều người chỉ cần khó đi cầu là đã nghĩ ngay đến thuốc xổ. Nếu lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ đi kèm. Khi bị táo bón, điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến là áp dụng thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh như sau:

  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ quả tươi; giảm bớt những đồ ăn đồ uống làm tăng nguy cơ bị táo bón như nước trà đặc, trái cây chưa chín có vị chát nhiều, món cay nóng…
  • Uống nhiều nước hàng ngày
  • Luyện tập thể dục đều đặn
  • Tránh ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài
  • Bỏ ngay thói quen ngồi lâu khi đi tiêu.

Nếu bạn đã tuân thủ các quy tắc nêu trên mà vẫn:

  • Đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần
  • Đau quặn bụng (do nhu động ruột), trướng bụng
  • Khó thải phân, phân khô hay cứng
  • Ra máu khi đại tiện

thì hãy nghĩ đến dùng thuốc xổ.

Ngoài ra, thuốc nhuận tràng không được khuyên dùng cho những người sau đây:

  • Bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Người bị tắc nghẽn dạ dày – ruột, thủng hoặc có nguy cơ thủng tiêu hoá
  • Phụ nữ có thai và cho con bú
  • Người đang bị tiêu chảy
  • Người bị viêm tắc mật

Các loại củ, lá thuốc xổ có trong tự nhiên

Một số loại thực phẩm và thảo dược có thể giúp bạn dễ dàng đi tiêu hơn. Đó là:

Nha đam (lô hội)

thuốc xổ 2

Nha đam được khá nhiều người dùng để chữa táo bón cấp tính nhờ công dụng nhuận tràng.

Cách dùng:

Ăn trực tiếp phần ruột nha đam trong suốt hoặc ăn kèm với mật ong. Bn cũng có th dùng nha đam để nấu thành chè cho dễ ăn.

Ngoài ra, gel nha đam có tác dụng như một chất bôi trơn, dùng bôi ngoài hậu môn giúp phân dễ dàng bị tống ra ngoài, tránh làm nứt, tổn thương hậu môn gây đau.

Lưu ý:

  • Dù nha đam là một loại thuốc xổ có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng bn không nên vì thế mà dùng quá liều hoặc lạm dụng thường xuyên. Dùng quá liều nha đam trong thời gian dài sẽ dẫn đến tiêu chảy, mất nước, sụt giảm kali, hại thận và tim mạch.
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người bị giảm đường huyết, người bị tắc hoặc hẹp ruột, mất nước và điện giải, viêm ruột thừa, viêm ruột kết loét, người mắc hội chứng ruột kích thích không nên dùng nha đam.
  • Tránh cho trẻ dưới 12 tuổi dùng nha đam vì trẻ dễ bị tiêu chảy, gây mất nước.
  • Nếu đang ung một hoặc vài loại thuốc nào đó, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nha đam để tránh tương tác thuốc bất lợi.

Khoai lang

thuốc xổ 3

Khoai lang có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón hiệu quả nhờ lượng chất xơ cao. Khoai lang giúp đi phân mềm, không gây đau bụng hay tiêu chảy.

Cách dùng:

  • Bạn có thể luộc khoai ăn như bình thường hay nghiền khoai làm thành bánh.
  • Bên cạnh đó, lấy củ khoai sửa sạch, gọt vỏ, xay hay nghiền nhỏ rồi chắt lấy nước, uống nửa bát to vào buổi sáng sớm lúc còn đói, trước bữa ăn uống nửa cốc nữa. Trung bình dùng từ 2 – 4 ngày. Người có bệnh trĩ thì phải chờ 6 ngày, một số cá biệt đến 12-20 ngày mới khỏi.
  • Dùng lá khoai tươi luộc thành rau ăn hàng ngày.

Lưu ý:

  • Nên chọn khoai lang có nguồn gốc, không bị sâu, bị sùng hay mọc mầm.
  • Không nên lạm dụng ăn khoai lang thay cơm, không ăn khoai lang khi đói vì dễ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, cũng đừng ăn khoai lang nhiều vào buổi tối vì sẽ làm đầy hơi chướng bụng.
  • Người có bệnh thận không nên ăn khoai lang.

Phan tả diệp

Phan tả diệp có tác dụng nhuận tràng, thông tiện nên thường được dùng để điều trị táo bón.

Cách dùng:

Dùng 3-5 lá khô (hoặc 8-9 lá nếu bị nặng) nấu nước uống sau khi ăn. Trẻ nhỏ dùng liều phân nửa người lớn và không dùng lâu hơn 1 tuần.

