Thương Tín (diễn Viên) – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Thương Tín.
Thương Tín
Thương Tín và con gái vào năm 2013
SinhBùi Thương Tín14 tháng 9, 1956 (68 tuổi)Phan Rang, Việt Nam Cộng hòa
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpDiễn viênĐạo diễn
Năm hoạt động1976 – nay
Nổi tiếng vìSáu Tâm trong phim Biệt động Sài Gòn

Thương Tín tên đầy đủ là Bùi Thương Tín (sinh ngày 14 tháng 9 năm 1956) là một diễn viên điện ảnh Việt Nam, khởi đầu sự nghiệp từ bộ môn nghệ thuật cải lương nhưng Thương Tín được biết đến nhiều hơn cả là trong lĩnh vực điện ảnh, ông đã thủ vai gần 200 bộ phim.[1]

Ông là một diễn viên thành công trong những thập kỷ 1980 và 1990 với kỷ lục về số phim nhựa ông đóng trong 1 năm.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thương Tín sinh năm 1956 tại Phan Rang, trong một gia đình có chín người con, bác của ông là đạo diễn Bùi Sơn Duân (Lam Sơn).[2][3] Đam mê nghệ thuật cải lương từ nhỏ. Khi mới 13 tuổi, Thương Tín đã bỏ nhà trốn theo một gánh hát cải lương chỉ để được vào vai lính, vai tốt và theo đoàn lưu diễn ở khắp nơi. Sau đó, gia đình gửi ông vào học tại Trường Quốc gia Âm nhạc - Kịch nghệ ở Sài Gòn. Khi mới ra trường, ông đầu quân cho Đoàn kịch nói Cửu Long Giang rồi Đoàn Kim Cương. Tại Đoàn Kim Cương, ông được đóng cặp với kỳ nữ Kim Cương và nhanh chóng trở nên nổi tiếng với những vở diễn gây ấn tượng mạnh với khán giả như: "Bông hồng cài áo", "Vực thẳm chiều cao", "Huyền thoại mẹ", "Tanhia"... Thương Tín đã diễn tổng cộng trên 100 vai kịch, hai phần ba số đó là vai chính, vai kép độc.[4]

Thành công với sân khấu cải lương, Thương Tín bắt đầu tham gia vào lĩnh vực điện ảnh và cũng nhanh chóng được nhiều người biết đến, một số bộ phim ông tham gia như: vai thiếu tá Lưu Kỳ Vọng trong Ván bài lật ngửa, tướng cướp Bạch Hải Đường trong SBC, Sáu Tâm trong Biệt động Sài Gòn, Tám Thương trong Chiến trường chia nửa vầng trăng. Ông là diễn viên tham gia nhiều phim truyện nhựa, video nhất Việt Nam (tính đến năm 2015) với hơn 200 phim.[1]

Thương Tín vốn là một nghệ sĩ đào hoa, ông đã có nhiều cuộc tình với nhiều nữ nghệ sĩ, và cuối cùng cưới ca sĩ Mỹ Dung, có một người con trai, và có một khoản thời gian ông theo vợ qua California, Mỹ, nhưng vì không chịu được cuộc sống nhàm chán, nhớ quê nhớ nghề, ông một mình quay về nước cùng con trai để tiếp tục sự nghiệp của mình. Hiện nay, ông đã về hưu và về sống cùng ba mẹ ông tại Phan Rang để chăm sóc 2 ông bà.[5]

Trong một bài phỏng vấn năm 2019, Thương Tín cho biết ông từ chối nhiều lời đề nghị giúp đỡ vì cho rằng lúc tôi giàu có, sung sướng cũng chỉ một mình tôi hưởng thì tại sao lúc cuộc sống không được như ý lại phải nhờ đến sự giúp đỡ từ mọi người? Cuối tháng 2 năm 2021, Thương Tín bị đột quỵ, được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn. Trong khoảng thời gian trước đó, ông trọ tại quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh trong một phòng trọ chật chội, trong khi vợ và con sinh sống tại Phan Rang.[6] Sau khi biết được hoàn cảnh khó khăn của ông, nhiều nghệ sĩ và mạnh thường quân đã quyên góp được 800 triệu đồng và một chiếc xe ô tô (do người quen tặng), trong đó, ngoài phần tiền dùng để trả viện phí và lập sổ tiết kiệm cho con gái nam nghệ sĩ cho đến năm 18 tuổi, Thương Tín được nhận 100 triệu đồng tiền mặt, 400 triệu trong số tiền trên được trao đến vợ của ông, thông qua tài khoản cá nhân.[7] Tháng 11 năm 2021, ông thông báo đã bị nhiễm Covid-19, đồng thời không còn tiền tiêu dùng và vợ con đã bỏ đi. Ngoài những lời động viên, Thương Tín cũng bị nhiều khán giả chỉ trích. Trước thắc mắc của cộng đồng mạng về vấn đề nam nghệ sĩ sử dụng tiền hỗ trợ, Trịnh Kim Chi cho biết về phần tiền hỗ trợ của mạnh thường quân chuyển thông qua cô là 400 triệu tiền mặt, ngoài số mua bảo hiểm khoảng 200 triệu đồng, cô đã hoàn tất việc trao hợp đồng bảo hiểm và tiền mặt giúp đỡ cho vợ nam nghệ sĩ . Cô cho biết không nắm được số tiền Thương Tín nhận riêng vào tài khoản của vợ. Trịnh Kim Chi cho biết do bận công việc nên không còn nhận hỗ trợ cho Thương Tín.[8]

Ngày 17 tháng 7 năm 2024, Nghệ sĩ Thương Tín cho biết đã chia tay vợ thứ tư kém 32 tuổi, ông đã mang đồ đạc về sống trong căn phòng chưa đầy 10 m2 ở nhà mẹ đẻ. [9][10][11]

Bị bắt vì đánh bạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2007, Thương Tín bị bắt giữ vì tổ chức đánh bạc tại quán của nhà.[12] Kể từ đó, gia cảnh của Thương Tín rất khó khăn khi ông lập gia đình và phải nuôi vợ và con nhỏ.

