Thương Con, đừng Tin... "mẹo"

Khá ngạc nhiên bởi nom các ăn mặc chứng tỏ hoàn cảnh kinh tế không đến nỗi khó khăn mà sao thờ ơ với sức khỏe của bé như vậy, bác sĩ hỏi thẳng, cô gái mới xấu hổ thổ lộ: lần đầu có con, mặc dù là người thành phố nhưng mẹ cô vẫn còn mang nặng tư tưởng phong kiến, cổ hủ… truyền cho cô nhiều kinh nghiệm rất ư là “thôn quê, dân dã”, hay còn gọi nôm na là “chữa mẹo”. Tất nhiên có một số mẹo thu được kết quả khá là khả quan, như khi cô mang bầu, bà bắt cô về quê bên chồng ở miền Tây sông nước, tìm một nhà hàng xóm có trồng cây lựu đang ra trái chín, đêm mò sang hái trộm rồi ăn hết để sinh con ra có cái lúm đồng tiền ở má. Trời xui đất khiến, con bé sinh ra có cái lúm đồng tiền xinh tệ, mẹ cô thích lắm. Rồi bà sợ cháu ngủ mà hay giật mình, bà treo một quả bầu khô ở đầu giường... Quả bầu ở miền núi còn dễ tìm chứ ở thành phố thì hơi khó, vậy mà bà cũng tất tả ngược xuôi tìm cho bằng được. Cháu bé ngủ ngoan thật, mẹ cô càng lấy làm đắc ý với bí quyết của mình.

Rồi cháu mắc phải cái tật, bú thì hay trớ và ộc sữa làm cô nhiều phen hết hồn. Bà bắt cô phải chú ý giữ gìn như sau: khi bé khóc đòi bú, cô không được ngồi trên giường cho bú ngay mà nhất thiết phải bước xuống đất rồi mới bế lên cho con bú, hoặc ngồi trên gường hai chân chạm xuống đất rồi mới cho bú… Bà nói rằng có như vậy thì cháu ít bị trớ và nôn ọe. Tất nhiên, cháu cũng không hết trớ. Thế là bà mày mò hỏi han bạn bè thêm mẹo mới… Bà đi tìm đọt tre, phần lá non nhọn hoắt ở đầu túm lá tre, đun nước cho cháu uống. Theo dân gian thì con trai 7 đọt, con gái 9 đọt… Bà lấy đúng 9 đọt, đun sôi để nguội mớm cho cháu uống dần cả ngày. Áp dụng hẳn một tuần nhưng cháu vẫn không hết trớ. Bà áp dụng “tuyệt chiêu cuối cùng”: tìm bắt vài con gián đất màu xám, nhỏ như hạt đậu bóp nát xát vào vùng rốn và bụng, cháu… Đến mức này thì cả hai vợ chồng hết chịu nổi đành mang con đi bác sĩ…

Nghe cô gái ngượng ngùng kể, bác sĩ cứ ôm bụng lăn ra cười… Thực tế, nôn trớ là biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng nếu bé bị nôn trớ liên tục như vậy thì giải pháp tốt nhất là nên đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám trực tiếp mới có thể biết được chính xác tình trạng sức khỏe của bé. Bằng câu chuyện này, muốn gửi gắm đến các bà mẹ trẻ lời nhắc nhở rằng: dù kinh nghiệm dân gian có khá nhiều và phong phú, đa dạng trong cuộc sống, là sự tích lũy truyền lại qua bao đời nhưng cần nhìn nhận mọi điều trên phương diện khoa học và có cơ sở. Đừng để bản thân phải hối tiếc bởi sức khỏe và sinh mạng của trẻ không thể phụ thuộc vào những mẹo nhỏ.

Nguyễn Tùng

Cảnh giác với thuốc gây mụn trứng cá Cảnh giác với thuốc gây mụn trứng cá“Yêu” hàng ngày có tăng khả năng thụ thai? “Yêu” hàng ngày có tăng khả năng thụ thai?8 thực phẩm “vàng” cho tiêu hóa 8 thực phẩm “vàng” cho tiêu hóa

Từ khóa » Con Gián đất Chữa đầy Bụng