Lưu ý:

  • Phụ nữ có thai, người có th trng yếu không dùng được phan tả diệp.
  • Nước lá này uống lúc bụng đói thì vô dụng, chỉ có tác dụng nếu uống sau khi ăn.

thuốc xổ 4

Trong trường hợp không thể dùng các loại thuốc xổ dân gian kể trên hoặc dùng mà không có hiệu quả thì bạn nên gặp bác sĩ để được chỉ định loại thuốc nhuận tràng Tây y phù hợp.

Thuốc nhuận tràng Tây y

Mỗi loại thuốc khác nhau đều mang lại lợi ích cụ thể và cả tác dụng phụ nhất định. Thuốc xổ (thuốc nhuận tràng) đa dạng về hình thức và cách thức sử dụng. Thuốc có dạng viên, viên nang, dạng lỏng, thuốc đạn (thuốc đặt).

Mặc dù không thuận tiện như các loại thuốc dùng qua đường uống nhưng thuốc đạn thường phát huy tác dụng nhanh hơn. Tuy nhiên, không sử dụng quá 7 ngày và không lạm dụng thuốc đặt vì sẽ gây hại đến nhu động ruột, dùng lâu sẽ gây biến chứng làm mất khả năng co bóp đào thải phân tự nhiên, gây lệ thuộc vào thuốc.

Hiện nay có 5 loại thuốc xổ (nhuận tràng) trên thị trường: 

Thuốc nhuận tràng tạo khối (Inuline, fructo, oligosaccharide, galacto oligosaccharide)

Đây là các polysacarit thiên nhiên hoặc tổng hợp. Khi hút nước, các chất này tạo thành 1 khối gel làm mềm phân và kích thích nhu động ruột. Thuốc xổ tạo khối khởi đầu tác dụng chậm (1 – 3 ngày) nên chủ yếu sử dụng để phòng ngừa, hữu ích cho phân cứng và nhỏ. Thuốc được sử dụng trên cả bệnh nhân viêm ruột, hội chứng ruột kích thích và trẻ sơ sinh. 

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra là đầy hơi, co thắt dạ dày và tiêu chảy. Bạn cần uống thuốc với nhiều nước tránh bị táo bón ngược và tắc nghẽn ruột, không nên uống trước khi đi ngủ.

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu (sorbitol, forlax, lactitol,duphalac)

Nhóm này được sử dụng thường xuyên và rộng rãi nhất. Thuốc là các dung dịch ưu trương, nhờ tác dụng thẩm thấu nên kéo nước vào lòng ruột, dẫn đến làm tăng nhu động ruột. 

Có 2 dạng dùng gồm:

  • Bơm trực tràng/hậu môn, có tác dụng nhanh sau 15 – 30 phút
  • Đường uống có tác dụng sau 1 – 4 giờ. 

Đại diện của nhóm này phải kể đến lactoluse và macrogol. Cả 2 đều được sử dụng để điều trị táo bón mạn tính, thỉnh thoảng đi phân không đều. Chúng đều an toàn với trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên Macrogol được ưu tiên sử dụng hơn do ít tác dụng phụ hơn, còn lactoluse được chỉ định cho bệnh lý não do gan.

Các thuốc xổ làm mềm phân (docusat)

Thuốc làm mềm phân chứa lượng lớn muối calci, natri và kali của docusat. Docusat làm giảm sức căng bề mặt của khối phân nên nước dễ thấm vào khối phân hơn, làm phân mềm ra và giúp chúng dễ dàng di chuyển. 

Ngày nay, do thuốc ít hiệu quả và phải mất từ 1 tuần để phát huy tác dụng nên ít sử dụng. Tuy nhiên, thuốc nhuận tràng loại này lại phù hợp với các trường hợp cần tránh cử động mạnh của ruột, chẳng hạn người đang hồi phục sau phẫu thuật, sau cơn nhồi máu cơ tim, những phụ nữ mới sinh hoặc người mắc bệnh trĩ. 

Các thuốc có tác dụng bôi trơn (norgalax, microlax)

Bản chất của các thuốc xổ (thuốc nhuận tràng) này là dầu khoáng. Thuốc tạo một lớp bôi trơn thành ruột, giúp khối phân dễ di chuyển. Dầu khoáng không chuyển hóa trong đường ruột.

