Thương Hàn | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Thương hàn là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Salmonella typhi có thể dẫn đến sốt cao, tiêu chảy và nôn mửa, có thể gây tử vong.
Bệnh thường lây qua thức ăn và nước uống bị ô nhiễm và phổ biến hơn ở những nơi ít rửa tay. Nguồn lây có thể là những người lành mang trùng mạn tính.
Hàng năm tại Hoa Kỳ, có khoảng 5.700 ca bệnh và 75% các ca này bị nhiễm bệnh trong thời gian đi du lịch quốc tế. Trên toàn cầu, có khoảng 21,5 triệu người mắc bệnh thương hàn mỗi năm.
Nếu bệnh được phát hiện sớm, điều trị có thể hiệu quả nhờ thuốc kháng sinh; nếu không được điều trị, có thể dẫn tới tử vong.
Những điều cần biết về Thương hàn:
- Thương hàn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, phổ biến ở các nước có thu nhập thấp.
- Nếu không được điều trị thì khoảng 25% trường hợp tử vong.
- Các triệu chứng bao gồm sốt cao và các vấn đề về đường tiêu hóa.
- Một số người mang vi khuẩn mà không có triệu chứng.
- Phương pháp điều trị duy nhất cho bệnh thương hàn là dùng thuốc kháng sinh.
1. Khái niệm:
Thương hàn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Salmonella typhimurium (S. typhi) gây ra. Vi khuẩn này sống trong đường ruột và máu của người. Bệnh lây lan giữa người và người thông qua tiếp xúc trực tiếp với phân của người bị bệnh. Con người là vật chủ duy nhất của vi khuẩn Salmonella.
Nếu không được điều trị, khoảng 1/5 trường hợp mắc bệnh thương hàn có thể gây tử vong. Còn được điều trị thì trong số 100 trường hợp sẽ có dưới 4 ca tử vong.
S. typhi xâm nhập qua miệng, sau khi trải qua 1 – 3 tuần trong đường ruột, vi khuẩn xuyên qua thành ruột và vào máu. Từ máu, nó lây lan sang các mô và cơ quan khác. S. typhi có thể sống trong tế bào của vật chủ, do đó nó an toàn trước hệ thống miễn dịch.
Bệnh thương hàn được chẩn đoán bằng cách phát hiện sự hiện diện của S. typhi qua mẫu máu, phân, nước tiểu hoặc tủy xương.
2. Nguyên nhân:
Bệnh thương hàn do vi khuẩn S. typhi gây ra và lây lan qua thức ăn, đồ uống, nước uống bị nhiễm phân.
Một số trường hợp là người lành mang trùng mãn tính nghĩa là họ không có triệu chứng, không bị ảnh hưởng nặng nề mặc dù họ có nhiễm vi khuẩn. Những người khác tiếp tục mang vi trùng mặc dù đã được điều trị hết triệu chứng. Đôi khi, bệnh có thể xuất hiện trở lại.
Những người lành mang trùng không được phép làm việc với trẻ em hoặc người lớn tuổi cho đến khi các xét nghiệm cho thấy vi khuẩn không còn.
3. Triệu chứng:
Các triệu chứng thường bắt đầu từ 6 đến 30 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn.
Hai triệu chứng chính của bệnh thương hàn là sốt và hồng ban. Sốt thương hàn đặc biệt cao, tăng dần từng ngày lên đến 104 độ F, hoặc 39 đến 40 độ C. Hồng ban (không biểu hiện ở tất cả bệnh nhân) là các đốm màu hồng, đặc biệt là ở cổ và bụng.
Các triệu chứng khác có thể gặp: cảm giác yếu, đau bụng, táo bón, đau đầu.
Các triệu chứng hiếm gặp như lú lẫn, tiêu chảy và nôn mửa, thường không nghiêm trọng.
Những trường hợp nặng không được điều trị có thể bị thủng ruột, dẫn đến viêm phúc mạc, nhiễm trùng màng bụng, đã được báo cáo là gây tử vong từ 5 đến 62 phần trăm.
Một bệnh nhiễm trùng khác, phó thương hàn, do Salmonella enterica gây ra. Triệu chứng tương tự như bệnh thương hàn nhưng khả năng gây tử vong ít hơn.
4. Điều trị:
Phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất đối với bệnh thương hàn là dùng thuốc kháng sinh: ciprofloxacin (cho phụ nữ không mang thai) và ceftriaxone.
Ngoài kháng sinh, điều quan trọng là phải bù đủ nước.
Trong trường hợp nặng biến chứng thủng ruột, có thể phải phẫu thuật.
