Thương Mại Quốc Tế (P3: Hàng Rào Phi Thuế Quan) | Chiến Lược Sống
Có thể bạn quan tâm
Entry trước trình bày tới một trong những chính sách cốt lõi trong buôn bán với nước ngoài là bảo vệ các ngành non trẻ trong nước trước các đối thủ từ nước khác và mở rộng thị trường quốc tế cho DN trong nước bán vào.
Một trong những hàng rào phổ biến là hàng rào thuế quan, trong đó chính phủ áp các mức thuế khác nhau lên các mặt hàng nhập khẩu. Chỉ cần nhìn vào biểu thuế nhập khẩu của một nước ta sẽ biết được chính sách bảo hộ của nước đó.
Đối với Việt Nam ta có bảng bình quân ở dưới:
Nhìn bảng này ta sẽ thấy ngay là chúng ta đang ưu tiên bảo hộ hàng nông sản. Mức thuế nhập khẩu hàng nông sản từ 23,5% xuống còn 21% cuối lộ trình là mức giảm không đáng kể. Trong khi đó thì công nghiệp bản thân hiện tại đã thấp, sau lộ trình thì còn thấp hơn.
Bảng dưới là biểu thuế đối với lĩnh vực ô tô:
Biểu thuế cho ta mấy kết luận:
– Thuế phụ tùng ô tô thấp hơn tới 80% so với thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Mục đích là chính phủ muốn phát triển ngành sx ô tô trong nước.
– Xe tải < 5 tấn có mức thuế 100% (cao nhất) là vì trong nước hiện đã có thể sx được.
– Theo lộ trình cắt giảm thì thuế ô tô sẽ giảm xuống tới gần 1 nửa.
Tương tự đối với các lĩnh vực khác khi gia nhập WTO mỗi loại hàng hóa đều có lộ trình cắt giảm thuế riêng tùy thuộc vào năng lực đàm phán của đoàn đàm phán gia nhập WTO của VN với các nước đại diện trong WTO.
Các hàng rào phi thuế quan khác bao gồm:
1. Hạn ngạch:
Khi chính phủ bảo hộ một ngành hàng nào đó chính phủ sẽ đưa ra mức nhập khẩu tối đa và phân cho các nhà nhập khẩu theo hình thức cấp phép. Hạn ngạch này khác với thuế quan hạn ngạch vì đối với thuế quan hạn ngạch thì vượt hạn ngạch sẽ phải đóng thuế cao nhưng vẫn được nhập còn cái này là cấm.
Hiệu ứng của hạn ngạch là : giá nội địa của hàng hóa đó tăng lên, nhu cầu của HH đó giảm xuống, sản lượng sx trong nước tăng lên. Nhược điểm là dễ phát sinh tiêu cực trong cấp phép và khiến cho ngành được bảo hộ sx không hiệu quả, lãng phí nguồn lực quốc gia.
Gần đây nhất ta thấy nổi lên là vụ án Mai Văn Dâu (nguyên thứ trưởng bộ thương mại) liên quan tới mua bán hạn ngạch dệt may.
Pháp bảo vệ ngành phim ảnh bằng cách giới hạn số lượng các chương trình nước ngoài phát trên tivi.
Khi gia nhập WTO các nước bắt buộc phải bãi bỏ hạn ngạch vì vậy nếu như báo chí có nhắc tới hạn ngạch hiện nay thì là nói tới Hạn ngạch thuế quan.
2. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Hai quốc gia ngồi lại với nhau đàm phán bảo là anh giảm xuất khẩu mặt hàng A vào nước tôi nếu không tôi sẽ áp dụng biện pháp trả đũa; hoặc tôi đổi lại một lợi ích nào đó.
Để làm được điều này thì hai nước phải là bạn hàng lớn của nhau thì khi đàm phán giảm nó mới ảnh hưởng đáng kể. Vì vậy ta sẽ thấy hình thức này chỉ có ở các nước lớn đặc biệt là trong ngành sản xuất ô tô giữa Mỹ và Nhật, EU.
3. Trợ cấp xuất khẩu
Biện pháp của chính phủ tác động tới xuất khẩu như hoãn, giảm thuế, ưu đãi vốn, bảo lãnh các khoản vay… cho các doanh nghiệp sx hàng xuất khẩu
4. Hàng rào kỹ thuật (Tiêu chuẩn kỹ thuật)
Hàng hóa muốn nhập khẩu vào nước tôi phải đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, …Ví dụ như với EU thì là tiêu chuẩn CE; hàng hóa nào nhập vào châu âu cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn này.
Nhật bản lập luận rằng tuyết ở Nhật bản rất đặc biệt nên đòi hỏi các ván trượt tuyết phải sản xuất ở Nhật bản để từ chối các ván trượt từ Mỹ.
Về hình thức thì là để bảo vệ người tiêu dùng trong nước nhưng thực tế là để bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước tương ứng.
5. Các công cụ phi thuế quan khác:
Biện pháp ngoại hối như tăng giảm tỷ giá giữa đồng nội địa và đồng tiền trao đổi. Ví dụ như nếu như Việt Nam giảm giá tiền đồng xuống còn 25.000đ/usd thì đương nhiêu là nhà xuất khẩu sẽ được hưởng thêm 4000 đ trên mỗi đô la mỹ thu về so với hiện nay vì vậy mà sẽ kích thích xuất khẩu; còn nhập khẩu thì ngược lại. Các nước yêu cầu Trung quốc tăng giá nhân dân tệ cũng là vì lý do này.
