Thuốc Zinc: Liều Dùng & Lưu ý, Hướng Dẫn Sử Dụng, Tác Dụng Phụ

Thuốc Zinc là gì?

Thuốc Zinc là thuốc OTC dùng sử dụng điều trị:

  • Tiêu chảy kéo dài
  • Bổ sung kẽm vào chế độ ăn hằng ngày.
  • Phòng ngừa và điều trị các trường hợp thiếu kẽm: trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng, thường bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, khó ngủ, khóc đêm, nhiễm trùng tái diễn ở da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, khô da, da đầu chỉ dày sừng, hói, loạn dưỡng móng (móng nhắn, có vệt trắng, chậm mọc), vết thương chậm lành, khô mắt, loét giác mạc, quáng gà.
  • Phụ nữ mang thai (thường bị nôn) và bà mẹ đang cho con bú, người có chế độ ăn thiếu cân bằng hoặc ăn kiêng, người phải nuôi ăn lâu dài qua đường tĩnh mạch.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Zinc

Dạng trình bày

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim

Quy cách đóng gói

Thuốc được đóng gói ở dạng: hộp 10 vỉ x 10 viên

Phân loại thuốc Zinc

Thuốc Zinc là thuốc OTC – thuốc không kê đơn

Số đăng ký

Thuốc có số đăng ký: VD-21787-14

Thời hạn sử dụng

Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất ở: Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG

Địa chỉ: KCN Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang Việt Nam

Thành phần của thuốc Zinc

  • Kẽm gluconat: 70mg
  • Tá được vừa đủ 1 viên (Avicel, dicalci phosphat, tinh bột biến tính, PVP K30, aerosil, magnesi stearat, talc, sodium starch glycolat, HPMC, PEG 6000, titan dioxyd).

Công dụng của thuốc Zinc trong việc điều trị bệnh

Thuốc Zinc là thuốc OTC dùng sử dụng điều trị:

  • Tiêu chảy kéo dài
  • Bổ sung kẽm vào chế độ ăn hằng ngày.
  • Phòng ngừa và điều trị các trường hợp thiếu kẽm: trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng, thường bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, khó ngủ, khóc đêm, nhiễm trùng tái diễn ở da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, khô da, da đầu chỉ dày sừng, hói, loạn dưỡng móng (móng nhắn, có vệt trắng, chậm mọc), vết thương chậm lành, khô mắt, loét giác mạc, quáng gà.
  • Phụ nữ mang thai (thường bị nôn) và bà mẹ đang cho con bú, người có chế độ ăn thiếu cân bằng hoặc ăn kiêng, người phải nuôi ăn lâu dài qua đường tĩnh mạch.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Zinc

Cách dùng thuốc Zinc

Thuốc dùng qua đường uống

Liều dùng thuốc Zinc

  • Trẻ em dưới 6 tuổi: 1/2 viên/ ngày.
  • Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: 1 viên/ ngày.
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú: 2 viên/ ngày.
  • Uống sau bữa ăn.
  • Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Zinc

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Thận trọng khi dùng

  • Thận trọng khi dùng viên kẽm trong giai đoạn loét dạ dày tá tràng tiến triển và nôn ói cấp tính.

Tác dụng phụ của thuốc Zinc

  • Cảm giác khó chịu ở dạ dày có thể xây ra nhưng hiếm, và giảm dần sau vài ngày dùng thuốc.
  • Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú

Có thể sử dụng thuốc.

 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:

  • Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Cách xử lý khi quá liều

  • Trong ngộ độc cấp tính, muối kẽm gây ăn mòn do sự tạo thành kẽm clorid dưới tác dụng acid dạ dày.
  • Xử trí bằng cách cho uống sữa, hoặc muối kiềm carbonat hoặc than hoạt tính. Không nên gây nôn hoặc rửa dạ  dày.
  • Bổ sung kẽm liều cao dài ngày hoặc sử dụng dung dịch thẩm tách máu có nhiễm kẽm gây thiếu đồng, dẫn đến thiếu máu nguyên bào sắt, giảm bạch cầu trung tính. Làm giảm hàm lượng kẽm trong máu bằng cách sử dụng chất tạo phức natri calci edetat.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Zinc

  • Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc  Zinc đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản thuốc Zinc

Điều kiện bảo quản

  • Nơi khô ráo,thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

Thời gian bảo quản

  • 36 tháng kể từ ngày sản xuất

Thông tin mua thuốc Zinc

Nơi bán thuốc Zinc

Nên tìm mua Zinc Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Hình ảnh tham khảo

Zinc
Zinc

Nguồn tham khảo

Drugbank

Tham khảo thêm thông tin về thuốc Zinc

Dược lực học

  • Kẽm là khoáng chất thiết yếu tìm thấy trong hầu hết các tế bào. Có thể người chứa khoảng 2 – 3 g kẽm, có trong xương, răng, tóc, da, gan, cơ bắp, bạch cầu và tinh hoàn. Kẽm kích thích hoạt động của rất nhiều enzym là những chất xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Kẽm cần thiết cho một hệ thống miễn dịch lành mạnh, có khả năng chống nhiễm trùng và phòng ngừa cảm cúm. Kẽm giúp làm mau lành các vết thương, kích thích sự phát triển của các tế bào mới, phục hồi các tế bào đã bị các gốc tự do làm tổn thương. Kẽm cũng cần thiết cho sự tổng hợp DNA, kích thích sự chuyển hóa của vitamin A, kích thích sự hoạt động của thị giác và của hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, kẽm còn hỗ trợ cho việc tăng trưởng và phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ, suốt thời kỳ thơ ấu và thiếu niên. Tiêu chảy kéo dài làm mất đi một lượng kẽm đáng kể. Việc giảm kẽm trong cơ thể làm chậm quá trình tái tạo và phục hồi về cấu tạo và chức năng tế bào niêm mạc ruột dẫn đến kéo dài thời gian tiêu chảy. Vì vậy việc bổ sung kẽm có khả năng làm giảm tiêu chảy ở người tiêu chảy kéo dài

Dược động học

  • Kẽm hấp thu qua đường tiêu hóa không hoàn toàn, sinh khả dụng đường uống khoảng từ 20 – 30%. Kẽm được phân bố trên toàn cơ thể, với nồng độ cao nhất được tìm thấy ở: cơ, xương, da, mắt và dịch tiền liệt tuyến. Thuốc được thải trừ chủ yếu qua đường phân, một lượng nhỏ được thải qua nước tiểu và mồ hôi.

Tương tác thuốc

  • Tetracyclin, ciprofloxacin, các chế phẩm có chứa sắt, đồng làm giảm hấp thu kẽm.

Từ khóa » Cách Dùng Thuốc Zinc