Thương Mại Là Gì? Đặc điểm Và Vai Trò Của Hoạt động Thương Mại

Thương mại là hoạt động diễn ra thường xuyên trong đời sống, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, từ đó làm cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch cũng như chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia. Vậy thương mại là gì? Có vai trò như thế nào trong đời sống kinh tế - xã hội? Mục lục bài viết

  • 1. Thương mại là gì?
  • 1.1. Thương mại quốc tế là gì
  • 1.2. Thương mại điện tử là gì?
  • 2. Đặc điểm của hoạt động thương mại
  • 2.1. Mục đích hoạt động thương mại
  • 2.2. Nội dung chính của hoạt động thương mại
  • 2.3. Phạm vi của hoạt động thương mại
  • 3. Vai trò của thương mại là gì?
  • 4. Thương mại dịch vụ là gì?
  • 5. Quan hệ thương mại là gì?
  • 6. Thương mại hàng hóa là gì?
Xem thêm

1. Thương mại là gì?

Thương mại trong tiếng Anh là Trade hoặc có thể là Commerce

Xét theo lĩnh vực kinh tế thì thương mại là 01 phạm trù kinh tế đồng thời là 01 lĩnh vực hoạt động của con người thực hiện nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Hoạt động thương mại có liên quan đến dịch vụ, hàng hóa và xúc tiến thương mại.

Xét theo phương diện pháp lý, khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 thì hoạt động thương mại thương mại được lý giải là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Thương mại có vai trò thúc đẩy nền kinh tế sản xuất phát triển. Thông qua hoạt động thương mại, nhu cầu tiêu dùng của con người được đáp ứng, trở nên phong phú hơn và còn được định hướng ra ngoài phạm vi lãnh thổ mỗi quốc gia.

Có thể hiểu thương mại là một ngành kih tế độc lập, bao gồm toàn bộ những hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể với nhau trên thị trường. Trong hoạt động này có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau và cùng thực hiện các hành vi thương mại như mua bán, cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến thương mại. Hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi.

thuong mai la gi

1.1. Thương mại quốc tế là gì

Theo nội dung trên, có thể thấy hoạt động thương mại là hoạt động nhằm sinh lợi, gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động sinh lợi khác. Căn cứ theo nghĩa đó, có thể hiểu thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài, vượt ra khỏi biên giới quốc gia, bao gồm:

- Hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các nước

- Hoạt động đầu tư quốc tế, xúc tiến thương mại quốc tế

- Các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Khi nói về thương mại quốc tế trước đây thường phân thành 02 luồng hàng hóa là xuất khẩu và nhập khẩu. Hiện nay, thương mại quốc tế được tiếp cận với 02 loại hình đó là:

- Thương mại quốc tế về hàng hóa

- Thương mại quốc tế về dịch vụ.

1.2. Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử (eCommerce) chỉ việc mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ trên các hệ thống điện tử

Theo WHO:

Thương mại điện tử (hay thương mại trực tuyến) bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet

Hiện nay, việc mua bán hàng hóa thông qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… là các ví dụ điển hình về thương mại điện tử.

Các hoạt động thương mại điện tử chủ yếu bao gồm: Mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ trực tuyến; thanh toán online; chăm sóc, hỗ trợ khách hàng onlineặc đ

Việc mua sắm trực tuyến phát triển và thay đổi hàng ngày. Hiện nay có 03 cách để tiến hành thương mại điện tử trong hiện tại:

- Thương mại di động (M-Commerce)

- Thương mại điện tử doanh nghiệp

- Thương mại điện tử trên mạng xã hội

thuong mai la gi

2. Đặc điểm của hoạt động thương mại

Thương mại tham gia vào nhiều mặt của đời sống và được sinh ra khi nhu cầu trao đổi, mua bán có sự chênh lệch về giá trị. Các chủ thể khi tham gia hoạt động hàng hóa đều hướng đến mục đích là tạo ra được lợi nhuận kinh tế. Do đó, hoạt động thương mại sẽ có những đặc điểm dưới đây:

Chủ thể tham gia hoạt động thương mại được gọi chung là thương nhân. Trong 01 quan hệ thương mại phải có ít nhất 01 bên chủ thể là thương nhân thực hiện các hoạt động thương mại mang tính nghề nghiệp.