Ngoài ra còn nhiều các biện pháp khác như vụ bò điên của Mỹ khi EU cấm nhập khẩu bò từ Mỹ,…
6.Biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại:
Là các quy định liên quan tới việc doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước sở tại. Ví dụ như các doanh nghiệp FDI phải có tỷ lệ nội địa hóa bao nhiêu %,…Tuy nhiên hiện nay khi VN gia nhập WTO thì hàng hóa do DN trong nước sx hay DN FDI sx đều được đối xử bình đẳng.
Tổng quan thì trên thế giới có hai xu hướng chính:
1. Xu hướng Thương mại tự do với mong muốn giảm thiểu các rào cản vì lợi ích rất rõ ràng, nó sẽ giúp cho các nguồn lực có hạn của thế giới được sử dụng hiệu quả hơn.
2.Xu hướng bảo hộ thương mại với mong muốn bảo hộ sản xuất trong nước do nguyên nhân là khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước yếu.
Thực tế là không có nước nào cực đoan theo một hướng nhất định mà tùy vào từng chiến lược cụ thể.
Tại sao các nước kêu gọi Trung quốc đưa đồng nhân dân tệ về giá trị thực.Trung quốc đang giữ cho đồng nhân dân tệ ở mức giá trị thấp hơn thực tế.
Tỷ giá 30/9/2014:
Một đô la mỹ (USD) = 6,15 nhân dân tệ (CNY)
Một nhân dân tệ (CNY)= 0,1627 đô la Mỹ (USD)
Trung quốc đang giữ đồng tiền yếu hơn thực tế có nghĩa là một đô la mỹ đổi được ít hơn nhân dân tệ so với hiện tại; có nghĩa là 1 usd < 6,15 tệ; giả sử con số đúng phải là 1 USD = 5 CNY
Một nhà xuất khẩu cứ mỗi USD thu về sẽ có thêm 1,15 CNY; mỗi nhà nhập khẩu sẽ bị thiệt 1,15 CNY trên mỗi USD. Nhà xuất khẩu có thể lấy đó làm lãi hoặc là trừ vào giá bán nhờ vậy có giá rẻ hơn so với nước sở tại. Nhà nhập khẩu có thể trừ vào lợi nhuận của mình hoặc cộng vào giá bán, điều này khiến nó kém cạnh tranh hơn so với các sản phẩm sản xuất trong nước.
Chính sách này tạo rào cản với các hàng hóa nhập khẩu. Hàng hóa xuất khẩu không tự nhiên mà có vì vậy nó kích thích sản xuất trong nước bao gồm cả việc các tập đoàn xuyên quốc gia chuyển nhà máy tới trung quốc. Hệ lụy kéo theo là tăng tỷ lệ thất nghiệp ở các nước khác vì sản xuất bị chuyển ra khỏi đất nước của họ hoặc sx các nước bị lụi tàn vì không thể cạnh tranh được với hàng trung quốc.
Việt Nam có một thời kỳ giữ tỷ giá mạnh hơn thực tế, ví dụ 1 USD không phải đổi được 21.000 đ mà phải là 23.000 đ. Điều này có tác dụng ngược lại, nó không kích thích xuất khẩu vì cứ mỗi USD thu về nhà xuất khẩu bị thiệt mất 2000 đồng. Nó lại kích thích nhập khẩu nhưng nhà nhập khẩu không thể mua USD với giá 21000 đ mà phải xấp xỉ 23000 đồng ở thị trường chợ đen. Ai được lợi? Ngân hàng vì ngân hàng mua đúng bằng giá niêm yết nhưng bán bằng giá chợ đen.
Ví dụ về các hàng rào phi thuế quan:
Bài viết liên quan
- Thương mại quốc tế (P4: Sự di chuyển của các nguồn lực thế giới)
- Thương mại quốc tế (P2: Thuế quan)
- Thương mại quốc tế (P1:Các học thuyết về thương mại quốc tế)
- Tỷ giá hối đoái (P4 của KTVM)
- Nhãn hàng hóa bắt buộc phải có nội dung gì?
- Made in Vietnam hiểu thế nào cho đúng
- Lý do Việt Nam chưa có nền kinh tế thị trường
- Marketing: Thế nào là bán phá giá ?
Comments
comments
Từ khóa » Hàng Rào Phi Thuế Quan Bao Gồm
-
Phân Tích Về Thuế Quan Và Các Hạn Chế định Lượng; Xóa Bỏ Thuế Quan
-
Hàng Rào Phi Thuế Quan Là Gì? Tác động Của Các ... - Luật Minh Khuê
-
Hàng Rào Phi Thuế Quan Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Bước đầu Tìm Hiểu Hàng Rào Phi Thuế Quan Là Gì
-
TTWTO VCCI - (Thông Tin Thị Trường) EU - Biện Pháp Phi Thuế Quan
-
Chủ động đối Phó Hàng Rào Phi Thuế Quan Trong Giao Dịch Quốc Tế
-
Rào Cản Phi Thuế Quan đối Với Xuất Khẩu Hàng Hóa Của Việt Nam
-
Sự Khác Biệt Giữa Hàng Rào Thuế Quan Và Phi Thuế Quan
-
EU: Những Cơ Hội Và Thách Thức Từ Hàng Rào Phi Thuế Quan - Chi Tiết Tin
-
Các Biện Pháp Phi Thuế Trong Thương Mại Thế Giới Và Khu Vực ...
-
Phân Tích Một Số Khái Luận Về Biện Pháp Phi Thuế Quan - Trang Chủ
-
Hàng Rào Phi Thuế Quan- Thách Thức Cho Doanh Nghiệp Tại Thị Trường ...
-
Phân Loại Rào Cản Phi Thuế Quan (NTMs) Theo UNCTAD
-
Rào Cản Thương Mại Là Gì? Các Hình Thức Phổ Biến Và Tác động