Thường Thức Phòng Tránh Một Số Loại Bom, đạn Và Thiên Tai - Khoa Học

Hướng dẫn giải bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai trang 25 sgk Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 10 được Khoahoc.com.vn sưu tầm và đăng tải. Với phần hướng dẫn giải bài tập chi tiết còn giúp cho các em nắm chắc phần lý thuyết từ đó áp dụng tốt vào phần giải bài tập cuối bài. Dưới đây là nội dung chi tiết các em cùng tham khảo nhé.

  • Giải GDQP- AN 10 bài 2: Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam

Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai

  • A. Phần lý thuyết
    • I. Bom, đạn và cách phòng tránh
    • II. Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng tránh
  • B. Bài tập và hướng dẫn giải
  • Kiến thức thú vị

A. Phần lý thuyết

I. Bom, đạn và cách phòng tránh

1. Đặc điểm, tác hại của một số loại bom, đạn

a. Tên lửa hành trình:

  • Đây là các loại tên lửa được phóng đi từ trên đất liền, trên tàu nổi, tàu ngầm hoặc trên máy bay, được điều khiển bằng nhiều phương pháp, theo chương trình tính sẵn đến mục tiêu đã định.
  • Dùng để đánh các mục tiêu cố định như nhà ga, nhà máy điện, cầu lớn, cơ quan lãnh đạo, chỉ huy, các thành phố lớn, nơi tập trung đông dân cư.

b. Bom có điều khiển: Là loại bom thường được lắp thêm bộ phận điều khiển có khả năng bám mục tiêu và điều khiển quỹ đạo bay để tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao sai số trúng đích là 5-10m

2. Một số biện pháp phòng tránh thông thường

a. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động:

  • Nhằm phát hiện các hoạt động đánh phá của máy bay địch để kịp thời thông báo, báo động cho nhân dân phòng tránh.

b. Ngụy trang, giữ bí mật chống trinh sát của địch

  • Nêu cao tinh thần cảnh giác, giữ bí mật mục tiêu và các khu sơ tán.
  • Nguỵ trang kết hợp nghi binh đánh lừa không để lộ mục tiêu, chống trinh sát của địch.

c. Làm hầm, hố phòng tránh

  • Để phòng tránh tác hại của bom đạn địch
  • Khi có báo động, mọi người không có nhiệm vụ cần nhanh chóng xuống hầm trú ẩn.
  • Khi nghe bom rít mà không kịp xuống hầm thì phải che tay dưới ngực, miệng hơi há để giảm bớt sức ép của bom đạn.

d. Sơ tán, phân tán các nơi tập trung đông dân cư, các khu công nghiệp, khu chế xuất, tránh tụ họp đông người

  • Nhằm giảm bớt tới mức thấp nhất thiệt hại do bom đạn địch gây ra
  • Khi có chỉ thị sơ tán, mọi người cần tích cực tự giác tham gia, cũng như tuyên truyền vận động nhân dân thực hành sơ tán theo qui định của chính quyền địa phương.

e. Đánh trả

  • Việc đánh trả tiến công bằng đường không của địch là góp phần rất lớn trong phòng tránh bom, đạn và do lực lượng vũ trang đảm nhiệm.
  • Để duy trì cho lực lượng chiến đấu được liên tục lâu dài, công tác bảo đảm, phục vụ chiến đấu phải được toàn dân tham gia, tuỳ theo khả năng và điều kiện của mỗi người.

g. Khắc phục hậu quả

  • Tổ chức cứu thương, cứu hoả, cứu hộ
  • Chôn cất người chết, phòng chống dịch bệnh, làm vệ sinh môi trường, giúp đỡ gia đình có người bị nạn, ổn định đời sống.
  • Khôi phục sản xuất, sinh hoạt bình thường.

II. Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng tránh

1. Các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam

  • Bão: Nước ta nằm ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, là một trong những vùng bão với số lượng lớn và cường độ mạnh với xu thế ngày càng gia tăng.
  • Lũ lụt: Lũ lụt thường diễn ra vào mùa mưa ở nước ta. Ở mỗi khu vực khác nhau, mức độ lũ cũng khác nhau.
  • Lũ quét, lũ bùn đá: Thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn, cường độ mưa lớn mà đường thoát nước bất lợi. Lũ quét xảy ra thường bất ngờ trong phạm vi hẹp nhưng khốc liệt, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của.
  • Ngập úng: Ngập úng do mưa lớn gây ra, tuy ít gây tổn thất về người, nhưng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái.
  • Hạn hán và sa mạc hóa: Là loại thiên tai đứng thứ 3 về mức độ thiệt hại sau bão, lũ. Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ sa mạc hoá ở một số vùng, đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ

2. Tác hại của thiên tai

  • Là tác nhân trực tiếp cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.
  • Gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh, tác động xấu đến sản xuất và đời sống cộng đồng.
  • Gây hậu quả đối với quốc phòng - an ninh, làm suy giảm nguồn dự trữ quốc gia, là tác nhân gây ra sự mất ổn định đời sống và trật tự xã hội.