Căn cứ Luật Thương mại 2005, thương nhân là các tổ chức kinh tế được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, các cá nhân có hoạt động thương mại độc lập, diễn ra thường xuyên và đã đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

2.1. Mục đích hoạt động thương mại

Bất cứ chủ thể nào khi tham gia vào hoạt động thương mại đều nhằm mục đích quan trọng nhất chính là tạo ra được lợi ích kinh tế.

Thông qua quá trình thương mại, các chủ thể sẽ đáp ứng nhu cầu của nhau, bên cung sẽ cung cấp hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu của bên có nhu cầu, đổi lại bên cầu sẽ trả cho bên cung khoản tiền tương ứng với hàng hóa, dịch vụ đó.

2.2. Nội dung chính của hoạt động thương mại

Trong hoạt động thương mại có 2 nội dung chính là:

+ Mua, bán hàng hóa

+ Cung ứng dịch vụ.

Ngoài ra, các hoạt động diễn ra dù bằng các hình thức khác nhau nhưng cùng mục đích thu lợi nhuận thì đều được xác định là hoạt động thương mại.

2.3. Phạm vi của hoạt động thương mại

Các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại được kinh doanh tất cả các dịch vụ, hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với tất cả các lĩnh vực đăng ký kinh doanh.

Bên cạnh đó, hoạt động thương mại không bị hạn chế trong lãnh thổ Việt Nam mà còn có thể thực hiện trên phạm vi quốc tế.

3. Vai trò của thương mại là gì?

thuong mai la gi

Thương mại là hoạt động diễn ra thường xuyên trong đời sống thực tế. Thương mại gắn bó chặt chẽ với hoạt động trao đổi, mua bán của con người. Hoạt động thương mại có các vai trò như sau:

Thứ nhất là vai trò điều tiết sản xuất vì các hoạt động sản xuất hàng hóa, các sản phẩm đều phải đem ra trao đổi trên thị trường.

Thứ hai, khi ngành thương mại phát triển sẽ giúp cho sự trao đổi mở rộng hơn thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa.

Thứ ba, hoạt động thương mại đóng vai trò hướng dẫn tiêu dùng vì thông qua hoạt động thương mại có thể tạo ra tập quán tiêu dùng mới trên thị trường.

Ngoài ra, thương mại còn kích thích phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa và đổi mới chất lượng cũng như số lượng lao động, đồng thời phát triển tư duy kinh doanh, thể hiện đáp ứng sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm như máy móc thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng…

Thông qua các hợp đồng thương mại (bán buôn, bán lẻ) được ký kết với cơ sở sản xuất kinh doanh của các ngành khác, thúc đẩy sản phẩm lưu thông trên thị trường. Nhờ đó mối quan hệ giữa ngành thương mại và các ngành khác ngày càng chặt chẽ hơn cùng thúc đẩy nhau phát triển.

Thương mại còn là cầu nối giữa sản xuất - tiêu dùng và là trung gian phân phối nguồn lực tài chính để tham gia kinh doanh, thực hiện lưu thông và luân chuyển hàng hóa trên thị trường, giúp sản xuất tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi.

Thương mại là cầu nối giữa sản xuất - tiêu dùng, giữa các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm nguyên vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng… Thương mại cung ứng các tư liệu sản xuất cần thiết và tạo điều kiện cho sản xuất được diễn ra một cách thuận lợi. Thương mại mở đường cho tiêu thụ sản phẩm của ngành sản xuất và thúc đẩy công nghiệp phát triển.

Bên cạnh đó, thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, trực tiếp mở rộng các hoạt động nhập khẩu - xuất khẩu tại chỗ, thiết lập - mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới, góp phần tích lũy vốn, nhất là vốn ngoại tệ và đổi mới công nghệ.

Có thể thấy, thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế cả phạm vi trong nước lẫn phạm vi quốc tế, tạo điều kiện cho thương mại địa phương thâm nhập được thị trường các nước trên thế giới.

