Thuốc Y Học Cổ Truyền điều Trị Viêm Bàng Quang - Hoạt động Y Tế

Thuốc y học cổ truyền điều trị viêm bàng quang Ngày đăng 15/01/2018 | 17:01 | Lượt xem: 5595

Thuốc nam điều trị viêm bàng quang ở nước ta có rất nhiều, mọc hoang ở khắp nơi, dễ thu hái, dễ sử dụng. Trong viêm bàng quang cấp có thể điều trị đơn thuần bằng thuốc y học cổ truyền, nếu có biểu hiện sốt cao, đi tiểu ra máu cần kết hợp với kháng sinh. Đối với các trường hợp viêm tái phát thì nên dùng thuốc nam dự phòng.

TIN LIÊN QUAN

1. Viêm bàng quang cấp theo y học hiện đại

Viêm bàng quang cấp là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính tại bàng quang. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam với tỷ lệ nữ/nam là 9/1. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn Gram âm chiếm khoảng 90%, vi khuẩn Gram dương chiếm khoảng 10%. Một số nguyên nhân thuận lợi ở những người phì đại lành tính hoặc u tuyến tiền liệt, sỏi, u bàng quang, hẹp niệu đạo, hẹp bao qui đầu, đái tháo đường, có thai, những người đặt sonde dẫn lưu bàng quang hoặc can thiệp bàng quang, niệu đạo. Biểu hiện lâm sàng thường có hội chứng bàng quang rõ với đái buốt, đái rắt, có thể có đái máu, đái mủ ở cuối bãi. Đôi khi triệu chứng không điển hình, chỉ có nóng rát khi đi tiểu hoặc đái rắt. Xét nghiệm nước tiểu có bạch cầu niệu và vi khuẩn niệu. Nguyên tắc điều trị chung của y học hiện đại dùng các thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, loại bỏ nguyên nhân thuận lợi và điều trị dự phòng tái phát. Đối với thể viêm bàng quang cấp thông thường bệnh thường khỏi hẳn sau một liệu trình kháng sinh ngắn phù hợp. Tuy nhiên vi khuẩn vẫn có khả năng ngược dòng lên niệu quản, bể thận, thận gây viêm thận, bể thận cấp, một tình trạng cấp cứu nội khoa. Bệnh cũng có thể tái phát. Nếu viêm tái phát từ 4 lần trở lên trong 1 năm thì cần có thái độ điều trị dự phòng. Khi viêm kéo dài hoặc hay tái phát để lại nhiều sẹo xơ được chẩn đoán là viêm bàng quang mạn tính. Theo y học cổ truyền viêm bàng quang thuộc chứng Ngũ lâm. Nguyên nhân do thấp nhiệt phạm vào cơ thể gây ra bệnh cấp tính, nếu bẩm tố âm hư hay huyết nhiệt tiếp tục tồn tại gây bệnh mạn tính. Biện pháp điều trị là thanh trừ thấp nhiệt, lợi niệu. 2. Các vị thuốc nam hay dùng trong điều trị viêm bàng quang

- Các vị thuốc thanh nhiệt giải độc, trừ thấp hay dùng như bồ công anh, kim ngân hoa, sài đất, diếp cá, hoàng liên, hoàng bá… Đây là những vị thuốc đã được nghiên cứu trên thực nghiệm có khả năng diệt vi khuẩn Gram âm rất tốt. - Một số vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt lương huyết như đậu đen, rau má, chi tử… - Các vị thuốc lợi niệu hay dùng như bạch mao căn (rễ cỏ gianh), bông mã đề, râu ngô, cối xay, mía dò, thài lài tía… Điều trị viêm bàng quang cấp theo y học cổ truyền là sự kết hợp của các vị thuốc trên, nếu điều trị độc vị thì ít có hiệu quả và phác đồ điều trị trong viêm bàng quang cấp là thanh nhiệt trừ thấp lợi niệu, còn trong viêm bàng quang mạn là tư âm dưỡng thận thanh nhiệt.

3. Các bài thuốc nam hay dùng trong viêm bàng quang cấp

Bài 1:

Rễ cỏ gianh Bông mã đề Đậu đen 40g 20g 40g Râu ngô Củ sả 40g 10g

Bài 2:

Bồ công anh Rau má Chi tử Cối xay (lá, quả) Rễ cỏ gianh 20g 12g 12g 12g 12g Bông mã đề Râu ngô Cam thảo dây Mía dò 20g 20g 20g 20g

Sắc uống ngày một thang. Bài 3:

Mã đề Cối xay (lá, quả) Rau má Râu ngô 16g 16g 12g 12g Bồ công anh Thài lài tía Hạt dành dành Cam thảo dây 20g 12g 12g 12g

Bài 4: Cây cối xay cả cành, lá, hoa: 1 nắm to khoảng 20g – 30g, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống. Liều dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, dùng 5 – 7 ngày.

4. Các bài thuốc trong điều trị viêm bàng quang mạn

Bài 1:

Thục địa Sa sâm Tỳ giải Xa tiền tử Nga truật 12g 12g 16g 16g 12g Thạch hộc Ngưu tất Kim ngân hoa Hoàng bá nam Tạo giác thích 12g 12g 20g 12g 8g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống sáng và chiều. Bài 2: Bát vị tri bá gia vị

Thục địa Sơn thù Hoài sơn Bạch linh Ngưu tất 12g 8g 12g 12g 12g Trạch tả Đan bì Tri mẫu Hoàng bá Xa tiền tử 12g 8g 8g 8g 10g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống sáng và chiều. Thuốc nam điều trị viêm bàng quang ở nước ta có rất nhiều, mọc hoang ở khắp nơi, dễ thu hái, dễ sử dụng. Trong viêm bàng quang cấp có thể điều trị đơn thuần bằng thuốc y học cổ truyền, nếu có biểu hiện sốt cao, đi tiểu ra máu cần kết hợp với kháng sinh. Đối với các trường hợp viêm tái phát thì nên dùng thuốc nam dự phòng. Bên cạnh việc điều trị thuốc, cần điều trị loại bỏ nguyên nhân thuận lợi nếu có thể điều trị được thì mới có tiên lượng tốt. Để phòng bệnh viêm bàng quang nên uống nhiều nước để tạo sự đào thải nhiều nước tiểu giúp tống vi khuẩn và xác vi khuẩn ra ngoài. Tránh uống cà phê, rượu, tránh ăn các thức ăn cay nóng.

TS.BS Vũ Minh Hoàn (Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội)

Admin Sở Y Tế

Các tin khác
  • TTYT huyện Đông Anh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024
  • Quận Hà Đông mít tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS
  • Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030
  • Giám sát công tác triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A liều cao đợt II/2024
  • Hà Nội triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 35 tháng tuổi
  • Hà Nội luôn nỗ lực trong công tác phòng, chống HIV/AIDS
  • Dinh dưỡng cộng đồng
  • Phòng chống tại nạn thương tích
  • Y tế học đường
  • Tiêm chủng mở rộng
  • Phòng chống HIV/AIDS
  • Bảo hiểm y tế
  • Tác hại thuốc lá
  • Y học cổ truyền
Về đầu trang

Từ khóa » Cây Trị Bàng Quang