Thượng Thư – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Thượng thư (尚書) là một chức quan thời Quân chủ, là người đứng đầu một bộ trong lục bộ, hàm chánh nhị phẩm. Vào thời nhà Tần, chức quan này được gọi là chưởng thư. Ngày nay, nó có thể được coi tương đương với chức bộ trưởng. Phụ tá cho Thượng thư có tả thị lang, hữu thị lang (thời nhà Lý - Trần - Lê) hoặc tham tri (thời nhà Nguyễn), có thể xem tương đương cấp thứ trưởng ngày nay. Dưới nữa là lang trung, viên ngoại lang, tư vụ... (tương đương vụ trưởng, giám đốc các nha hoặc chánh/phó văn phòng ngày nay).
Thượng thư Trung Hoa
[sửa | sửa mã nguồn]Chức thượng thư bắt đầu được đặt ra từ thời nhà Tần.
Thượng thư Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Tại Việt Nam, chức thượng thư được đặt ra lần đầu tiên vào triều nhà Lý, nhưng hiện vẫn chưa rõ việc chia các bộ trong triều đình nhà Lý, cùng với các chức vụ thượng thư phụ trách các bộ này cũng chưa rõ ràng. Đời vua Lý Nhân Tông, có các vị thượng thư: Mạc Hiển Tích, Đoàn Văn Khâm,...
Đầu thời nhà Trần, thượng thư được chia làm hai loại: thượng thư hành khiển và thượng thư hữu bật. Phải đến khoảng niên hiệu Đại Khánh (1314-1324) đời vua Trần Minh Tông mới chia ra làm thượng thư giữ các bộ của triều đình. Những thượng thư đầu tiên đứng đầu các bộ, đời Đại Khánh gồm: Doãn Bang Hiến thượng thư bộ Lại, Đỗ Nhân Giám thượng thư bộ Binh, Trần Chiêu Ngạn thượng thư bộ Hình.[1] Năm 1351, vua Trần Dụ Tông phong Trương Hán Siêu làm tham tri chính sự như chức Thượng thư.
Đến thời nhà Hậu Lê, vào đầu thời Lê sơ ban đầu chỉ đặt có 2 bộ là bộ Lại và bộ Lễ. Đến đời vua Lê Nghi Dân mới đặt đủ 6 bộ (Lục bộ).
Vào thời nhà Nguyễn, chức vụ Thượng thư tương đương hàm Chánh nhị phẩm.[2]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, tập 1, quan chức chí, trang 466.
- ^ Đỗ Thị Hương Thảo (20 tháng 10 năm 2013). “Chính sách giáo dục thời Nguyễn: Tiếp cận từ danh hiệu Phó bảng”. Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, quan chức chí.
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
Từ khóa » Chức Quan đứng đầu Các Bộ Là Gì
-
Lục Bộ (Việt Nam) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cấp Bậc Quan Lại Trong Xã Hội Phong Kiến - Ngô Tộc
-
Lục Bộ Là Gì ? Tìm Hiểu Về Cơ Chế Lục Bộ Trong Chế độ Cũ
-
Công Việc Nội Vụ Thời Phong Kiến ở Việt Nam Trước Năm 1945
-
Bảng Tra Các Chức Quan, Phẩm Tước, Học Vị Thời Phong Kiến Việt Nam
-
Bộ Máy Nhà Nước Việt Nam Bao Gồm Các Cơ Quan Nào? - LuatVietnam
-
Tổ Chức Bộ Máy Nhà Nước Thời Lê Sơ - Luật Hoàng Phi
-
Sơ đồ Tổ Chức Bộ Máy Nhà Nước Thời Lê Sơ? Có Nhận Xét Gì?
-
Không Có Tiêu đề
-
22 Bộ, Cơ Quan Ngang Bộ Và Người Đứng Đầu | TVPL - YouTube
-
Phòng, Chống Tham Nhũng: Những Bài Học Lịch Sử Và Hành động Của ...
-
[PDF] Chuyên đề 2 TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. BỘ ...
-
[PDF] Tổ Chức Bộ Máy Và Chính Quyền Quân Chủ ở Việt Nam
-
Vua Lê Thánh Tông Và Chuyện Trọng Dụng Hiền Tài