Thương Nhĩ Tử: Vị Thuốc Chữa Bệnh Viêm Xoang - YouMed
Nội dung bài viết
- Thương nhĩ tử là gì?
- Tác dụng của Thương nhĩ tử là gì?
- Cách dùng Thương nhĩ tử như thế nào?
- Lưu ý gì khi dùng Thương nhĩ tử?
- Một số bài thuốc có Thương nhĩ tử
Thương nhĩ tử còn có tên thường gọi khác là Ké đầu ngựa. Trong Đông Y, Thương nhĩ tử được dùng với tác dụng điều trị các bệnh đau đầu, chảy nước mũi, viêm mũi, đau nhức xương khớp. Đặc biệt, vị thuốc này được dùng phổ biến để điều trị viêm xoang. Bài viết này trình bày cụ thể về Thương nhĩ tử và công dụng của nó.
Thương nhĩ tử là gì?
Thương nhĩ tử còn có tên gọi khác là Ké đầu ngựa, Phắt ma, Thương nhĩ, Mác nháng (Tày). Tên khoa học là Xanthium strumarium L. Thuộc họ Cúc (Asteraceae)
Phân bố
Cây Thương nhĩ thử hay ké đầu ngựa là một cây nhỏ, cao độ 2m, thân có khía răng. Lá cây mọc so le. Phiến lá hình 3 cạnh, mép có răng cưa có chỗ khía hơi sâu thành 3-5 thùy, có lông ngắn cứng. Cụm hoa hình đầu có loại lưỡng tính ở phía trên, có loại chỉ gồm có hai hoa cái nằm trong hai lá bắc dày và có gai. Quả là quả giả hình thoi, có móc, có thể móc vào lông động vật.
Loại cây này được phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, bao gồm Nga, Iran, Ấn Độ, Triều Tiên và Nhật Bản. Nó thường mọc ở đồng bằng, đồi, núi và các bãi hoang ven đường. Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta.
Thu hoach vào mùa thu, khi quả già chín, lúc trời khô ráo, hái lấy quả, loại bỏ tạp chất và cuống lá, phơi hoặc sấy nhẹ ở 40 °C đến 45 °C cho đến khô.
Vị thuốc Thương nhĩ tử
Dược liệu Thương nhĩ tử là phần quả, hình trứng hay hình thoi. Mặt ngoài màu xám vàng hay xám nâu, có nhiều gai hình móc câu. Đầu dưới có sẹo của cuống quả. Vỏ quả giả rất cứng và dai. Cắt ngang quả giả thấy có hai ngăn, mỗi ngăn chứa một quả thật (quen gọi là hạt). Phần quả thật hình thoi có lớp vỏ rất mỏng, màu xám xanh rất dễ bong khi bóc phần vỏ quả giả. Hạt hình thoi, nhọn hai đầu, vỏ hạt màu xám nhạt có nhiều nếp nhăn dọc.
Thành phần hóa học
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu hóa thực vật của Thương nhĩ tử đã được tiến hành. Hơn 170 hợp chất đã được phân lập và xác định từ loài cây này. Trong số đó, sesquiterpenes và phenylpropanoids là những thành phần có hoạt tính sinh học chính và phong phú nhất trong Thương nhĩ tử. Đây được coi là những thành phần đặc trưng của loài cây này.
Sesquiterpene lactones thể hiện các hoạt động mạnh mẽ với tác dụng chống vi khuẩn, kháng vi rút, chống khối u và chống viêm. Các axit phenolic, chủ yếu là axit chlorogenic, được coi là hoạt chất chống viêm, giảm đau chính.
Tác dụng của Thương nhĩ tử là gì?
- Đây là một loại thuốc cổ truyền được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh về mũi, đặc biệt là trị viêm mũi dị ứng. Điều này đã được chứng minh bằng Y học hiện đại qua nhiều nghiên cứu khác nhau.
- Tác dụng chống khối u cũng được coi là đặc tính dược lý chính của chúng. Vị thuốc này đã được nghiên cứu rộng rãi trong ung thư phổi, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư ruột kết, ung thư gan, u màng não và bệnh bạch cầu.