Kháng kháng sinh: cũng như một số bệnh nhiễm khuẩn khác, hiện nay việc S. typhi kháng thuốc kháng sinh ngày càng tăng đang là điều quan tâm. Việc này ảnh hưởng đến sự lựa chọn các loại thuốc có sẵn để điều trị thương hàn. Trong những năm gần đây, bệnh thương hàn đã kháng với trimethoprim-sulfamethoxazole và ampicillin.
Ciprofloxacin - một trong những loại thuốc thiết yếu cho bệnh thương hàn cũng đang gặp khó khăn tương tự. Một số nghiên cứu tại Mỹ cho thấy tỷ lệ kháng Salmonella typhimurium là khoảng 35%.
5. Dự phòng:
Số ca bệnh thương hàn tập trung ở các quốc gia có khả năng tiếp cận nước sạch thấp.
Vaccine
Trước khi đi du lịch đến vùng nguy cơ cao, nên dự phòng bệnh thương hàn bằng cách:
- Uống: vaccine sống, giảm độc lực. Gồm: 4 viên, một viên được uống cách 2 ngày/lần, viên cuối cùng uống 1 tuần trước khi đi du lịch.
- Tiêm: vaccine bất hoạt, được tiêm 2 tuần trước khi đi du lịch.
Vaccine không có hiệu quả 100% nên vẫn cần cẩn trọng khi ăn uống.
Không nên sử dụng vaccine nếu đang bị bệnh hoặc trẻ dưới 6 tuổi. Người nhiễm HIV không nên dùng vaccine sống.
Vaccine có thể có tác dụng phụ. Cứ 100 người thì có một người bị sốt. Sau khi uống vaccine, có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa, buồn nôn và nhức đầu. Tuy nhiên, các tác dụng phụ nghiêm trọng hiếm khi xảy ra.
Có hai loại vaccine thương hàn, nhưng vẫn cần một loại hiệu quả hơn. Vaccine sống là loại tốt nhất trong hai loại. Sau 3 năm, hiệu quả bảo vệ là 73%, tuy nhiên lại có nhiều tác dụng phụ hơn.
Các loại vắc-xin hiện nay không phải lúc nào cũng hiệu quả và bệnh thương hàn rất phổ biến ở các nước nghèo hơn. Do đó, cần có nhiều nghiên cứu để tìm ra những biện pháp tốt hơn để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Loại bỏ bệnh thương hàn
Ngay cả khi đã hết các triệu chứng thương hàn, cơ thể vẫn có khả năng mang vi khuẩn. Do đó gây khó khăn cho việc dập tắt bệnh, vì những người mang mầm bệnh đã hết các triệu chứng có thể ít cẩn thận hơn khi rửa thực phẩm hoặc tiếp xúc với người khác. Những người đi du lịch Châu Phi, Nam Mỹ và Châu Á, và đặc biệt là Ấn Độ nên cẩn trọng.
Phòng bệnh
Một số quy tắc chung cần tuân thủ khi đi du lịch để giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh thương hàn:
- Uống nước đóng chai, tốt nhất là có ga.
- Nếu không có nước đóng chai, hãy đảm bảo nước được đun sôi lăn tăn ít nhất một phút trước khi sử dụng.
- Cảnh giác khi ăn bất cứ thứ gì mà người khác sơ chế.
- Tránh ăn thức ăn đường phố và chỉ ăn thức ăn còn nóng.
- Không uống thức uống có đá.
- Tránh ăn trái cây và rau sống, tự gọt trái cây và không ăn cả vỏ.
Xem thêm: Bệnh uốn ván
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Chẩn đoán Vi Khuẩn Thương Hàn
-
BỆNH THƯƠNG HÀN - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Sốt Thương Hàn - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Thương Hàn: Chẩn đoán Và điều Trị Nội Khoa - Dieutri.Vn
-
Bệnh Thương Hàn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Thương Hàn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Đặc điểm Vi Khuẩn Thương Hàn - Vinmec
-
Bệnh Thương Hàn - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Thông Tin Về Bệnh Thương Hàn - King County
-
BỆNH THƯƠNG HÀN - Health Việt Nam
-
Bệnh Thương Hàn: Chẩn đoán, điều Trị Và Phương Pháp Dự Phòng
-
Salmonella Widal - Xét Nghiệm Tìm Kháng Thể Kháng Thương Hàn
-
Thương Hàn Và Phó Thương Hàn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn ...
-
Thương Hàn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vắc Xin Phòng Bệnh Thương Hàn