3. Một số biện pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai

  • Chấp hành nghiêm các văn bản pháp luật về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
  • Tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến phòng chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai như chương trình trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn…
  • Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
  • Hợp tác quốc tế về cảnh báo, dự báo thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
  • Đẩy mạnh công tác cứu hộ cứu nạn
  • Công tác cứu trợ khắc phục hậu quả kịp thời.
  • Nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai…

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 71 sgk GDQP-AN lớp 10

Nêu tác hại của một số loại bom, đạn?

Bài làm:

Tác hại của một số loại bom, đạn:

  • Gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và của.
  • Gây nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống của người dân, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội
  • Hủy hoại môi trường sống
  • Để lại những di chứng cho các thế hệ kế tiếp

Câu 2: Trang 71 sgk GDQP-AN lớp 10

Nêu một số biện pháp phòng tránh bom, đạn thông thường

Bài làm:

Một số biện pháp phòng tránh bom, đạn thông thường:

  • Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động: Nhằm phát hiện các hoạt động đánh phá của máy bay địch để kịp thời thông báo, báo động cho nhân dân phòng tránh.
  • Ngụy trang, giữ bí mật chống trinh sát của địch: Nêu cao tinh thần cảnh giác, giữ bí mật mục tiêu và các khu sơ tán. Nguỵ trang kết hợp nghi binh đánh lừa không để lộ mục tiêu, chống trinh sát của địch.
  • Làm hầm, hố phòng tránh: Để phòng tránh tác hại của bom đạn địch. Khi có báo động, mọi người không có nhiệm vụ cần nhanh chóng xuống hầm trú ẩn. Khi nghe bom rít mà không kịp xuống hầm thì phải che tay dưới ngực, miệng hơi há để giảm bớt sức ép của bom đạn.
  • Sơ tán, phân tán các nơi tập trung đông dân cư, các khu công nghiệp, khu chế xuất, tránh tụ họp đông người: Nhằm giảm bớt tới mức thấp nhất thiệt hại do bom đạn địch gây ra. Khi có chỉ thị sơ tán, mọi người cần tích cực tự giác tham gia, cũng như tuyên truyền vận động nhân dân thực hành sơ tán theo qui định của chính quyền địa phương.
  • Đánh trả: Việc đánh trả tiến công bằng đường không của địch là góp phần rất lớn trong phòng tránh bom, đạn và do lực lượng vũ trang đảm nhiệm. Để duy trì cho lực lượng chiến đấu được liên tục lâu dài, công tác bảo đảm, phục vụ chiến đấu phải được toàn dân tham gia, tuỳ theo khả năng và điều kiện của mỗi người.
  • Khắc phục hậu quả: Tổ chức cứu thương, cứu hoả, cứu hộ. Chôn cất người chết, phòng chống dịch bệnh, làm vệ sinh môi trường, giúp đỡ gia đình có người bị nạn, ổn định đời sống....

Câu 3: Trang 71 sgk GDQP-AN lớp 10

Nếu một số loại thiên tai và tác hại của chúng

Bài làm:

Một số loại thiên tai:

  • Bão
  • Lũ lụt
  • Lũ quét và bùn đá
  • Ngập úng
  • Hạn hán và sa mạc hóa

Tác hại của thiên tai:

  • Là tác nhân trực tiếp cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.
  • Gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh, tác động xấu đến sản xuất và đời sống cộng đồng.
  • Gây hậu quả đối với quốc phòng - an ninh, làm suy giảm nguồn dự trữ quốc gia, là tác nhân gây ra sự mất ổn định đời sống và trật tự xã hội.

Câu 4: Trang 71 sgk GDQP-AN lớp 10

Nêu các biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai

Bài làm:

Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai:

  • Chấp hành nghiêm các văn bản pháp luật về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
  • Tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến phòng chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai như chương trình trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn…
  • Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
  • Hợp tác quốc tế về cảnh báo, dự báo thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
  • Đẩy mạnh công tác cứu hộ cứu nạn
  • Công tác cứu trợ khắc phục hậu quả kịp thời.
  • Nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai…

Câu 5: Trang 71 sgk GDQP-AN lớp 10

Trách nhiệm của học sinh đối với việc phòng tránh bom, đạn và thiên tai

Bài làm:

Trách nhiệm của học sinh đối với việc phòng tránh bom, đạn và thiên tai là:

Đối với việc phòng tránh bom, đạn:

  • Tìm hiểu kiến thức về bom, đạn để mở rộng vốn hiểu biết
  • Khi phát hiện bom đạn báo ngay cho người có trách nhiệm
  • Chấp hành các văn bản pháp luật về bom đạn và thiên tai.

Đối với việc phòng tránh thiên tai:

  • Có ý thức bảo vệ môi trường, trồng cây, vệ sinh
  • Giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả
  • Tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, thiện nhiên để hạn chế thiên tai.

Như vậy là Khoahoc đã hướng dẫn xong đến các bài bài Giải GDQP- AN 10 bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai. Với phần hướng dẫn đáp an chi tiết, hy vọng sẽ giúp ích cho các em hoàn thành tốt phần bài tập bài 5 môn GDQP -AN đồng thời cho các em thấy trách nhiệm của học sinh đối với việc phòng tránh bom, đạn và thiên tai. Chúc các em học tập tốt, nếu thấy tài liệu hay, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu nhé

Từ khóa » Giải Sách Quốc Phòng 10