Thuốc hiệu quả cho những bệnh nhân bị nứt hậu môn và làm giảm căng thẳng do đại tiện cho người tim mạch. Dù hiệu quả cao nhưng chỉ nên dùng ngắn hạn. Bởi vì dầu khoáng hòa tan và giữ lại các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K), làm giảm hấp thu những vitamin đó.

Bạn nên lưu ý không uống thuốc lúc đi ngủ hay ở tư thế nằm do có thể hít phải thuốc vào phổi, gây viêm phổi “dạng lipid”. Tránh dùng thuốc lúc đói.

Thuốc nhuận tràng kích thích nhu động ruột (bisacodyl, cascara)

Thuốc xổ loại này tác động trực tiếp lên thần kinh chỉ huy hoạt động bài tiết của ruột, gây co bóp các cơ thành ruột tạo nhu động ruột đẩy phân ra ngoài. Thuốc được sử dụng điều trị táo bón tức thời và làm sạch ruột chuẩn bị cho phẫu thuật. 

Thuốc có nhiều tác dụng phụ như đau bụng, rối loạn nước và chất điện giải – hạ kali huyết, mất trương lực ruột khi sử dụng lâu dài. Lưu ý thuốc nhuận tràng kích thích không nên dùng thường xuyên.

Lưu ý khi sử dụng thuc xổ

  • Sử dụng liều thấp có tác dụng nhuận tràng, liều cao có tác dụng tẩy xổ.
  • Không tự ý mua thuốc xổ để sử dụng mà nên hỏi ý kiến của thầy thuốc, đặc biệt là cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được sử dụng thuốc xổ vì làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Phụ nữ cho con bú sử dụng thuốc xổ cũng có thể gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết, do có nguy cơ làm mất phản xạ đi cầu bình thường ở trẻ.
  • Đối với điều trị táo bón mạn tính cho trẻ em, tùy vào mức độ và tình trạng táo bón mà thời gian điều trị có thể kéo dài đến 6 tháng. Thường là dùng liều thuốc nhuận tràng duy trì đến khi trẻ đi tiêu thường xuyên (>= 3 lần/tuần) thì giảm liều dần. Không ngừng thuốc đột ngột dẫn đến bị táo bón trở lại, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
  • Tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều dùng.
  • Không sử dụng thuốc xổ với mục đích giảm cân.
  • Khi dùng thuốc, bn nhớ uống đủ nước để thuốc phát huy tác dụng.
  • Cần lưu ý đến thời điểm sử dụng của từng thuốc để có hiệu quả tốt nhất.
  • Khi sử dụng các thuốc xổ (thuốc nhuận tràng) dạng muối vô cơ nên bổ sung nước và các chất điện giải (oresol) để tránh tình trạng mất nước do thẩm thấu quá mức.
  • Trong trường hợp đã dùng thuốc mà vẫn bị táo bón, bạn cn đi gặp bác sĩ vì táo bón là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề nghiêm trọng hơn như ung thư ruột kết, tiểu đường hoặc suy giáp, cần điều trị chuyên sâu hơn.

Thận trọng với những rủi ro của thuốc xổ

Phần lớn thuốc nhuận tràng đều an toàn nếu được sử dụng đúng cách, dù vậy nó vẫn có thể tiềm ẩn một vài tác dụng phụ như:

  • Đầy hơi
  • Chướng bụng
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Chuột rút
  • Nghiêm trọng hơn là đi ngoài ra máu, chảy máu trực tràng.

Nếu có gặp vấn đề gì trong số này, bạn nên ngưng thuốc và hỏi lại ý kiến thầy thuốc.

Thuốc nhuận tràng có thể tương tác với thuốc chống đông máu, kháng sinh, các loại thuốc về tim mạch… Hãy đọc nhãn thuốc cẩn thận hoặc hỏi thầy thuốc xem liệu những thuốc bạn đang uống có bị ảnh hưởng khi dùng thuốc xổ không. Bên cạnh đó, hãy uống các thuốc này cách nhau ít nhất 1 tuần.

Khi bn sử dụng thuốc xổ liên tục trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, khả năng co thắt tự nhiên của đại tràng bị giảm, khiến tình trạng táo bón nặng thêm. Nếu bạn lỡ bị phụ thuộc thuốc, tức là phải dùng thuốc nhuận tràng mới có thể đi tiêu thì hãy gặp bác sĩ để tìm cách giảm phụ thuộc thuốc và khôi phục nhu động tự nhiên của đại tràng.

Từ khóa » Thuốc Xổ Gi