Phim tham gia với vai trò diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Biệt động Sài Gòn (vai Sáu Tâm) (1986) với 4 phần:
    1. "Điểm hẹn"
    2. "Tình lặng"
    3. "Cơn giông"
    4. "Trả lại tên cho em"
  2. Ván bài lật ngửa (vai thiếu tá Lưu Kỳ Vọng) (1982 - 1987)
  3. Bài ca không quên
  4. Vụ án viên đạn lạc
  5. Săn bắt cướp (SBC) (vai tướng cướp Bạch Hải Đường) (1988)
  6. Chiến trường chia nửa vầng trăng
  7. Ngũ quái Sài Gòn (vai Thái Trượng Phu) (2006)
  8. Anh chỉ có mình em (vai Tòng) (2006)
  9. Nắng vài dữ (vai thầy giáo Vinh) (2007)
  10. Sau ánh hào quang (vai ông Hưng) (2009)
  11. Một thời ngang dọc
  12. Đoạt hồn (vai ông Thảo) (2014)
  13. Hận thù hoá giải
  14. Già gân, mỹ nhân và găng tơ (vai ông trùm Chanh) (2015)
  15. Canh bạc cuộc đời (vai ông Kha) (2015)
  16. Kẻ giấu mặt
  17. Đôi mắt âm dương
  18. Tía ơi đừng say
  19. Bên kia sông
  20. Mỹ nhân Sài Thành(vai ông Phong) (2018)
  • Trà hoa nữ

Và nhiều bộ phim khác

Các phim đã đạo diễn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Vết sẹo
  2. Vực thẳm phía trước

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ngôi sao màn bạc Thương Tín và cuộc sống thiếu thốn khó tin ở tuổi 59, Vietnamnet, 09/08/2015
  2. ^ “Thương Tín: Mỏi chân, chưa nghỉ chốn này”. Người Lao Động. 24 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ “Nhớ lại đạo diễn điện ảnh Bùi Sơn Duân”. 9 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ VnExpress. “Thương Tín - cuộc đời nhiều lần bên bờ vực thẳm”. Báo điện tử VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2009.
  5. ^ “Thương Tín và thời huy hoàng đã xa”. Báo điện tử VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2009.
  6. ^ Thương Tín bị đột quỵ
  7. ^ Nhận xe hơi và 800 triệu đồng, Thương Tín sẽ dùng tiền của người hâm mộ làm gì?
  8. ^ Nghệ sĩ Thương Tín kể khổ khi nhiễm Covid-19 bất ngờ bị phản ứng ngược
  9. ^ “Thương Tín chính thức bỏ vợ kém 32 tuổi, lâu không được gặp con”. Dân Trí. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024.
  10. ^ “Thương Tín đã bỏ vợ kém 32 tuổi”. VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024.
  11. ^ “Thương Tín chia tay vợ kém 32 tuổi, nguyên nhân vì "không còn vui nữa"”. VOH. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024.
  12. ^ “Diễn viên điện ảnh Thương Tín bị bắt vì tổ chức đánh bạc”. www.laodong.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thương Tín mong có một mái ấm gia đình Lưu trữ 2009-02-25 tại Wayback Machine
  • Ngôi sao màn bạc Thương Tín và cuộc sống thiếu thốn khó tin ở tuổi 59, Vietnamnet, 09/08/2015
  • Thương Tín trên IMDb
Hình tượng sơ khai Bài viết tiểu sử liên quan đến nhân vật Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Ván bài lật ngửa
Tập
  • Đứa con nuôi vị giám mục
  • Quân cờ di động
  • Phát súng trên cao nguyên
  • Cơn hồng thủy và bản tango số 3
  • Trời xanh qua kẽ lá
  • Lời cảnh cáo cuối cùng
  • Cao áp và nước lũ
  • Vòng hoa trước mộ
Diễn viên
  • Nguyễn Chánh Tín
  • Thúy An
  • Thanh Lan
  • Lâm Bình Chi
  • Thu Hồng
  • Robert Hải
  • Lan Chi
  • Bùi Thương Tín
  • Cai Văn Mỹ
  • Phan Hiền Khánh
  • Đặng Trí Hoàng Sơn
  • Vương Hồng Đặng
  • Trần Quang
  • Trần Quang Đại
  • Lê Cung Bắc
  • Lê Chánh
  • Lý Hùng
  • Minh Hoàng
  • Tư Lê
  • Nguyễn Cung
  • Khương Mễ
  • Hồng Lực
  • Jan vô danh
  • Việt Thanh
  • Hùng An
  • Lê Minh Tuấn
  • Lâm Thế Thành
  • Nguyễn Văn Lũy
  • Chế Tâm
  • Mỹ Trinh
  • Mạc Can
  • Minh Hà

Từ khóa » Tieu Su Dv Thuong Tin