4. Thương mại dịch vụ là gì?

Trong Tiếng Anh thương mại dịch vụ là Trade in Services, là hoạt động thương mại diễn ra giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Đây là quá trình liên hoàn gồm nhiều khâu có liên quan mật thiết với nhau.

Có thể hiểu như sau:

Thương mại là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ,… giữa hai hay nhiều chủ thể và các chủ thể có thể nhận lại một giá trị nào đó , có thể là:

- Bằng tiền thông qua giá cả

- Bằng hàng hóa, dịch vụ khác

Người bán là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ… cho người mua; người mua phải trả cho người bán 01 giá trị tương đương nào đó có thể là bằng tiền hoặc bằng hàng hóa, dịch vụ khác.

Dịch vụ là hoạt động lao động của con người. Dịch vụ không tồn tại dưới dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu để thỏa mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.

Thực tế thì đối tượng của thương mại dịch vụ là dịch vụ (sản phẩm vô hình) nên việc định nghĩa về thương mại dịch vụ thường không đồng nhất.

Ngoài ra, công ty thương mại dịch vụ là công ty chuyên về các loại hình dịch vụ du lịch, vận tải, văn hóa, thể thao… gồm công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần.

5. Quan hệ thương mại là gì?

thuong mai la gi

Quan hệ thương mại trong tiếng Anh được gọi là Trade relations hoặc có thể là trading ties, commercial relations.

Quan hệ thương mại là tổng thể các mối quan hệ lẫn nhau về kinh tế, tổ chức, luật pháp phát sinh giữa các doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ.

Theo nghĩa rộng hơn thì quan hệ kinh tế trong thương mại là hệ thống các quan hệ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp về sự vận động của hàng hóa, dịch vụ trong điều kiện kinh tế – xã hội nhất định.

Hệ thống các quan hệ thương mại trong nền kinh tế quốc dân chính là toàn bộ các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa các doanh nghiệp với nhau trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ.

Căn cứ vào Luật Thương mại năm 2005, quan hệ thương mại chỉ phát sinh trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và đó là tổng thể quan hệ phát sinh trong toàn bộ hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích lợi nhuận.

Các quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài là những quan hệ phát sinh trong hoạt động thương mại mà 01 bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài hoặc tài sản là đối tượng của quan hệ thương mại đang ở nước ngoài…

6. Thương mại hàng hóa là gì?

Các nội dung trên đã giải đáp cho câu hỏi thương mại là gì? Vậy còn thương mại hàng hóa thì sao? Thương mại hàng hóa là hoạt động của các chủ thể trên thị trường, có sự tham gia của bên bán và bên mua.

Việc mua bán, trao đổi hàng hoá dẫn đến sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua. Người mua được hưởng lợi trực tiếp từ việc khai thác các quyền năng sở hữu đối với hàng hoá.

Thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ có sự giống nhau và khác nhau như sau:

Giống nhau: Điều để chỉ sự mua bán, trao đổi giữa hai chủ thể đối với một đối tượng nào đó, đồng thời phải tuân thủ theo các luật lệ đã đặt ra.

Thương mại hàng hóa

Thương mại dịch vụ

- Đối tượng: Hàng hóa, là sản phẩm hữu hình.

- Vai trò: Không có vai trò trung gian như dịch vụ

Sản phẩm là vật vô tri vô giác, đi qua biên giới có bị kiểm soát nhưng không phức tạp như kiểm soát trong thương mại dịch vụ.

Đối tượng: Dịch vụ là sản phẩm vô hình.

- Vai trò trung gian đối với sản xuất và thương mại hàng hóa nên phát triển thương mại dịch vụ có ảnh hưởng gián tiếp đến tất cả các ngành của nền kinh tế.

Thương mại dịch vụ khi lưu hông qua biên giới chịu tác động bởi tâm lý, tập quán, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ và cá tính của người cung cấp lẫn người tiêu dùng.

Trên đây là các thông tin giải đáp cho thương mại là gì? Nếu bạn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Từ khóa » đặc điểm Nội Thương Là Gì