- Chúng có tác dụng kháng viêm, hạ sốt và giảm đau đáng kể.
- Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm cũng đã được chứng minh có mặt trên Thương nhĩ tử.
- Uống dược liệu này có thể chống đái tháo đường thông qua việc làm hẹn chế tăng đường huyết và giảm các biến chứng của bệnh.
- Ngoài ra, Thương nhĩ tử là một chất chống ô xy hoá mạnh
Cách dùng Thương nhĩ tử như thế nào?
Theo Y học cổ truyền, Thương nhĩ tử có tác dụng trị đau khớp, chân tay tê dại co rút, mụn nhọt, mẩn ngứa. Ngoài ra chúng thể hiện tác dụng đặc hiệu trị viêm mũi, viêm xoang.
Liều dùng của dược liệu này là 6 g đến 12 g/ ngày, dạng thuốc sắc, hoặc làm thành viên. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Lưu ý gì khi dùng Thương nhĩ tử?
Trong sách cổ nói dùng Thương nhĩ tử phải kiêng thịt lợn. Vì vậy nếu dùng thịt lợn cùng khi uống chúng thì khắp mình sẻ nổi quầng đỏ.
Một số bài thuốc có Thương nhĩ tử
Thương nhĩ tử tán
Bài thuốc Thương nhĩ tử tán, hay còn gọi là Thương nhĩ tán, có nguồn gốc từ sách thuốc cổ Tế sinh phương do y gia Nghiêm Dụng Hoà biên soạn. Gồm: Thương nhĩ tử 7g, Tân di 15g, Bạch chỉ 30g, Bạc hà 1,5g. Tất cả sấy hoặc phơi khô, tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6g. Theo người xưa, nếu dùng nước sắc củ hành và lá trà tươi để uống bột thuốc là tốt nhất.
Bài thuốc này có công dụng làm thông mũi, chống đau đầu, thường được dùng để trị các chứng bệnh về mũi xoang như chảy nước mũi trong và hắt hơi nhiều, ngạt mũi, chảy nước mũi tanh hôi kéo dài… Y học hiện đại là các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp và mạn tính, viêm xoang cấp và mạn tính…
Trị chứng mũi chảy nước trong, đặc
Quả Thương nhĩ tử sao vàng tán bột. Ngày uống 4-8g.
Trị đau răng
Sắc nước quả Thương nhĩ tử, ngậm lâu lại nhổ. Ngậm nhiều lần.
Tóm lại, đây là vị thuốc có công dụng trị đau khớp, chân tay tê dại co rút, mụn nhọt, mẩn ngứa, đặc biệt là trị viêm mũi, viêm xoang. Bài thuốc nổi tiếng nhất là Thương nhĩ tử tán, trị các bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính,… Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu muốn sử dụng chúng để chữa bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Từ khóa » Hoạt Nhĩ Thảo
-
Vị Thuốc Hổ Nhĩ Thảo | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Phật Nhĩ Thảo
-
Ý Dĩ Là Thảo Dược Gì? Công Dụng Và Liều Dùng • Hello Bacsi
-
Thương Nhĩ Tử - Tính Vị, Công Dụng Và Cách Dùng
-
Mộc Nhĩ Và Những Tác Dụng Tuyệt Vời ít Người Biết
-
Thương Nhĩ Trị Ngạt Mũi, Giải Cảm - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Mộc Nhĩ Và Hồ Đào 2 Món Thảo Dược Trị Chứng đau Cổ Vai Gáy, Tê Tay
-
Ké đầu Ngựa Có Tác Dụng Trị Bệnh Gì? | Vinmec
-
Cây Cối Xay: Thảo Dược Quý Dân Gian Chữa Nhiều Bệnh
-
Ngưu Nhĩ Phong: "Cứu Tinh" Cho Người Viêm đại Tràng Mãn Tính
-
Hội Thảo Giới Thiệu Về Tiềm Năng Hợp Tác Thương Mại, đầu Tư Trong ...
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Cối Xay - Báo Tuổi Trẻ
-
Tổng Quan Về Rối Loạn Nhịp Tim - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia