Thường Xuân Và Ngôi Nhà Xanh Mát Như Trong Phim
Có thể bạn quan tâm
Đã bao giờ bạn nhìn thấy hình ảnh những ngôi nhà cổ kính ở châu Âu được bao bọc bởi một loại thực vật xanh mát chưa. Đó là loại cây gì? Liệu chúng có mọc được ở khí hậu Việt Nam không?
Nguồn gốc
Cây thường xuân, còn gọi là cây Vạn niên, English Ivy hay chỉ là Ivy (danh pháp khoa học: Hedera helix) là một loài thực vật thuộc chi Dây thường xuân (Hedera), Họ Cuồng (Araliaceae). Cây có nguồn gốc ở châu Âu và Tây Á, là loài cây leo, thường xanh. Chúng có khả năng sinh sống và lan trên bề mặt dốc cao tới 20-30 mét. Ở nhiều nơi, chúng được trồng để tạo màu xanh và để làm hàng rào. Thường xuân không đòi hỏi nhiều ánh sáng. Chăm sóc dễ dàng.
Đặc điểm của cây thường xuân
Cây thường xuân thuộc dạng cây thân leo chúng có khả năng sống cực tốt dây leo mảnh nhưng chắc chắn, có thể dài từ 20-30m. Trên thân xuất hiện nhiều đốt mỗi đốt lá phát triển, mọc ra, phát triển rễ ở luôn đốt đó. Với những cành già thì khá nhẵn, nhưng với những cành non thì lại được bao phủ bởi lớp lông mềm mại.
Lá cây thường xuân có hình dáng giống như lá nho ban đầu sẽ có màu xanh nhạt nhưng khi trưởng thành thì màu sẽ đậm dần.
Hoa thường ra nhiều vào đầu thu, những bông hoa nhỏ xinh có 5 cánh, cánh hoa thì chụm lại như hình chiếc ô, mang màu vàng nhạt và có mùi hương dễ chịu. Hoa sẽ nở khoảng từ 1-2 tháng và tạo quả, quả có màu hơi đỏ và màu vàng. Nếu bạn trồng thường xuân ở ngoài trời chúng sẽ phát triển mạnh và ra hoa nhiều hơn khi bạn trồng trong nhà.
Thường xuân có thể leo lên các bề mặt thẳng đứng tương đối mịn, tạo ra độ bám dính mạnh mẽ, lâu dài với lực khoảng 300 nN. Điều này được thực hiện thông qua một phương pháp bám dính phức tạp bắt đầu từ những rễ phiêu lưu mọc dọc theo thân cây tiếp xúc với bề mặt và kéo dài những sợi lông dài từ 20-400 micro mét.
Những sợi lông nhỏ này mọc thành bất kỳ kẽ hở nhỏ nào có sẵn, tiết ra các hạt nano giống như keo và Lignin. Khi chúng khô đi, những sợi lông co lại và cuộn tròn, có hiệu quả kéo phần rễ lại gần bề mặt. Chất giống như keo là một chất kết dính nano bao gồm các hạt nano hình cầu đồng nhất có đường kính 50-80nm trong một ma trận polymer lỏng. Các phân tích hóa học của các hạt nano chỉ phát hiện ra một lượng kim loại, từng được cho là chịu trách nhiệm cho độ bền cao của chúng, cho thấy chúng phần lớn là hữu cơ.
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các hạt nano có khả năng chứa một phần lớn protein arabinogalactan (AGPs), tồn tại trong các chất kết dính thực vật khác. Phần ma trận của hỗn hợp được cấu thành từ polysacarit pectic. Các ion canxi có trong ma trận tạo ra sự tương tác giữa các nhóm carboxyl của các thành phần này, sinh ra một liên kết chéo làm cứng chất kết dính.
Thường xuân trong văn hoá
Châu Âu
Thường xuân được trồng phổ biến như một loại cây cảnh. Trong phạm vi bản địa của nó, loài này được đánh giá cao để thu hút động vật hoang dã.
Những bông hoa được ghé thăm bởi hơn 70 loài côn trùng ăn mật hoa và quả mọng thu hút ít nhất 16 loài chim. Các tán lá cung cấp nơi trú ẩn, và cũng là thức ăn của loài hươu.
Ở Châu Âu, thường xuân hay được trồng ở tường rào và chính phủ khuyến khích người dân trồng nó trên các toà nhà bởi khả năng làm mát và mùa hè và giữ ấm vào mùa đông rất tốt. Thêm vào đó là khả năng bảo vệ toà nhà khỏi xói mòn gây ra do mưa, biến động nhiệt và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác. Các ứng dụng khác bao gồm triệt tiêu cỏ dại trong trồng rừng, làm đẹp mặt tiền và phủ xanh thân cây.
Châu Á
Là biểu tượng cho sự may mắn và tài lộc, tránh được những vận đen trong cuộc sống hay công việc của gia chủ.
Là một bộ máy lọc không khí trong nhà, hấp thụ những chất hóa học có hại như benzen, phenol, aldehyde formic và ngăn chặn các chất gây ung thư như nicotin tỏa ra từ khói thuốc lá.
Cây luôn xanh mướt quanh năm cùng dây leo bám chắc tượng trưng cho sức sống của tuổi trẻ và sự vình hằng.
Là món quà thể hiện sự thành thật, tình hữu nghi và chân thành dành cho người nhận.
Chăm sóc Thường Xuân
Cây cho lá xanh quanh năm nên có thể gọi đây là cây thường xanh, thường xuân phát triển mạnh mẽ, có sức sống mãnh liệt và thích nghi được với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, không mất quá nhiều công sức để chăm sóc đâu nhé.
Trồng cây thường xuân như thế nào?
Người ta nhân giống thường xuân chủ yếu bằng phương pháp giâm cành, hãy chuẩn bị đất tơi xốp, cắt lấy đoạn dây thường xuân, hãy lựa chọn những đoạn dây khỏe mạnh, bụ bẫm không quá già cũng không quá non, chiều dài khoảng 10cm sau đó cắm vào trong chậu.
Đặt chậu cây giống thường xuân ở nơi râm mát, cung cấp đủ độ ẩm và đảm bảo nhiệt độ khoảng 15-25 độ C, sau khoảng 2-3 tuần rễ cây sẽ phát triển nhanh chóng.
Sau khi cây ra rễ sẽ tiến hành chuyển sang chậu mới hãy đổ một ít sỏi vào chậu thường xuân và lấp đất xung quanh gốc cây, ấn chặt tay một chút cho cây đứng vững, tưới nước, và hạn chế ánh nắng trực tiếp giai đoạn đầu. Khi cây phát triển vững thì có thể trồng xuống đất hay chậu treo ở ban công, trồng trong nhà… đều được.
Kỹ thuật chăm sóc cây thường xuân
-
Chế độ nước
Cây thường xuân ưa ẩm ướt nên cung cấp nước thường xuyên cho cây, tuy nhiên thời gian tưới nước cho cây không cần quá nhiều, khoảng 1-2 lần mỗi tuần nếu như bạn trồng trong nhà. Còn nếu trồng ngoài trời vào những ngày thời tiết hanh khô, nóng nực thì tưới nước hàng ngày. Thời điểm tưới vào sáng sớm và chiều mát, lượng nước tưới mỗi lần tùy thuộc vào độ ẩm của đất và thời tiết, tránh gốc cây quá ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
-
Nhiệt độ, ánh sáng
15-25 độ C là nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển, ngoài ra, thường xuân cũng cần có ánh sáng để quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng, tuy nhiên cần tránh thời điểm nắng quá gắt vào buổi trưa khi cây còn nhỏ sẽ khiến lá nhanh bị vàng, héo, chết.
-
Đất trồng cây
Cây thường xuân có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau tuy nhiên với đất trồng tơi xốp, trộn xơ dừa, trấu, mùn cưa… sẽ thích hợp nhất. Cây sẽ phát triển khỏe mạnh.
-
Sâu bệnh
Thường xuân cũng dễ mắc một số loại bệnh như vàng lá, sâu cuốn lá, rệp, thối gốc… nên nếu thấy xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần phải xử lý ngay tránh ảnh hưởng đến những cành, cây khác.
Lưu ý khi trồng cây
Thường Xuân bao phủ các bức tường của một tòa nhà cũ là một cảnh tượng quen thuộc và ghi lại dấu ấn trong rất nhiều bộ phim. Nó có tác dụng cách nhiệt cũng như bảo vệ thời tiết, làm khô đất và ngăn các bức tường ẩm ướt, nhưng có thể gây ra vấn đề nếu không được quản lý đúng cách. Nó có tốc độ phát triển nhanh, tự leo và bám vào các bề mặt như tường. Phần rễ khi phát triển có thể gây hư hại tới tường gạch để trần, mái ngói nung… và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng tới cấu trúc của công trình cũng như mang tới những loại sinh vật không mong muốn như côn trùng hoặc chuột. Khi loại bỏ, cây phải được cắt ở gốc và nó sẽ để lại mảng tường rất khó để vệ sinh. Các gốc cây phải được đào lên hoặc bị tiêu diệt để ngăn chặn sự tái sinh.
Do đó, nếu muốn có mặt tiền màu xanh lá, quyết định này phải được đưa ra một cách cẩn trọng, vì việc loại bỏ sau này sẽ rất khó khăn.
Trên đây là một số thông tin về cây thường xuân, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích đến các bạn.
Nguồn : Wikipedia và Internet.
Từ khóa » Cây Thường Xuân Bám Tường
-
Dây Leo Thường Xuân - Cây Cảnh
-
Cách Chăm Sóc Cây Thường Xuân Tươi Tốt Tại Nhà | Cleanipedia
-
Trồng Dây Thường Xuân Vững Vàng Trong Giá Rét - Eva
-
Cây Thường Xuân Là Cây Gì? Cách Trồng, Chăm Sóc Và ý Nghĩa
-
Tại Sao Cây Thường Xuân Lại Có Thể Leo Lên Tường Cao? - Thực Vật
-
Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Dây Thường Xuân • Sài Gòn Hoa 2022
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Thường Xuân
-
Cây Thường Xuân - Cây Cảnh Hà Nội
-
Cây Thường Xuân – Loại Cây Lý Tưởng để Trồng Làm Cảnh
-
Cây Thường Xuân Leo Tường - BeeCost
-
Cây Thường Xuân Tác Dụng Và ý Nghĩa Phong Thủy - Web Cây Cảnh
-
Bật Mí Cách Trồng Cây Thường Xuân Cho Ngôi Nhà Bạn Thêm Xanh Mát
-
Cây Thường Xuân Cùng Cách Chăm Sóc Cách Trồng Cùng Tác Dụng Khác